9 công dụng của hoa chuối với sức khỏe có thể bạn chưa biết
Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Mỗi ngày, thận tạo ra từ 1 – 2 lít nước tiểu. Thành phần của nước tiểu bao gồm cặn bã và lượng chất lỏng thừa. Hãy hình dung nếu không có thận, chất thải và chất lỏng thừa sẽ tích tụ và gây hại cho cơ thể. Ngoài chức năng này, thận còn đóng vai trò điều chỉnh huyết áp, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, sản xuất các hormone thiết yếu và giữ cho mức điện giải ổn định.
- Có thể thấy, thận rất cần cho mọi hoạt động bình thường của cơ thể. Tin tốt là công dụng của hoa chuối giúp bổ thận, tráng dương, ngăn ngừa các vấn đề ở thận và tiết niệu nếu chúng ta tiêu thụ một cách hợp lý. Trong dân gian, bắp chuối non còn được dùng để chữa sỏi thận.
Cách tận dụng tác dụng bổ thận của hoa chuối. Theo cách truyền thống, người ta sẽ nấu phần hoa và thân chuối lấy nước uống trong vòng 2 tuần. Ngoài sỏi thận thì tình trạng viêm bàng quang cũng được cho là chuyển biến tốt khi người bệnh thêm hoa chuối vào chế độ ăn.
Nội Dung Chính
8. Giải quyết các vấn đề tiêu hóa
Hoa chuối rừng có tác dụng gì?
Với những ai đang gặp vấn đề ở dạ dày thì bắp chuối chắc chắn là “vị cứu tinh” tuyệt vời.
Về bản chất, hoa chuối có tính kiềm nên sẽ trung hòa được lượng axit thừa, đồng thời làm giảm cơn đau và kích ứng tại dạ dày.
Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cùng thành phần dinh dưỡng cao trong hoa chuối cũng đóng vai trò như “thuốc nhuận tràng” tự nhiên giúp khắc phục tình trạng táo bón hiệu quả.
Cách dùng hoa chuối. Trong trường hợp bị đầy bụng khó tiêu, bạn cũng có thể thử dùng hoa chuối. Tuy nhiên, nếu không thấy thuyên giảm bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi tình trạng đầy hơi liên tục cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.
9. Ngăn ngừa lão hóa
Xét về mặt lý thuyết, sự tích lũy gốc tự do trong cơ thể là nguyên nhân dẫn đến lão hóa. Các gốc tự do đánh cắp điện tử từ phân tử protein và DNA trong da, gây nên căng thẳng và tổn thương cho tế bào. Ngoài ra, việc tiếp xúc với các tác nhân như tia UV từ ánh nắng mặt trời, ô nhiễm và khói thuốc lá cũng làm gốc tự do tăng sinh nhiều hơn.
Ăn bắp chuối có tác dụng gì? Để đảo ngược quá trình lão hóa, lấy lại vẻ xuân thì, bạn hãy tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Đặc biệt, hoa chuối đã được chứng minh là có hàm lượng cao vitamin C, tannin và flavonoid. Đây đều là những hợp chất chống oxy hóa tự nhiên bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do.
>> Đọc thêm: Bật mí 12 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa ít người biết
Tác dụng phụ của hoa chuối
Hoa chuối có gây hại cho sức khỏe không? Hầu như là không. Bắp chuối không chỉ an toàn mà còn giàu dinh dưỡng khi được áp dụng trong thực đơn ăn uống. Không có báo cáo tác động tiêu cực nào vào tác dụng phụ của bắp chuối với sức khỏe.
- Những ai không nên ăn hoa chuối? Tuy rất hiếm gặp, nhưng bạn cũng nên biết: Đã có một số ghi nhận về sốc phản vệ và dị ứng với quả chuối. Nếu bạn gặp dị ứng với quả chuối, khả năng rất cao bạn cần tránh ăn bắp chuối.
Gợi ý một vài món ngon từ bắp chuối tốt cho sức khỏe cả nhà
Để chọn được bấp chuối ngon, bạn nên chọn bắp tươi, màu đỏ sậm, có lớp phấn trắng bên ngoài, khi cầm thấy chắc tay. Nếu dùng không hết, bạn có thể bảo quản hoa chuối trong túi có khóa zip và cất trong ngăn mát tủ lạnh.
Dưới đây là 2 món làm từ hoa chuối vô cùng dễ làm để bạn có thêm lựa chọn cho bữa cơm gia đình:
1. Nộm bắp chuối
Nguyên liệu
- 1 bắp chuối cỡ vừa
- 250 gram thịt ba chỉ (có thể thay bằng tôm, thịt gà đều được)
- 1 quả dưa leo (dưa chuột)
- Đậu phộng rang sẵn đã bóc vỏ
- Rau thơm
- Nước mắm, nước cốt chanh cùng gia vị nêm nếm các loại
Cách thực hiện
- Thịt ba chỉ rửa sạch, cho vào nồi luộc cùng với nửa thìa cà phê muối. Khi thịt chín, bạn thái thành miếng mỏng vừa ăn. Nếu bạn muốn món ăn đậm đà hơn, bạn có thể trộn thịt với 1 thìa cà phê bột canh (bột ngọt).
- Trong khi luộc thịt, bạn bào bắp chuối rồi ngâm với nước muối hoặc nước chanh pha loãng để tránh bị đen.
- Dưa chuột bỏ ruột, thái miếng vừa ăn. Rau thơm rửa sạch, ngâm nước muối loãng, vớt ra vẩy ráo.
- Pha nước trộn gỏi: cho 2 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê nước cốt canh, 1 thìa cà phê tỏi ớt vào bát rồi trộn đều.
- Cho bắp chuối, thịt ba chỉ, dưa chuột vào thố, rưới nước trộn gỏi vào trộn đều. Sau cùng, cho rau thơm đã thái rối vào, trộn nhẹ tay, thêm đậu phộng rang. Dọn ra đĩa và thưởng thức.
2. Canh chua bắp chuối
Nguyên liệu
- 1 bắp chuối cỡ vừa
- 2 quả cà chua
- 1 quả thơm
- Tỏi tây (Hành boa rô)
- 2 quả chanh
- Ngò gai cùng các loại gia vị nêm nếm
Cách thực hiện
- Sơ chế hoa chuối thực hiện tương tự như trên. Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Thơm thái lát nhỏ, mỏng vừa ăn. Chanh vắt lấy nước, ngò gai cắt nhỏ.
- Bắc nồi lên bếp cho nóng, cho dầu ăn và tỏi tây vào phi thơm, cho cà chua và thơm đã thái sẵn vào đảo đều. Khi cà chua và thơm vừa chín tới, cho thêm nước vào và nấu sôi.
- Khi nước sôi, nêm đường, muối, bột ngọt và nước cốt chanh theo khẩu vị rồi cho bắp chuối vào. Đun sôi chừng 1 – 2 phút, nêm ngò gai, tắt bếp.
- Trường hợp muốn nấu canh chay, bạn có thể dùng thêm nguyên liệu là tàu hũ ky hoặc đậu hũ non, nếu món mặn thì thay bằng tôm hoặc cá.
Mong rằng những thông tin về công dụng của hoa chuối, cùng những gợi ý về các món ăn kèm theo sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn dinh dưỡng cho bữa ăn của cả gia đình.