9 Cách Trả Lời Phỏng Vấn Thông Minh
Một cuộc phỏng vấn suôn sẻ, không mắc lỗi chưa chắc đã giúp bạn nhận được một lời đề nghị làm việc. Nhưng một cuộc phỏng vấn ấn tượng thì có.
Bạn có thể tạo ấn tượng với người phỏng vấn và chứng mình bạn là ứng cử viên sáng giá bằng cách trả lời phỏng vấn thông minh chứ không chỉ đầy đủ.
Bài viết này sẽ có ích nếu bạn muốn tạo nên sự khác biệt để tăng cơ hội trúng tuyển.
1. Đưa ra số liệu, dẫn chứng thực tế
“Tôi đã dẫn dắt một đội gồm 5 người cùng đạt được kết quả cao về doanh thu trong quý 1 năm 2022.”
Câu trả lời về thành tựu nghe có vẻ ấn tượng đấy nhưng liệu nó có thuyết phục được nhà tuyển dụng nếu chỉ dừng ở đó? Nhanh trí dẫn thêm một vài con số cụ thể về doanh thu, thời gian đạt được để khiến câu trả lời gãy gọn và thuyết phục hơn.
2. Trả lời ngắn gọn và súc tích
Đưa ra câu trả lời ngắn gọn, súc tích
Thông thường, mỗi cuộc phỏng vấn sẽ được ấn định diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, đừng làm mất thời gian của người phỏng vấn cũng như chính bạn bằng những câu trả lời dài dòng.
Ngay sau khi nắm được câu hỏi của nhà tuyển dụng, hãy đi thẳng vào vấn đề, trả lời đúng trọng tâm.
Nếu sau khi bạn vừa dứt lời mà người phỏng vấn hỏi lại câu hỏi hay giải thích lại yêu cầu rất có thể bạn đã bị lạc đề hoặc trả lời chưa đủ thông tin mà người phỏng vấn muốn biết.
3. Biết kể chuyện đúng lúc
Có những câu hỏi phỏng vấn mà bạn không thể chỉ trả lời 1 – 2 câu ngắn gọn hay chỉ nói có hoặc không. Đó là những câu hỏi nhằm khơi gợi “câu chuyện” của bạn.
Ví dụ như khi được hỏi về kinh nghiệm làm việc, tình huống từng trải qua trong công việc cũ, hay một dự án mà bạn đã tham gia. Lúc này, hãy đóng vai một storyteller để kể chuyện.
Điều cần lưu ý là câu chuyện của bạn cũng phải đúng trọng tâm, có đầy đủ hoàn cảnh, diễn biến, kết quả thì người nghe mới hiểu được.
4. Hỏi lại để xác nhận với người phỏng vấn nếu cần
Trong một cuộc phỏng vấn, không chỉ có người phỏng vấn mới được hỏi. Ứng viên biết đặt câu hỏi khi cần là cách trả lời phỏng vấn thông minh.
Đừng ngại nếu bạn không nghe rõ hoặc chưa hiểu rõ câu hỏi của người phỏng vấn. Bạn có quyền và nên hỏi lại để xác nhận rằng mình đã hiểu câu hỏi. Chỉ khi hiểu tường tận câu hỏi bạn mới có thể trả lời đúng.
Mạnh dạn hỏi lại người phỏng vấn là điều hết sức bình thường nhưng từ đầu bạn nên tập trung lắng nghe câu hỏi để tránh việc hỏi lại quá nhiều lần.
Đọc thêm: 10 Kỹ Năng Trả Lời Phỏng Vấn Bạn Cần Phải Biết
5. Trả lời với năng lượng và nhiệt huyết
Thêm năng lượng và nhiệt huyết vào câu trả lời
Một câu trả lời phỏng vấn thông minh luôn đi kèm với một thái độ đúng đắn. Thêm vào câu trả lời của bạn một thìa năng lượng tích cực và một thìa nhiệt huyết sẽ giúp tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Mỉm cười đúng lúc khi trả lời cũng sẽ tạo cho bạn một phong thái thoải mái, tự tin và thể hiện rằng bạn hứng thú tham gia vào buổi phỏng vấn.
6. Trả lời như đang đối thoại với người phỏng vấn
Một cách trả lời phỏng vấn thông minh khác là trả lời như đang trong một cuộc hội thoại với người phỏng vấn. Điều này không chỉ khiến cho không khí phỏng vấn trở nên tự nhiên mà còn tạo cảm giác thoải mái cho hai phía.
Trả lời như đối đáp hội thoại với người phỏng vấn sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và đưa ra câu trả lời một cách trôi chảy hơn.
Đọc thêm: Mẹo Xua Tan Nỗi Lo Lắng Trước Buổi Phỏng Vấn
7. Giao tiếp bằng mắt khi trả lời
“Eye contact” là một vũ khí giúp bạn tạo ấn tượng với người phỏng vấn. Giao tiếp bằng mắt cho thấy bạn tôn trọng người phỏng vấn và thực sự quan tâm đến cuộc trò chuyện.
Nếu muốn trả lời một cách tự nhiên như đang trong một cuộc hội thoại với người phỏng vấn, giao tiếp bằng mắt hay ngôn ngữ cơ thể là không thể thiếu.
8. Đặt câu hỏi
Đăt câu hỏi cho người phỏng vấn
Người phỏng vấn thường sẽ chủ động hỏi ứng viên rằng họ có câu hỏi nào không, thường là vào lúc gần kết thúc.
Tuy nhiên, dù người phỏng vấn không hỏi, bạn cũng nên chủ động chuẩn bị trước câu hỏi để hỏi người phỏng vấn, nhất là khi ứng tuyển vào một vị trí hoàn toàn mới mà bạn có ít kinh nghiệm.
Một số câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng có thể là “Liệu có vướng mắc nào trong số những điều tôi vừa chia sẻ cần được làm rõ hơn?”, “Quy mô của phòng ban mình hiện tại như thế nào?”, “Những thách thức mà tôi có thể gặp phải khi đảm nhận công việc này là gì?.
9. Sự thật không mất lòng
Nhà tuyển dụng có thể bỏ qua những sai lầm nhỏ nhặt hoặc thiếu sót trong kinh nghiệm, kiến thức. Tuy nhiên, nếu bạn nói dối quá trớn và bị phát hiện, bạn sẽ bị đánh giá thấp và khả năng cao là bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển.
Bạn không nhất thiết phải nói 100% sự thật về mình. Tuy nhiên, hãy trung thực và thành thật nhất có thể về kinh nghiệm làm việc cũng như thành tựu mà mình đạt được.
Sự tin tưởng được xây dựng ngay từ lần phỏng vấn đầu tiên và đó cũng là một trong những giá trị quan trọng để bạn có thể làm lâu dài cùng họ trong tương lai. Tất cả đều nằm trong bảng đánh giá của người phỏng vấn, vì vậy hãy làm tốt nhất có thể để tạo một ấn tượng tốt.
Kết
Trên đây là 9 cách trả lời phỏng vấn thông minh mà bạn nên áp dụng để có được kết quả tốt sau phỏng vấn. Chúc bạn thành công với những lần phỏng vấn công việc của mình. Đừng quên theo dõi Glints Blog để nhận được nhiều nội dung hữu ích khác nhé.
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả