9 đặc điểm của các trang web lừa đảo | Kokoro VJ
Gần đây, việc người nước ngoài lập và sử dụng thẻ tín dụng ở Nhật Bản đã trở nên dễ dàng hơn, vì vậy sẽ có rất nhiều người thích mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử (EC) như Amazon và Rakuten Ichiba. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp tìm được sản phẩm mong muốn với mức giá hời trên Internet, bạn đã thanh toán nhưng sản phẩm vẫn không đến nơi. Những trường hợp như vậy được coi là các “trang web lừa đảo”. Các trang web này được sao chép và làm giả cực tinh vi. Vậy, làm thế nào để phân biệt đâu là trang web lừa đảo?
external link Cách lập thẻ tín dụng cho người nước ngoài
Nội Dung Chính
Những tác hại của website lừa đảo
Cảnh sát Nhật Bản đã nhận được rất nhiều lời lời trình báo từ những người bị hại như “Tôi đã mua một món đồ từ một trang mua sắm trực tuyến, đã thanh toán nhưng món hàng đó không đến” hay “Món hàng đã được gửi cho tôi, nhưng hóa ra lại là hàng giả”. Các trang web như vậy được gọi là “Trang web lừa đảo” hoặc “Tấn công giả mạo (phishing)”.
Các trang web gian lận được tạo ra để có thể hiển thị ở ngay trên đầu, khi chúng ta tìm sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, chúng giả mạo các đơn bị uy tín, nên người tiêu dùng có thể dễ dàng tin rằng chúng là các trang web hợp pháp.
Ngoài ra còn có các trang web lừa đảo được làm giống như các trang web ngân hàng trực tuyến, trang web của các tập đoàn lớn và trang web thương mại điện tử nổi tiếng. Nếu bạn nhập những thông tin cá nhân như ID người dùng, mật khẩu, số thẻ tín dụng,…của mình vào những trang web lừa đảo này , thì người điều hành trang web đó có thể sử dụng thông tin cá nhân của bạn để đăng nhập vào trang web thực, chuyển tiền hoặc mua sản phẩm.
Phân loại trang web lừa đảo
Dưới đây, Kokoro sẽ tổng hợp và giới thiệu một số loại trang web lừa đảo.
Mua sắm trực tuyến
“Các trang web lừa đảo mua sắm trực tuyến” là các trang web được tạo ra trông giống như các trang web của các thương hiệu hoặc các trang web thương mại điện tử lớn (Amazon, Rakuten Ichiba,…) và gây ra các thiệt hại sau cho người dùng:
・Sản phẩm không tới, dù đã chuyển tiền. Hoặc sản phẩm đó là hàng giả.
・Thông tin cá nhân như số thẻ tín dụng bị đánh cắp và sử dụng sai mục đích.
Trang web bán lại vé
“Các trang web lừa đảo bán lại vé” là những trang web bán lại những loại vé cao cấp khó kiếm, chẳng hạn như vé xem buổi hòa nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng. Sau khi chuyển tiền cọc, những chiếc vé không thể sử dụng sẽ được gửi tới. Những trang web này thường được giới thiệu tới người dùng qua các tin nhắn SNS kèm link,…
Chuyển tiền trực tuyến (Online Banking)
Có rất nhiều những trang web lừa đảo giả dạng website ngân hàng trực tuyến (Online Banking). Chúng đánh cắp và lạm dụng thông tin cá nhân người dùng bằng cách yêu cầu bạn nhập ID đăng nhập và mật khẩu. Trong một số trường hợp, mật khẩu dùng một lần cũng bị đánh cắp để lừa đảo chuyển tiền từ tài khoản.
Lừa đảo One click
“Lừa đảo bằng một cú click chuột” là một loại lừa đảo trong đó người dùng chỉ cần ấn vào URL trên trang web hoặc được đính kèm e-mail lạ, sau đó, chúng sẽ đơn phương tuyên bố rằng hợp đồng đã được ký kết, và yêu cầu thanh toán một số tiền lớn. Đó là một thủ thuật đã phổ biến trên các trang web người lớn trong một thời gian dài, nhưng vẫn có rất nhiều người bị hại. Hãy lưu ý rằng có rất nhiều những trang web lừa đảo lừa đảo bằng một lần click chuột giả dạng các trung tâm tư vấn.
Cách nhận biết và phân biệt các trang web lừa đảo
Hãy cẩn thận khi mua sắm trên các trang web giá siêu rẻ!
Vậy thì, bạn nên nên làm gì để phân biệt đâu là một trang web lừa đảo? Phần dưới đây, Kokoro sẽ tóm tắt các đặc điểm của các trang web này.
