8 bước viết công thức nấu ăn chuyên nghiệp thu hút độc giả

Nấu ăn là một nghệ thuật nhưng để viết công thức nấu ăn chuyên nghiệp mà ai cũng có thể sử dụng, nó cần đến khoa học. Không phải cứ nấu thành công món ăn là bạn có thể viết nên một công thức đúng, nó cần có quy tắc.

Cắt củ hành tây như thế nào cho đúng?

Nên viết nguyên liệu nào trước, nguyên liệu nào sau?

Có cả một nghệ thuật viết công thức nấu ăn dành riêng cho lĩnh vực này.

Cho dù bạn là một food content writer, blogger, tác giả sách, biên tập viên, chuyên gia dinh dưỡng hay giám đốc nhà hàng ẩm thực. Bạn nên nắm được nghệ thuật viết công thức này bởi nó sẽ mang đến cho bạn những kiến thức đúng, rõ ràng thú vị và cả sự chuyên nghiệp.

Còn nếu chưa biết cách tạo dựng blog ra sao thì tham khảo dịch vụ Set up blog từ A – Z với chi phí rất rẻ tại đây.

8 bước viết công thức nấu ăn chuyên nghiệp thu hút độc giả

Để viết công thức một cách chuyên nghiệp hơn, bạn có thể bắt đầu từ:

1. Tiêu đề chính xác & thu hút

Tiêu đề cần phải đề cập đến các thành phần chính và hương vị. Chẳng hạn như “gà hấp cải bẹ xanh” hoặc “bánh mì phô mai bơ tỏi”. Rồi thêm vào đó một hoặc một vài tính từ để làm cho công thức nấu ăn của bạn thêm hấp dẫn và thu hút người đọc.

Ví dụ: Cách làm bánh mì phô mai bơ tỏi Hàn Quốc thơm ngậy ngất ngây

Tham khảo thêm: 7 bí kíp đặt tiêu đề ẩm thực thu hút người đọc để có thể tạo nên một tiêu đề ẩm thực tốt cho bạn.

2. Mô tả thú vị

Mục này sẽ giúp bạn giới thiệu về món ăn. Nó cũng là phần quan trọng giúp bài viết của bạn trở nên nổi bật, khiến người đọc muốn đọc tiếp phần sau.

Đầu tiên, hãy cho người đọc biết lý do bạn đưa ra công thức này bằng cách trả lời một trong những câu hỏi sau:

  • Điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn để tạo ra món ăn này?
  • Bạn đã mất hết hàng tháng trời chỉ để hoàn thiện công thức này?
  • Bạn có kỷ niệm gì với món ăn này không?
  • Tại sao món ăn này quan trọng với bạn?
  • Món ăn này có thể được nấu / nướng vào dịp nào?

Những câu chuyện trên không chỉ giúp tạo ra sự khác biệt mà còn khiến người đọc cảm thấy hấp dẫn hơn bên cạnh công thức có vẻ hơi “khô khan”. Tiếp theo hãy mô tả hương vị món ăn khi hoàn thiện một cách hấp dẫn nhất. Đừng quên kêu gọi độc giả cùng vào bếp với bạn ngay nhé.

Ví dụ: Những ngày gần đây, không khó để thấy bánh mì phô mai bơ tỏi Hàn Quốc đang làm mưa làm gió khắp các trang mạng xã hội. Không biết món bánh này có gì đặc biệt mà khiến các chị em mê mẩn đến thế nên mình đã mày mò làm thử. Ai ngờ làm xong đúng là mê luôn hương vị của nó các bạn ạ. 

Điểm đặc biệt của món bánh này chính là ở mùi hương thơm lừng hòa quyện độc đáo giữa tỏi nướng, sốt bơ phô mai tan chảy vừa ngầy ngậy, mằn mặn lại ngòn ngọt nhẹ nhàng như tan nơi đầu lưỡi. Vỏ bánh giòn tan, ruột bánh thì lại mềm mại ôm lấy phần nhân bơ tỏi phô mai béo ngậy, thơm lừng. Ui ngon dã man, ăn một miếng muốn ăn tiếp miếng thứ hai, thứ ba luôn, thảo nào nó lại hot đến như vậy. Cách chế biến thì cũng không hề khó, tranh thủ cuối tuần, các bạn thử vào bếp xem có mê như tôi không nhé!

3. Liệt kê tóm tắt về món ăn

Bao gồm: thời gian chuẩn bị, thời gian nấu nướng, số lượng khẩu phần, độ khó. Điều này sẽ giúp người đọc có một hình dung khái quát về món ăn, thời gian cần chuẩn bị cũng như số lượng.

Ví dụ: 

  • Chuẩn bị: 15 phút
  • Nấu/Nướng: 15 phút
  • Khẩu phần: 8 bánh
  • Độ khó: Trung bình

4. Danh sách nguyên liệu

Đây chính là phần cốt lõi của công thức nấu ăn. Hãy sắp xếp các thành phần dạng liệt kê theo thứ tự xuất hiện trong các bước nấu.

