8 món ăn dặm lạ miệng mà dễ làm của bà mẹ 9x giúp con được trải nghiệm hương vị từ khi còn bé
Thay đổi món ăn theo giai đoạn phát triển của trẻ
Theo chị Trương Yến, hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm như: ăn dặm theo truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm chỉ huy (BLW). Nhưng chị không áp dụng cụ thể phương pháp nào, chị cho con ăn theo sở thích và xen kẽ các phương pháp với nhau để bé được trải nhiệm nhiều món ăn da dạng.
“Tuy nhiên, các món ăn dặm của con trai mình luôn đảm bảo đinh dưỡng, giàu đạm thực vật, nhiều rau củ và trái cây, ít đạm động vật. Mọi người thường nghĩ phải ăn đạm động vật mới đầy đủ dinh dưỡng để phát triển. Nhưng mình cho rằng chỉ ăn ở mức vừa phải, chị Yến chia sẻ.
Chị Yến và con trai trong ngày sinh nhật
Trẻ trong độ tuổi ăn dặm là lúc học cách phân biệt mùi vị, cho nên chị Trương Yến luôn cố gắng chế biến các món ăn phong phú từ thực đơn cho đến gia vị để bé được nếm trải nhiều hương vị khác nhau ngay từ khi còn nhỏ.
Theo chị Yến, trẻ nhỏ khi ăn dặm rất thích các mùi vị lạ. Trong đó, gia vị dùng trong các món ăn đa dạng như: hành, tỏi, gừng, quế, các loại thảo mộc, lá thơm… giúp con làm quen các mùi vị, tránh kén ăn và có nhiều tác dụng với sức khỏe.
Với những món tự nấu, chị Yến luôn cố gắng chọn nguồn nguyên liệu sạch và có nguồn gốc, không mua các loại cháo dinh dưỡng bên ngoài.
Tùy từng giai đoạn phát triển của bé, chị sẽ thay đổi món ăn đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của cơ thể. Những khi bé ốm, chị thường cho con uống các loại nước như: nước ép từ xoài, nho, cam, táo, bưởi… giúp tăng sức đề kháng. Trong quá trình cho bé ăn dặm, chị không ép con ăn và không mở tivi hay cho con dùng điện thoại.
Một số món ăn tốt cho sức khỏe của bé
1. Sốt Hummus
Nguyên liệu: Nửa chén đậu gà (chickpeas), 2 tép tỏi (có thể bỏ qua nếu bé dưới 10 tháng), 2 muỗng nước cốt chanh, dầu olive.
Cách làm: Ngâm đậu gà qua đêm cho nở. Sau đó vớt đậu ra cho ráo nước, tiếp đó hầm đậu cho mềm, xay đậu đã hầm cùng với nước luộc đậu, thêm tỏi, chanh và dầu olive vào xay cùng cho tới khi nào hỗn hợp bông và mịn.
Sau đó cho sốt ra tô, bọc màng thực phẩm để vào tủ lạnh tầm 30 phút. Sau 30 phút lấy ra và cho thêm dầu olive ở giữa tô sốt là có thể ăn được.
2. Cà ri chay
Nguyên liệu: Đậu lăng , đậu gà , đậu hũ , bắp nếp , cà rốt , khoai tây và hành tây
Cách làm : Đậu gà, đậu lăng ngâm qua đêm, còn cà rốt, khoai tây, hành tây thái hạt lựu. Hầm đậu cho mềm, sau đó bỏ đậu hũ, cà rốt, khoai tây, hành tây và bắp nếp vào hầm chung. Thêm bột cà ri và nước cốt dừa cho béo, có thể thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cuối cùng, thêm bột bắp để tạo độ sánh cho cà ri.
3. Cơm và cá basa nướng giấy bạc, súp lơ, canh
Nguyên liệu: Gạo, cá, dầu mè, đường thốt nốt, hạt nêm, tỏi
Cách làm: Cơm nấu như bình thường. Với cá, sau khi cá rửa sạch cho vào ướp với dầu mè và đường thốt nốt tỉ lệ 1:1 rồi thêm tiêu, tỏi băm, hạt nêm Nhật (cho bé trên 1 tuổi). Sau đó đem bọc giấy bạc, nướng ở nhiệt độ 200 độ C tầm 10- 15 phút tuỳ lò.
