9 Dang Thi Thanh Thuy Kien thuc thuc hanh tiem an toan cua hoc sinh truong TCYT – ỦY BAN NHÂN DÂN – Studocu

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
SỞ Y TẾ
—–*—–

ĐỀ TÀI

KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THỰC HÀNH TIÊM AN

TOÀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA

HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ

TỈNH KON TUM NĂM 2016

Chủ nhiệm đề tài: ĐẶNG THỊ THANH THUỶ, Trường TCYT Kon Tum

Cộng sự: LÊ THÀNH VINH, Trường TCYT Kon Tum
HOÀNG THỊ CHÚC, Trường TCYT Kon Tum
NGUYỄN THỊ HOÀI ANH, Trường TCYT Kon Tum

PHẠM THỊ KIM DUNG, Trường TCYT Kon Tum

Kon Tum – 2016

i
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum đã
quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường;
TS Lê Trí Khải, người Thầy đã tận tâm truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quý báu, định hướng và hướng dẫn chúng tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài;
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum và các nhân viên y tế tại các Khoa,
phòng đã tạo điều kiện, quan tâm và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập số
liệu;
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ về mọi mặt để chúng
tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu;
Các em học sinh đã hợp tác tốt cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề
tài;
Cuối cùng, chúng tôi xin chia sẻ kết quả nghiên cứu với các bạn đồng
nghiệp và những người quan tâm.
Trân trọng cảm ơn!

Đại diện nhóm nghiên cứu
Chủ nhiệm đề tài

Đặng Thị Thanh Thủy

iii

  • 4. Thông tin chung
  • 4. Kiến thức Tiêm an toàn
  • 4. Thực hành Tiêm an toàn của HS thực hiện
  • 4. Một số yếu tố liên quan với thực hành Tiêm an toàn
  • 4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu
  • KẾT LUẬN
  • 5. Kiến thức và thực hành Tiêm an toàn của học sinh
    • 5. Các yếu tố liên quan đến thực hành tiêm an toàn
  • KHUYẾN NGHỊ
  • 6. Đối với trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum
  • 6. Đối với bệnh viện trong nghiên cứu
  • 6. Đối với các học sinh Trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BV Bệnh viện
BVĐK Bệnh viện đa khoa
BKT Bơm kim tiêm
BT Bơm tiêm
CTSN Chất thải sắc nhọn
ĐTV Điều tra viên
HS Học sinh
KBCB Khám bệnh, chữa bệnh
KT Kim tiêm
KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn
NB Người bệnh
NVYT Nhân viên y tế
SK Sát khuẩn
TAT Tiêm an toàn
TTCYT Trường Trung cấp Y tế
VST Vệ sinh tay
WHO World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới

vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3. Tổng hợp kiến thức đạt về TAT của học sinh………………………..
Biểu đồ 3. Kết quả tổng hợp đạt về thực hành TAT……………………………..

vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể
nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Theo báo cáo của tổ chức Y tế
thế giới, mỗi năm có khoảng 16 tỉ mũi tiêm đó, khoảng 20 -50% mũi tiêm ở
các nước đang phát triển là chưa đạt tiêu chí mũi tiêm an toàn. Hàng năm thiệt hại
do tiêm không an toàn gây ra được ước tính khoảng 535 triệu USD và 1,3 triệu
người chết do tiêm không an toàn. Hơn nữa, tiêm không an toàn còn làm lây truyền
các bệnh: viêm gan B, viêm gan C và lây nhiễm HIV… Tại Việt Nam, hậu quả do
những mũi tiêm không an toàn tại các cơ sở y tế đã gây ra hậu quả làm ảnh hưởng
đến tính mạng, sức khỏe của không những người bệnh mà còn ảnh hưởng đến nhân
viên y tế và cả cộng đồng. Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn
Tiêm an toàn tại Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 nhằm
cung cấp những kiến thức và kỹ năng trong thực hành TAT để triển khai áp dụng
thống nhất trong tất cả các cơ sở KBCB, cơ sở đào tạo cán bộ y tế và các cá nhân
liên quan. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Kiến thức, kỹ năng thực hành
tiêm an toàn và một số yếu tố liên quan của học sinh trường Trung cấp Y tế tỉnh
Kon Tum năm 2016”
. Với mục tiêu là: (1). Mô tả kiến thức và kỹ năng thực hành
tiêm an toàn của học sinh Trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum năm 2016; ( 2 ). Xác
định một số yếu tố liên quan đến kỹ năng thực hành của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu trong
nghiên cứu là chọn toàn bộ 134 em học sinh trực tiếp thực hành tiêm tại 3 khoa lâm
sàng Nội, Sản, Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum), mỗi học sinh thực hiện 01
mũi tiêm). Nghiên cứu tiến hành từ tháng 3/2016 đến tháng 8/2016. Tổng hợp, xử
lý số liệu và phân tích kết quả trên phần mềm Stata 10.
Kết quả: Tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về tiêm an toàn là 51,4%, tỉ lệ học sinh
thực hành tiêm an toàn đạt là 54,4%. Ngoài ra, các yếu tố như giới tính, ngành học,
và kiến thức có mối liên quan với kỹ năng thực hành tiêm an toàn của học sinh.
Khuyến nghị: Tăng cường và chuẩn hóa việc đào tạo kiến thức, kỹ năng thực hành
tiêm an toàn theo quy trình chuẩn từ khi còn ở nhà trường sẽ giúp cho các em thực
hành tốt hơn khi làm việc tại các cơ sở y tế trong tương lai. Về phía cơ sở y tế nơi
các em thực hành chúng tôi mong muốn được cung cấp đầy đủ trang thiết bị phù
hợp phục vụ công tác tiêm an toàn.

2

rằng kiến thức và thực hành TAT của ĐDV tại các BV còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn Tiêm an toàn
tại Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 nhằm cung cấp những
kiến thức và kỹ năng trong thực hành TAT để triển khai áp dụng thống nhất trong
tất cả các cơ sở KBCB, cơ sở đào tạo cán bộ y tế và các cá nhân liên quan. Trường
trung học y tế (TTHYT) tỉnh Kon Tum là đơn vị trực thuộc sở y tế tỉnh Kon Tum
cũng đã triển khai việc dạy kiến thức, kỹ năng và thái độ trong công tác thực hành
TAT cho các đối tượng học sinh ở các ngành nghề điều dưỡng, hộ sinh và y sĩ. Thế
nhưng, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào đánh giá được thực
trạng kiến thức, thực hành TAT của HS Trường TCYT Kon Tum tại bệnh viện đa
khoa (BVDDK) tỉnh Kon Tum và các cơ sở y tế. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên
cứu “ Kiến thức, kỹ năng thực hành và một số yếu tố liên quan của học sinh
trường Trung cấp Y tế tỉnh KonTum năm 2016”
nhằm mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức và kỹ năng thực hành tiêm an toàn của học sinh Trường
Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kỹ năng thực hành tiêm an toàn của
đối tượng nghiên cứu.

3

**Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  1. Các định nghĩa và khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
    Định nghĩa Tiêm an toàn**
    Tiêm an toàn là quy trình tiêm không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm,
    không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm và không tạo chất thải nguy
    hại cho người khác và cộng đồng [3].
    Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
    Mũi tiêm an toàn trong nghiên cứu

    Mũi tiêm an toàn trong nghiên cứu là mũi tiêm đạt đủ 21 tiêu chí thực hành
    trong bảng kiểm đánh giá thực hành TAT.
    Mũi tiêm không an toàn trong nghiên cứu
    Mũi tiêm không an toàn trong nghiên cứu là mũi tiêm có từ một tiêu chí thực
    hành không đạt trở lên bao gồm những đặc tính sau: dùng bơm tiêm, kim tiêm
    (BKT) không vô khuẩn, tiêm không đúng thuốc theo chỉ định; không thực hiện
    đúng các bước của quy trình tiêm; các chất thải, đặc biệt là chất thải sắc nhọn
    (CTSN) sau khi tiêm không phân loại và cô lập ngay theo quy chế quản lý chất thải
    của Bộ Y tế [3].
    Chất sát khuẩn
    Các chất chống vi khuẩn (ngăn ngừa nhiễm khuẩn với mô sống hoặc da).
    Chất này khác với chất kháng sinh sử dụng để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển
    của vi khuẩn một cách đặc hiệu và khác với chất khử khuẩn dụng cụ. Một số loại
    chất sát khuẩn (SK) là chất diệt khuẩn thực sự, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong
    khi một số loại chất SK khác chỉ có tính năng kìm hãm, ngăn ngừa và ức chế sự phát
    triển của chúng [3].
    Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn
    Dịch pha chế có chứa cồn dưới dạng chất lỏng, gel hoặc kem bọt dùng để
    xoa/chà tay nhằm tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của vi sinh vật. Các loại
    dung dịch này có thể chứa một hoặc nhiều loại cồn pha theo công thức được công
    nhận của các hãng dược phẩm.