1. Giá siêu rẻ
Các trang web lừa đảo thu hút người tiêu dùng bằng cách lừa họ nghĩ rằng họ có thể mua sản phẩm với giá thấp hơn bất kỳ nơi nào khác. Nếu giá quá rẻ so với nhiều trang bán khác, đừng mua ngay vì đó có thể là trang web lừa đảo.
2. Dù là mặt hàng khó tìm đến đâu, nhưng lại luôn được hiển thị là “có sẵn hàng”
3. Địa chỉ và thông tin liên hệ của công ty bán hàng không rõ ràng
Hãy kiểm tra kỹ thông tin và địa chỉ của công ty bán hàng
Nếu không ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của công ty bán hàng hoặc nội dung kỳ lạ thì khả năng cao đó là trang lừa đảo.
・ Sử dụng công cụ tìm kiếm để kiểm tra xem tên, địa chỉ và số điện thoại của công ty bán hàng có tồn tại hay không.
・ Tra cứu vị trí của công ty trên Google Maps hoặc ứng dụng Bản đồ, kiểm tra xem đó có phải là tên thật của địa điểm hay không và liệu nó có ở một nơi như trên núi hay không.
・ Bạn cũng cần nâng cao cảnh giác nếu địa chỉ e-mail của công ty là địa chỉ miễn phí hoặc số điện thoại của công ty là số điện thoại di động.
4. Có nhiều lỗi chính tả, thiếu sót. Tiếng Nhật không được tự nhiên
Các website lừa đảo thường do các nhóm nước ngoài lập nên tiếng Nhật thường không được tự nhiên. Nếu văn bản có nhiều điểm kỳ lạ, hay nếu nó chứa các ký tự tiếng Trung chỉ được sử dụng ở Trung Quốc hoặc sử dụng phông chữ không phù hợp với tiếng Nhật, hãy nghi ngờ khả năng đây là trang web lừa đảo.
5. Không thể thanh toán bằng thẻ tín dụng
Hãy để ý khi trên trang web phương thức thanh toán duy nhất bạn có thể chọn là chuyển khoản.
Để một trang web thương mại điện tử được thanh toán bằng thẻ tín dụng, họ phải vượt qua cuộc kiểm tra nghiêm ngặt của công ty thẻ tín dụng. Khả năng chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng là một trong những chỉ số về độ tin cậy của trang web.
Ngoài ra, trong trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng, nếu bạn không nhận được hàng, bạn có thể liên hệ với công ty thẻ tín dụng và ngừng việc thanh toán. Các trang web lừa đảo thường tránh thanh toán bằng thẻ để thu tiền nhanh chóng.
Hãy lưu ý rằng có những trang web lừa đảo ghi rằng có thể sử dụng thẻ tín dụng, nhưng trên thực tế, bạn không thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ví dụ, ngay cả khi bạn chọn thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn có thể nhận được email sau khi đặt hàng với nội dung chỉ định chuyển khoản ngân hàng.
6. Tài khoản chuyển khoản là tài khoản cá nhân
Nếu tài khoản nhận tiền là tài khoản cá nhân chứ không phải là tài khoản công ty, thì rất có khả năng người bán không phải là một pháp nhân.
7. Tên miền có đặc điểm riêng
※ Tham khảo từ trang Web của sở Cảnh sát Nagano
Hãy cẩn thận nếu URL trang web của bạn có phần cuối của tên miền website (TLD-Top Level Domain) lạ. Có nhiều báo cáo đã chỉ ra nhiều trang web lừa đảo có phần cuối tên miền như dưới dây.
.xyz
.online
.top
.com
.icu
.shop
.site
.club
8. Giao thức không được mã hóa
Các URL bắt đầu bằng “https://” cho chúng ta biết rằng dữ liệu được truyền giữa trình duyệt và máy chủ được mã hóa bằng công nghệ gọi là tiêu chuẩn mã hóa SSL. Các trang web này tương đối an toàn (mặc dù không phải tất cả đều an toàn).
しかし、Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận với các trang web có URL bắt đầu bằng “http://” hoặc các trang web hiển thị “http://bảo mật không an toàn”. Hãy cẩn thận vì có những trang web như vậy có khả năng cao là trang web lừa đảo.
Nhận xét về sản phẩm hay trang web không tự nhiên
Nếu chỉ có đánh giá tốt hoặc hầu như không có đánh giá nào, có khả năng đây là một trang web lừa đảo.
Hoặc nếu chỉ toàn đánh giá tốt, có khả năng đây là hàng giả.