Súp lơ cho vào nồi hấp, mềm là được. Canh mồng tơi nấu tôm như các gia đình vẫn làm.
4. Gà nướng Rosemary
Nguyên liệu: Lá Rosemary hoặc Basil, 2 muỗng canh dầu olive, nửa muỗng canh bơ nhạt (bơ động vật), tỏi, hành, tiêu, muối, đường, bột nêm tuỳ khẩu vị.
Cách làm: Rửa gà sạch để thật ráo nước và ướp các nguyên liệu vào ít nhất 5 tiếng cho ngấm rồi đưa đi nướng. Tiếp đó, nướng gà nhiệt độ 180 độ C trong vòng 15-20 phút. .
5. Bánh dứa Hồng Kông
Nguyên liệu:
Phần nhân: Nửa trái dứa to khoảng 40-50gr, đường thốt nốt, nước cốt chanh.
Phần vỏ (cho bé trên1 tuổi ): 75gr bột mì đa dụng, nửa lòng đỏ trứng gà, 60gr bơ lạt, 18gr sữa đặc, sữa tươi.
Cách làm:
Phần nhân: Băm nhuyễn trái dứa hoặc xay (không xay nhuyễn quá) rồi trộn với đường, sau đó để từ 15-20 phút cho dứa ra nước .
Sên nước dứa trên lửa nhỏ, đảo đều cho tới khi đặc lại. Trong khi sên thêm vài giọt nước cốt chanh, bé dưới 1 tuổi nên dùng nước lọc.
Phần vỏ: Trộn bơ với lòng đỏ trứng và sữa đặc cho tới khi tan đều. Rây bột mì và trộn đều nặn khối sau đó cho vào khay, bỏ tủ lạnh trong vòng 1 tiếng, lbột ra khỏi tủ lạnh vo thành viên cho nhân vào giữa và nặn thành hình theo ý thích (vo phần nhân và vỏ sát nhau để bánh không bị nứt lúc nướng).
Lấy dao nhúng nước và cứa thành hình caro. Pha chút lòng đỏ trứng và sữa tươi rồi quết lên mặt bánh 1 lớp mỏng. Làm nóng lò ở 170-180 độ C trong vòng 5-10 phút. Sau đó đem nướng trong vòng 15-17 phút hoặc tới khi nào thấy mặt bánh vàng ươm và có thể nhấc bánh ra khỏi khay .
6.Bánh Flan chay
Nguyên liệu: Đậu gà, bí dỏ, nước cốt dừa
Cách làm: Đậu gà ngâm qua đêm cho nở, xay đậu gà với bí đỏ cùng với nước lọc (cứ 1 phần đậu gà + bí đỏ thì thêm 3,5 – 4 phần nước). Lấy nửa chén đậu gà với 5 miếng bí đỏ vắt lấy nước cốt. Bắc nước cốt đậu bí lên bếp, nấu nhỏ lửa cho tới khi sệt sệt lại. Tiếp đó bỏ nước cốt dừa vào và tắt bếp. Đổ ra khuôn chờ khoảng 2-3 tiếng là đông lại.
7. Sữa bí đỏ
Nguyên liệu: bí đỏ, sữa tươi, sữa đặc
Cách làm: Bí đỏ nướng trong giấy bạc ở nhiệt độ 230 độ trong 30-40 phút sao cho bí mềm. Sau đó xay bí đỏ nướng cùng sữa tươi, cứ 1 phần bí thì 2 phần sữa (có thể cho thêm sữa đặc) rồi lọc qua rây và cho bé uống .
8. Súp bí đỏ
Nguyên liêụ: Đậu gà, bí đỏ, nước cốt dừa, đậu gà, đậu lăng, hành tây hoặc tỏi
Cách làm: Đậu gà và đậu lăng ngâm qua đêm cho nở. Hành tây hoặc tỏi đảo sơ với dầu ăn rồi cho bí đỏ, đậu vào đảo. Tiếp đó cho nước dùng vào ngang mặt bí rồi hầm tới khi đậu với bí mềm. Sau khi hoàn tất đưa tất cả ra xay rồi rưới nước cốt dừa lên cho bé ăn.
Phúc Linh
5 mỹ nhân Hàn từng bị tố mắc bệnh ngôi sao: Song Hye Kyo yêu sách, Jeon Ji Hyun chảnh chọe