5

Tiêm dưới da
Là kỹ thuật tiêm sử dụng bơm kim tiêm để tiêm thuốc vào mô liên kết dưới

da của NB, kim chếch 30 0 – 45 0 so với mặt da. Vị trí tiêm thường 1/3 giữa mặt trước
ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu chia làm 3 phần) hay 1/
giữa mặt trước ngoài đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoài xương
bánh chè) hoặc dưới da bụng (xung quanh rốn, cách rốn 5 cm) [3].
Tiêm, truyền tĩnh mạch

Là kỹ thuật dùng kim đưa thuốc, dịch vào tĩnh mạch với góc tiêm 30 0 so với
mặt da. Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ, mềm mại, không di động, da vùng tiêm
nguyên vẹn.
Tiêm trong da

Mũi tiêm nông giữa lớp thượng bì và hạ bì, đâm kim chếch với mặt da 10 0 –

150 , tiêm xong tạo thành một cục sẩn như da cam trên mặt da. Thường chọn vùng
da mỏng, ít va chạm, trắng, không sẹo, không có lông, vị trí 1/3 trên mặt trước
trong cẳng tay, đường nối từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay (thông dụng
nhất), 1/3 trên mặt ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu), bả vai,
cơ ngực lớn.
Vật sắc nhọn
Bất cứ vật nào có thể gây tổn thương xâm lấn da hoặc qua da; vật sắc nhọn
bao gồm kim tiêm đầu kim truyền dịch dao mổ thủy tinh vỡ ống mao dẫn bị vỡ
và đầu dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm.
Thùng đựng chất thải sắc nhọn
Còn gọi là “hộp đựng chất thải sắc nhọn (CTSN)”, “hộp kháng thủng” hay
“hộp an toàn”. Hộp đựng CTSN được sản xuất bằng chất liệu cứng, chống thủng,
chống rò rỉ được thiết kế để chứa CTSN một cách an toàn trong quá trình thu gom,
hủy bỏ và tiêu hủy. Thùng (hộp) này phải được thiết kế và quản lý theo đúng Quy
chế Quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế [4].
Xử lý các vật sắc nhọn sau khi tiêm
Phân loại chất thải ngay tại nguồn, cô lập ngay các vật sắc nhọn vào hộp

6

kháng thủng đủ tiêu chuẩn, không đậy lại nắp kim, không uốn cong hoặc bẻ gẫy kim.
Vệ sinh tay
Việc rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc các chất sát khuẩn. Khuyến cáo áp
dụng khi thực hiện kỹ thuật vô khuẩn
Tiêu hủy
Việc chủ định chôn lấp đốt thải bỏ chất đống vứt bỏ tất cả các loại chất
thải. Trong tài liệu này tiêu hủy chỉ việc lưu giữ, xử lý dụng cụ, tiêm truyền lấy mẫu
bệnh phẩm máu dịch để tránh tái sử dụng hoặc tránh gây thương tích.
Tổn thương do kim tiêm
Vết thương do kim tiêm đâm
1. Các vấn đề về hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao chất lượng thực hành tiêm an
toàn
1.2. Trên thế giới