Ngoài ra, trong trường hợp đó là một trang web mua sắm đã tồn tại trong một thời gian dài, khi tìm kiếm tên cửa hàng, thấy nhiều đánh giá từ người dùng là điều bình thường. Tuy nhiên, trang web lừa đảo, sau một thời gian ngắn, sẽ được đóng và mở với một tên miền và tên trang web mới, nên chắc chắn không thể có nhiều đánh giá. Vì vậy, các bạn hãy cảnh giác với các trang web có ít đánh giá như thế này.
Các cách bảo vệ bản thân khỏi các trang Web lừa đảo
Trang web mua sắm Rakuten Ichiba
Để bảo vệ bản thân khỏi các trang web lừa đảo, điều quan trọng là phải chú ý đến các đặc điểm của các trang web lừa đảo Kokoro đã giới thiệu trong chương trước. Ngoài ra, còn có một số biện pháp đối phó khác như dưới đây.
Sử dụng các trang thương mại điện tử lớn và uy tín
Để bán sản phẩm trên các trang mua sắm lớn (trang EC) như “Rakuten”, “Amazon” và “Yahoo!”, người bán phải đăng ký với trang chủ quản, và khi đăng ký, sẽ có các đợt thẩm tra kỹ càng như kiểm tra ID,..
Ngoài ra, các trang web bán hàng lớn có các chuyên viên kiểm tra và phát hiện các trang web lừa đảo, đồng thời mỗi ngày nhân viên và AI kiểm tra các trang web để tránh đăng liên kết đến các trang web lừa đảo trên trang của họ.
Không mở liên kết trong email hoặc tin nhắn đáng ngờ
Một ví dụ về e-mail đáng ngờ
Có nhiều trường hợp email (email rác) hoặc tin nhắn SNS có chứa các URL tới trang web lừa đảo và dụ người tiêu dùng nhấp vào liên kết. Chúng ta cần chú ý không click vào liên kết ở trong email hoặc tin nhắn lạ. (Nguy cơ bị nhiễm vi-rút máy tính cũng rất cao)
Công cụ kiểm tra trang web lừa đảo (詐欺サイトチェッカー)
Có một trang đáng tin cậy gọi là 詐欺サイトチェッカー(Fraud Site Checker-Kiểm tra trang web lừa đảo)
Tại đây, bạn dán URL của trang web cần kiểm tra vào đây và click vào nút màu vàng có chữ “Check (チェック)”…
Trong trường hợp trang web có độ an toàn cao thì sẽ xuất hiện màn hình như ảnh trên.
Trong trường hợp gặp phải trang web lừa đảo
Tuy nhiên, dù cẩn thận đến đâu, bạn vẫn có thể trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo. Trong trường hợp đó, bạn có thể khắc phục thiệt hại bằng cách trình báo với cảnh sát.
・ Nếu bạn trình báo về sự việc cho cảnh sát, cảnh sát có thể đóng băng tài khoản ngân hàng mà số tiền đã được chuyển đến và số tiền có thể được trả lại.
・ Trong trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng, sau khi trình cáo với cảnh sát, khoản thanh toán trên có thể được công ty thẻ tín dụng hoàn trả lại.
・ Bằng cách trình báo tới cơ quan chức năng, bạn có thể ngăn chặn những thiệt hại tiếp theo do trang web lừa đảo đó gây ra.
Tổng kết
Bài viết này Kokoro đã tóm tắt các đặc điểm của các trang web lừa đảo cùng với các biện pháp để phòng chống. Số lượng trang web lừa đảo và mức độ thiệt hại tăng mạnh vào mùa mua sắm như dịp cuối năm. Có rất nhiều trường hợp kẻ xấu đánh cắp các thông tin cá nhân người dùng, sau đó sử dụng thông tin đó để liên hệ trực tiếp cho người dùng và nói: “Đây là Amazon. Tài khoản của bạn đã bị xâm phạm. Chúng tôi sẽ xử lý vấn đề này, hãy cho chúng tôi biết ngày sinh và mã PIN của bạn”, để có thể lấy thêm được nhiều thông tin cá nhân hơn nữa.
Các bạn hãy tham khảo 9 đặc điểm của các trang web lừa đảo (hay tấn công giả mạo Phishing) trên và tự bảo vệ mình khỏi những trang web đó nhé.
- Giá cực kỳ rẻ
- Dù là mặt hàng khó tìm đến đâu, nhưng lại được hiển thị là “có sẵn hàng”
- Địa chỉ và thông tin liên hệ của công ty bán hàng không rõ ràng
- Có nhiều lỗi chính tả, thiếu sót. Tiếng Nhật không được tự nhiên
- Không thể thanh toán bằng thẻ tín dụng
- Tài khoản chuyển khoản là tài khoản cá nhân
- Tên miền có đặc điểm riêng
- Đường truyền không được mã hóa
- Nhận xét về sản phẩm hay trang web không tự nhiên