8 thí nghiệm khoa học đơn giản nhưng khá thú vị bạn có thể thử làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua 8 thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Tưởng chừng khoa học là những thứ khô khan và khó hiểu nhưng nếu nắm được lý thuyết cơ bản, bạn hoàn toàn có thể thực hiện được những thử nghiệm thú vị ngay tại nhà.

Các thử nghiệm giới thiệu trong bài viết do trang Business Insider giới thiệu chỉ sử dụng các nguyên liệu, chất hóa học phổ biến, dễ kiếm tại các cửa hàng hóa chất ngoài thị trường. Bên cạnh đó, cách thực hiện cũng khá dễ làm tại nhà.

1. Làm lốc xoáy trong chai nước

Bạn có thể làm những cơn lốc xoáy bên trong một chai nước nhờ tận dụng nguyên lý tạo xoáy bằng cách lắc mạnh chai và tạo một nút thắt cổ chai. Tất cả những dụng cụ cần thiết gồm hai chai nước, một ống kết nối hai chai và nước. Để nhìn rõ hơn lốc xoáy, bạn có thể pha thêm phẩm màu vào nước.

2. Cầu vồng trong chai thủy tinh

Thí nghiệm sử dụng phẩm màu và mật độ chất để tạo ra những lớp màu cách biệt nhau khiến bạn liên tưởng tới dải màu cầu vồng. Để làm được điều này, bạn sẽ phải thêm đường vào cốc. Lớp màu sẽ là lớp trên cùng và mật độ giữa các lớp màu sắc sẽ tạo nên sự giao thoa nhất định giống như cầu vồng.

3. Làm khối chất dẻo lớn để nghịch

Khi bạn trộn keo, nước, một chút phẩm màu và thêm một ít borac, chúng sẽ tạo ra một dạng chất dẻo đặc biệt. Sở dĩ hỗn hợp này tạo ra một dạng chất dẻo bởi trong keo có polyvinyl acetate (vinyl axetat), một dạng polymer lỏng. Và borac có khả năng liên kết các phân tử polyvinyl acetate để tạo nên các polymer lớn hơn.

4. Làm động cơ tên lửa

Bạn hoàn toàn có thể tạo ra một động cơ tên lửa đặc biệt từ nấm men, hydrogen peroxide, bình thủy tinh, lửa và … một sợi mì ống chưa nấu.

Khi bạn trộn men và hydrogen peroxide với nhau, chúng phản ứng và tạo ra khí Oxi (O2) hay còn gọi là dưỡng khí. Khi khí O2 thoát ra qua sợi mì ống, bạn đơn giản chỉ cần thắp lửa ở đầu sợi mì ống là lửa có thể bùng lên như động cơ tên lửa thực sự.

5. Đèn dung nham tự chế

Alka-seltzer là loại thuốc chữa chứng ợ nóng hoặc đau bụng rất hiệu nghiệm. Tuy nhiên chúng thậm chí có thể ứng dụng làm đèn dung nham tự chế khá thú vị. Để làm được đèn dung nham tự chế, bạn sẽ cần tới nước và dầu ăn cùng một viên Alka-seltzer.

Vì dầu và nước có mật độ và hai cực khác nhau, Khi bạn trộn chúng lại, nước sẽ lắng xuống đáy và dầu nổi lên trên. Để nhìn rõ nhất phần nước chìm xuống đáy, bạn có thể thêm một chút phẩm màu vào.

Khi thả một viên thuốc alka-seltzer, nó sẽ phản ứng với nước và làm cho các giọt màu nhanh chóng phun lên (dạng bóng khí) nhưng do bị lớp dầu chặn lại nên các lớp bóng khí lại tiếp tục chìm xuống đáy. Phản ứng thú vị này khiến bạn liên tưởng tới kiểu đèn dung nham thường thấy trên thị trường.

6. Biến nước thành đá ngay lập tức

Để biến nước nhanh chóng đóng băng trở thành đá, thí nghiệm này sẽ cần tới một khối băng. Đó là cách áp dụng với dạng nước thông thường khi chứa các hạt và tạp chất. Nhưng với nước tinh khiết, mọi thứ hoàn toàn khác. Chúng có thể đạt tới nhiệt độ còn thấp hơn cả nước thường trước khi đóng băng.

Nước tinh khiết có thể đóng băng và lạnh tới -40 độ C. Nếu bạn bỏ một chai nước tinh khiết chưa mở vào tủ lạnh trong vòng chưa đến 3 giờ, chai nước đó thậm chí sẽ có độ lạnh dưới mức nhiệt độ đóng băng thông thường.

Nhờ ứng dụng nguyên lý này, bạn chỉ cần đổ nước siêu lạnh này lên một khối băng nhỏ, chúng sẽ nhanh chóng biến thành đá lạnh ngay tức khắc.

7. Màn trình diễn với nước sắt từ

Thử nghiệm thú vị này sẽ cho phép bạn quan sát được từ trường. Tất cả những thứ cần thiết là oxit sắt, nước và một lọ thủy tinh. Khi bạn đặt một nam châm cực kỳ mạnh ở bên ngoài chai thủy tinh, các oxit sắt bên trong nước sẽ nhanh chóng bị hút lên, xếp chồng lên nhau, thậm chí di chuyển xung quanh lọ khi bạn đặt thanh nam châm ở bên ngoài.

8. Dung nham núi lửa làm bằng soda

Trong thí nghiệm này, chúng ta sẽ ứng dụng phản ứng hóa học giữa baking soda và giấm để tạo nên hiệu ứng phun trào nham thạch giống như thật.

Bạn sẽ cần chuẩn bị hỗn hợp baking soda, giấm và một mô hình núi lửa nhân tạo. Phản ứng giữa giấm và baking soda sẽ tạo ra khí CO2, áp lực tạo ra trong lòng mô hình núi lửa sẽ hình thành các bong bóng khí và gây ra phản ứng phun trào.

Tiến Thanh