Trên thế giới, tiêm được ứng dụng trong điều trị từ những năm 1920 và thịnh
hành từ chiến tranh thế giới II sau khi Penicilline được phát minh và đưa vào sử
dụng rộng rãi. Theo ước tính của WHO, hằng năm tại các nước đang phát triển có
khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trong đó 95% mũi tiêm với mục đích điều trị, 3% mũi tiêm
là tiêm chủng, 1% mũi tiêm với mục đích kế hoạch hóa gia đình, 1% mũi tiêm được
sử dụng trong truyền máu và các sản phẩm của máu.
Thực tế đã cho thấy tiêm là một thủ thuật phổ biến có vai trò rất quan trọng
trong lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh. Tuy nhiên tiêm cũng gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho cả người nhận mũi tiêm, người thực hiện tiêm và cộng đồng nếu
như không có những giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện mũi tiêm an toàn [8].
Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) và thực
hành an toàn trong tiêm, năm 1999, WHO đã thành lập Mạng lưới TAT Toàn cầu –
Safety Injection Global Network (SIGN). Mạng lưới này đã hỗ trợ các nước thành
viên khắc phục những khó khăn nhưng đồng thời thúc đẩy các nước này vào khuôn
khổ trách nhiệm trước sự an toàn trong chăm sóc y tế. Mục đích của SIGN là giảm
tần số tiêm và thực hiện TAT, cải thiện chính sách, quy trình kỹ thuật tiêm, thay đổi
hành vi của người sử dụng và người cung cấp dịch vụ tiêm. Có 5 nội dung chính

8

Ban soạn thảo xây dựng “Tài liệu Hướng dẫn Tiêm an toàn” đã cập nhật các
thông tin mới nhất từ cuốn “Thực hành tốt nhất về tiêm và những quy trình liên
quan của WHO” ban hành tháng 3 năm 2010 (WHO best practices for injections
and related procedures toolkit, WHO, 2010). Nội dung của tài liệu Hướng dẫn bao
gồm 5 phần:

  • Các khái niệm mục đích phạm vi và đối tượng sử dụng tài liệu hướng dẫn.
  • Sinh bệnh học nhiễm khuẩn đường máu do tiêm không an toàn.
  • Các giải pháp tăng cường thực hành TAT.
  • Dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh đường máu
    trong tiêm.
  • Phụ lục: các bảng kiểm quy trình vệ sinh tay và quy trình tiêm các loại.
    Ngày 27 tháng 9 năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn TAT tại Quyết
    định số 3671/QĐ-BYT với nhiều nội dung cập nhật so với quy trình tiêm hiện đang
    được thực hiện và yêu cầu:
  • Các cơ sở KBCB sử dụng tài liệu này để tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra,
    giám sát việc cung ứng phương tiện tiêm, thuốc tiêm và thực hành TAT tại đơn vị
    mình.
  • Các cơ sở đào tạo điều dưỡng, các trường đại học, cao đẳng và trung học y
    tế sử dụng tài liệu này để cập nhật chương trình, tài liệu đào tạo.
  • Các cá nhân liên quan đến thực hành tiêm, cung ứng phương tiện và thuốc
    tiêm, các nhân viên thu gom chất thải y tế sử dụng tài liệu này trong thực hành, kiểm
    tra, giám sát nội dung tiêm, truyền tĩnh mạch ngoại vi.
    Ngày 02 tháng 8 năm 2013, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đã
    có Công văn số 671/KCB-ĐDV yêu cầu các đơn vị trực thuộc trong toàn quốc tổ
    chức, thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn TAT. Sở Y tế Hà Nội là cơ quan chuyên
    môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm
    tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế
    Hà Nội đã có Công văn số 2369 ngày 19 tháng 8 năm 2013 yêu cầu các BV trực
    thuộc triển khai thực hiện Hướng dẫn TAT [3].
    1.2.2. Mục đích và phạm vi áp dụng của tài liệu hướng dẫn

9

Tài liệu hướng dẫn này nhằm cung cấp những chỉ dẫn an toàn trong thực
hành tiêm tới các cơ sở KBCB, cơ sở đào tạo cán bộ y tế và các cá nhân liên quan
bao gồm điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên y học, bác sĩ, giáo viên
hướng dẫn thực hành tiêm tại các cơ sở đào tạo y khoa [3].
1.2.2.Đối tượng sử dụng tài liệu hướng dẫn
Tài liệu này sử dụng để hướng dẫn đào tạo và hướng dẫn thực hành cho tất
cả nhân viên y tế – người thực hiện tiêm truyền tĩnh mạch và lấy máu nhân viên thu
gom chất thải y tế. Tuy nhiên tài liệu này cũng hữu ích đối với các bác sĩ, dược sĩ
các điều dưỡng trưởng, nhân viên mạng lưới KSNK, và nhân viên phụ trách mua
sắm dụng cụ tiêm và vật tư y tế khác và cả nh ng cán bộ giáo viên đào tạo sinh viên
y khoa điều dưỡng và nhân viên y tế [3].
1.2.2. Các giải pháp tăng cường thực hành tiêm an toàn
Có 6 nhóm giải pháp chính để tăng cường thực hành TAT, bao gồm:

  • Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết
  • Bảo đảm đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc cho kỹ thuật tiêm
  • Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho nhân viên y tế và thiết lập, thực hiện
    hệ thống báo cáo các trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp theo quy định tại Thông
    tư 18/2009/TT-BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
    trong các cơ sở KBCB
  • Tăng cường kiến thức về TAT và KSNK
  • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Điều dưỡng trưởng và mạng
    lưới KSNK về việc tuân thủ vệ sinh tay tuân thủ quy trình tiêm truyền dịch và
    KSNK.
  • Thực hành đúng quy trình kỹ thuật tiêm [3].
    1. Thực trạng thực hiện Tiêm an toàn
    1.3. Thực trạng sử dụng thuốc tiêm và hiện tượng lạm dụng tiêm

    Tiêm, truyền đang trở thành một thủ thuật phổ biến, với số lượng mũi tiêm
    lớn trong chẩn đoán, phòng bệnh và chữa bệnh. Theo một nghiên cứu của Yan và
    cộng sự năm 2006, tại một bệnh viện quận ở Trung Quốc, một bệnh nhân trung bình
    nhận 10,9 mũi tiêm cho một đợt nằm viện. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra

11

của ĐDV. Giải pháp trang bị đủ các phương tiện vệ sinh tay như lắp đặt đủ các bồn
rửa tay ở buồng bệnh, buồng thủ thuật; cung cấp đủ nước, xà phòng, khăn lau tay
sạch cho mỗi lần rửa tay hoặc dung dịch SK tay nhanh có chứa cồn treo hoặc đặt
sẵn trên các xe tiêm đã được đề cập đến trong Hướng dẫn TAT của Bộ Y tế [4], [21].
Thiếu các phương tiện thu gom chất thải y tế sau tiêm theo đúng quy định tại
Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế ban hành Quy chế
Quản lý chất thải y tế. Rất nhiều các cơ sở KBCB hiện nay sử dụng hộp đựng
CTSN sau tiêm không đạt yêu cầu, không đủ hộp, hộp không có tính kháng thấm,
kháng thủng, không phù hợp về kích cỡ, hoặc sử dụng không đúng như đựng quá
đầy, để hộp không đúng vị trí gây tai biến cho người thực hành tiêm và người thu
gom chất thải sau tiêm. Nghiên cứu đánh giá kiến thức về TAT và tần suất rủi ro do
vật sắc nhọn đối với điều dưỡng, hộ sinh tại 8 tỉnh đại diện, 6 tháng đầu năm 2005
của Phạm Đức Mục và cộng sự đã cho thấy có 63,1% và 62,6% số người được hỏi
cho rằng thiếu dụng cụ xử lý chất thải và thiếu hộp đựng CTSN chuẩn là nguyên
nhân dẫn đến mũi tiêm không an toàn [14].
1.3. Thực trạng thực hiện tiêm
Thực hành TAT chưa tốt đặc biệt là tại các nước đang phát triển đang là một
vấn đề được rất nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Theo WHO có tới 50% các mũi
tiêm ở các nước đang phát triển chưa bảo đảm an toàn, WHO cảnh báo tiêm không
an toàn đã trở thành thông lệ ở các nước đang phát triển [9]. Đã có rất nhiều thao tác
thực hành tiêm chưa đúng được ghi nhận qua các nghiên cứu của các nước: chỉ có
12,5% rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi thực hành tiêm; 23% trả lời vẫn đậy
nắp kim thường xuyên và 32,8% trả lời thỉnh thoảng vẫn đậy lại nắp kim sau tiêm
[1]. Theo một nghiên cứu của Shyama và cộng sự năm 2010 trên đối tượng sinh
viên ĐD thì có đến 98,4% các em bị tai nạn do vật sắc nhọn nhưng chỉ có 18,4% em
tường trình lại với NVYT có thẩm quyền [17].
Tại Việt Nam, việc thực hiện tiêm truyền cho NB trong các cơ sở KBCB chủ
yếu do ĐDV thực hiện. Từ năm 2001 đến nay, được sự quan tâm của Bộ Y tế, Hội
Điều dưỡng Việt Nam đã phát động phong trào TAT trong toàn quốc, đồng thời tiến
hành những khảo sát về thực trạng TAT vào những thời điểm khác nhau. Kết quả

