8 tác hại “chết người” của công nghệ

Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị công nghệ là một trong những nguyên nhân làm bạn mất ngủ; ngoài ra, nếu nghiện internet thì bộ não của bạn đang chết dần không khác gì một người nghiện ma túy…

Điện thoại iPhone, máy tính xách tay, máy tính bảng là những bằng chứng của sự tiến bộ trong công nghệ. Trong một số khía cạnh, đó là tích cực. Chẳng hạn, khi tìm kiếm bằng Google với một mức độ vừa phải có thể tốt cho bộ não của bạn, cũng có những ứng dụng có thể giúp tăng cường chức năng và hoạt động của não bộ.

Tuy nhiên, những tiến bộ công nghệ cao cũng đi kèm với một số hậu quả không mong muốn. Não của chúng ta hoạt động ít dần vì sự xuất hiện của công nghệ cao, nhà thần kinh học Michael Merzenich cho biết trong cuốn sách “The Shallows: What The Internet Is Doing To Our Brains”, cảnh báo tác động của công nghệ đối với trí thông minh của con người, nguy hiểm tới mức không tưởng.

Vậy, làm thế nào mà công nghệ có thể tác động mạnh lên não của chúng ta và chúng có tác hại ra sao?

1. Gây mất ngủ

{keywords}

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh sáng màu xanh được phát ra bởi các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay có thể ngăn chặn sự phát triển của melatonin trong cơ thể vào ban đêm. Melatonin là một loại hóc-môn quan trọng giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của con người, nó cho bạn biết khi nào là ban đêm và khi nào cảm thấy buồn ngủ. Ánh sáng màu xanh có thể làm gián đoạn quá trình đó, làm cho bạn không thể đi ngủ theo theo gian hợp lý.

Mất ngủ sẽ có một số tác động tiêu cực lên não của bạn. Nếu bạn không ngủ đủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm, tâm trạng của bạn sẽ ngày càng xấu đi, giảm tập trung trong công việc và các vấn đề liên quan tới khả năng ghi nhớ, chưa kể đến việc một số mô não bị chết.

2. Gây phân tâm

Đây là một vấn đề không thực sự cần tới khoa học để chứng minh. Thực tế, công nghệ làm cho con người dễ dàng bị phân tâm, cho dù bạn đang lướt điện thoại, máy tính bảng trong thời gian rảnh rỗi hay thậm chí là lúc đang ăn.

{keywords}

Trong đó, thanh thiếu niên là nhóm đối tượng đặc biệt bị phân tâm hơn bao giờ hết bởi công nghệ. Một khảo sát trên 2.400 giáo viên do trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện năm 2012, cho thấy rằng, hầu hết các nhà giáo cảm thấy bị phân tâm hơn so với thế hệ trước.

Khoảng 87% giáo viên đã đồng ý với tuyên bố: “Công nghệ kỹ thuật số ngày nay đang tạo ra một thế hệ dễ dàng bị phân tâm với sự tập trung gắn ngũi”; trong khi 64% đồng ý với ý kiến ​​cho rằng, “công nghệ kỹ thuật số ngày nay hướng sinh viên đi ‘lạc lối’ đúng hơn là giúp đỡ họ trong việc học tập”.

3. Không thể nhớ nhiều…

Công nghệ làm con người khó khăn hơn để hình thành những ký ức mới. Như Nicholas Carr giải thích, bộ nhớ có hai loại: bộ nhớ làm việc tạm thời và trí nhớ dài hạn. Thông tin cần chuyển từ bộ nhớ làm việc vào bộ nhớ dài hạn để có thể được lưu trữ. Bất kỳ một hành động tạm nghỉ nào trong quá trình làm việc của bộ nhớ, như nói chuyện, dừng lại để kiểm tra email hoặc gửi một tin nhắn văn bản, đọc một bài viết… đều có thể xóa thông tin từ tâm trí của bạn trước khi việc chuyển giao vùng nhớ diễn ra.

{keywords}

Cũng có một giới hạn về số lượng thông tin bộ nhớ làm việc có thể lưu trữ cùng một lúc. Xử lý quá nhiều thông tin cùng một lúc sẽ giống như “đổ nước vào một chiếc ly liên tục từ ngày này qua ngày khác thì tất nhiên nước sẽ phải tràn ra ngoài”, chuyên gia Tony Schwartz nói với tờ The Huffington Post năm ngoái.