12

những khảo sát cho thấy: 55% nhân viên y tế còn chưa cập nhật thông tin về TAT
liên quan đến KSNK; phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và
các thao tác KSNK trong thực hành tiêm (vệ sinh tay, mang găng, sử dụng panh,
phân loại và thu gom vật sắc nhọn sau tiêm, dùng tay để đậy nắp kim sau tiêm…),
chưa báo cáo và theo dõi rủi ro do vật sắc nhọn (87,7%) [3]. Theo nghiên cứu của
Paul năm 2011 tại Ấn Độ, chỉ có khoảng 60% điều dưỡng thực hiện đúng các thao
tác tiêm an toàn, và 41,2% BKT sau sử dụng được điều dưỡng xử lý đúng[13].
Hiện tại, thực hành tiêm của ĐDV tại các BV rất khác nhau và một số thực
hành chưa phù hợp. Thiếu kiến thức về phân loại chất thải sau tiêm: sau khi tiêm
xong, dùng tay để tháo BKT bằng tay; bẻ cong kim tiêm; đậy nắp kim tiêm; không
rửa tay sau khi tiêm; không lường trước được những phản ứng bất ngờ của NB đặc
biệt là đối với những bệnh nhi, NB có những rối loạn về tâm thần hay những NB
bất hợp tác [3].
Thu gom BKT đã sử dụng để tái sử dụng hoặc bán ra thị trường bên ngoài
theo những cách không an toàn. Những sai phạm này là hết sức trầm trọng bởi
chúng có thể gây hại cho cộng đồng dân cư rộng lớn. Thải bỏ BKT bừa bãi ra môi
trường. Tiêu hủy không đúng cách như thiêu đốt gây ô nhiễm không khí, tạo ra
những chất sau tiêu hủy chưa thực sự an toàn hoặc chôn lấp không đạt tiêu chuẩn,
không đúng độ sâu gây hại cho những người khác [21].
Tình trạng quá tải NB, quá tải công việc đang là những rào cản lớn đối với
việc thực hiện TAT. Tình trạng thiếu nhân lực, bố trí công việc không hợp lý khiến
ĐDV phải thực hiện quá nhiều công việc dưới nhiều áp lực và việc tuân thủ TAT
không được thực thi một cách toàn diện. Điều này không chỉ ở Việt Nam mà còn xảy ra
ở nhiều nước phát triển trên thế giới [7].
Ngoài ra, công tác quản lý chưa hiệu quả: thiếu kiểm tra giám sát, thiếu chế
tài thưởng phạt, chưa tạo phong trào thi đua, tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho
TAT[6]. Năm 2012, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn TAT với nhiều nội
dung cập nhật so với quy trình tiêm hiện đang được thực hiện và yêu cầu triển khai
thực hiện tại tất cả các BV trong toàn quốc nhằm bảo đảm thực hiện mũi tiêm an
toàn cho người nhận mũi tiêm, người tiêm và cộng đồng. Đến nay nhiều BV đã cập