4. Vì vậy, cần Internet để nhớ giúp

Con người có thể ghi nhớ một lượng lớn kiến thức, như học thuộc toàn bộ từng chữ của một cuốn tiểu thuyết, nhưng công nghệ đã xóa tan tất cả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn biết Google hoặc điện thoại thông minh có thể lưu lại một mẩu thông tin cho bạn thì ít có khả năng bạn muốn lưu trữ nó trong bộ nhớ. Các nhà khoa học Mỹ thì so sánh internet như một “ổ cứng gắn ngoài” cho não của chúng ta.

{keywords}

5. Bạn đang quên ngày một nhiều hơn

Những người thuộc thế hệ trẻ ngày nay ngày càng mau quên hơn những người trên 55 tuổi của thế hệ trước, theo cuộc khảo sát “Xu hướng máy học” (năm 2013). Trong một thông cáo báo chí, nữ bác sĩ Patricia Gutentag coi công nghệ là một trong những thủ phạm chính. “Thế hệ sau này thường sử dụng công nghệ để làm nhiều việc, và họ làm ngơ với việc thiếu ngủ, tất cả đều dẫn đến mức độ cao của sự lãng quên”, Gutentag nói.

{keywords}

6. Bạn không thể tập trung vào những gì bạn đang đọc

Ngay cả khi bạn đã xa lánh tất cả phiền nhiễu, bạn vẫn sẽ không tiếp thu tốt các thông tin bạn đọc trực tuyến. Bạn có thể đổ lỗi cho văn bản quá dài để đọc… Tuy nhiên, thực tế các liên kết đầy màu sắc rải rác khắp các bài báo trực tuyến mới là một trong những nguyên nhân làm cho bộ não của bạn khó hoạt động tốt, nó có điện não ít hơn để xử lý những gì bạn đang đọc. Thậm chí chỉ cần đọc trên màn hình, giống như một máy tính xách tay hoặc iPad – có hoặc không có các đường dẫn liên kết – đã được chứng minh cũng làm giảm khả năng đọc – hiểu.

{keywords}

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đọc các văn bản có chứa liên kết đòi hỏi rất nhiều về mặt xử lý trong trí óc, đánh giá các siêu liên kết đó để quyết định có nên bấm vào hay không – điều này không liên quan đến quá trình đọc. Ngoài đường dẫn liên kết, những văn bản đó còn rải rác với hình ảnh, video và các quảng cáo thậm chí còn các nội dung khác tồi tệ hơn thế nữa.

7. Bạn không thể định hướng mà không có GPS

Vùng hippocampus trong não bộ của những người thường dựa vào GPS sẽ ít hoạt động. Hippocampus là một khu vực của não liên quan đến cả hai bộ nhớ và khả năng định hướng, theo một loạt các nghiên cứu được trình bày trong năm 2010 về sử dụng bộ nhớ não bộ. Trong đó, bao gồm việc sử dụng dấu hiệu trực quan để phát triển “bản đồ nhận thức” và nhớ đường, thay vì dựa trên các thiết bị có GPS, có thể ngăn chặn các vấn đề không tốt cho bộ nhớ sau này trong cuộc sống.

{keywords}

Một nghiên cứu năm 2008 của trường Đại học London phát hiện ra rằng, những người lái xe taxi phát triển vùng hippocampus hơn so với người không lái taxi – có lẽ bởi vì họ đã quá quen thuộc với điều hướng trong các thành phố sử dụng bộ nhớ của não, hơn là dựa vào GPS.

8. Khiến bộ não như của một người nghiện ma túy

Dành quá nhiều thời gian trên internet có thể gây ra những thay đổi trong não không khác gì những người lệ thuộc ma túy và rượu, theo một nghiên cứu năm 2012.

Người nghiện internet – đáng chú ý nhất là game thủ, là những người có thể bỏ ăn, trốn học và không ngủ để chơi cho đến hết. Những người này có vùng trắng và xám bất thường trong bộ não, bị tổn thương các vùng liên quan đến xử lý cảm xúc cũng như điều tiết sự chú ý và ra quyết định. Người nghiện rượu và nghiện ma túy có bất thường não bộ rất giống như vậy, nghiên cứu cho hay.

{keywords}

“Tôi đã thấy những người rời xa giảng đại học mà không có bằng cấp trong tay, hoặc cuộc hôn nhân của họ bị phá vỡ vì nghiện game trực tuyến”, tiến sĩ Henriette Bowden Jones, người điều hành một bệnh viện dành cho người nghiện internet tại Anh, nói với The Independent.

Tóm lại, chúng ta hãy nhắc nhở nhau rằng, bạn có sức mạnh để ngăn chặn “chảy máu” chất xám. Chỉ đăng nhập và sử dụng các ứng dụng công nghệ cần thiết trong những khoảng thời gian cụ thể, hợp lý.

Theo Khampha/Huffington Post