Nếu bạn thêm nhiều thành phần cùng một lúc, hãy liệt kê các thành phần đó theo thứ tự khối lượng giảm dần.

Nếu một nguyên liệu được sử dụng hai lần trong công thức, hãy liệt kê ở nơi nó được sử dụng lần đầu tiên. 

Tiếp theo hãy sử dụng một đơn vị thống nhất cho cùng một nguyên liệu. Nếu bạn sử dụng chữ viết tắt (phổ biến), hãy sử dụng chúng trong toàn bộ công thức. Tránh viết các đơn vị khác nhau liên tiếp trong phần nguyên liệu. Nếu bạn muốn mô tả rõ hơn hãy cho chúng vào trong ngoặc đơn.

Khi viết công thức nấu ăn có các thành phần cho các khâu riêng biệt (ví dụ: vỏ bánh và nhân bánh), thì bạn nên tách chúng thành các phần khác nhau. Ghi riêng nguyên liệu của các khâu.

Cuối cùng, khi liệt kê các món, luôn nghiêng về việc sử dụng thuật ngữ chung chứ không phải tên thương hiệu, trừ khi nó quan trọng đối với món ăn này.

Ví dụ: Nguyên liệu làm bánh mì phô mai bơ tỏi Hàn Quốc

Nguyên liệu làm bánh mì:

  • 164 gr bột mì
  • 16 gr đường
  • 1 quả trứng
  • 2 gr muối
  • 50 gr sữa tươi 40 độ
  • 4 gr men nở
  • 46 gr nước
  • 12 gr dầu ăn (bạn có thể thay dầu ăn bằng bơ đun chảy)

Nguyên liệu phần kem phô mai:

  • 4 miếng phô mai (dùng phô mai con bò cười hay bất cứ loại nào trên thị trường)
  • 2 muỗng sữa đặc
  • 1 ít muối
  • 2 muỗng canh mayonnaise

Nguyên liệu phần sốt tỏi:

  • 100 gr bơ nhạt
  • 8 tép tỏi băm nhỏ
  • 1 muỗng canh sữa tươi
  • 2 muỗng canh đường bột
  • 1/2 muỗng cafe muối
  • 1 muỗng cà phê lá thymes (dùng bất kì loại lá thơm nào hoặc lá ngò)

5. Các nước thực hiện

Khi viết hướng dẫn công thức nấu ăn hãy viết theo từng bước. Chia nhỏ thành các hành động đơn giản. Các bước dài, phức tạp nên được tách thành các đoạn văn riêng để làm cho người đọc dễ theo dõi hơn.

Cùng với đó hãy sử dụng ngôn ngữ thực tế kết hợp với thuật ngữ nấu ăn và nướng bánh biểu thị hành động một cách rõ ràng, để đảm bảo kết quả chính xác. Tránh sử dụng ngôn từ hoa mỹ với những tính từ không cần thiết sẽ làm người đọc bị rối. 

Trong quá trình thực hiện nếu cần sử dụng thiết bị hãy tìm hiểu thật cụ thể về kích thước, hình dạng (chẳng hạn: dùng khuôn 16cm). Hãy cho người đọc biết họ có thể thay thế thiết bị này cho một loại thiết bị khác (chẳng hạn: máy xay sinh tố có thể hoạt động trong trường hợp không có máy xay thực phẩm). 

Công thức nấu ăn cần ghi chính xác nhiệt độ và thời gian nấu để người đọc có thể dễ dàng thao tác căn chỉnh cho phù hợp (chẳng hạn: nướng trong 20 – 25 phút ở 175 độ C).

Việc thêm gợi ý về hình dạng, cảm giác và mùi của đồ ăn ở các bước khác nhau cũng giúp người đọc dễ dàng hình dung hơn (chẳng hạn: bạn nhào khoảng 5 – 7 phút đến khi bột bánh mì dẻo mịn, không dính tay là đạt yêu cầu).

Phần cuối cùng của công thức nấu ăn nên chỉ ra cách hoàn thiện món ăn như thế nào, trình bày món ăn ra sao cho bắt mắt. Cùng với những mô tả về hương vị để người đọc biết liệu họ đã làm đúng như những gì mong đợi hay chưa.

8 bước viết công thức nấu ăn chuyên nghiệp thu hút độc giả 1

Đừng quên gợi ý cách trang trí món ăn cho độc giả cho công thức nấu ăn của mình

6. Đề xuất cách bảo quản

Bao gồm hướng dẫn về cách bảo quản thức ăn thừa. Chẳng hạn như nhiệt độ bảo quản bao nhiêu là thích hợp, có phải tránh ánh nắng trực tiếp không? Nên để trong ngăn mát tủ lạnh hay ngăn đá tủ lạnh?

Với những món ăn phức tạp hãy ghi một cách chi tiết cho độc giả.

7. Chỉnh sửa lại công thức nấu ăn hoàn chỉnh

Khi đã viết nháp xong, đây là lúc bạn đọc và chỉnh sửa lại công thức nấu ăn. Hãy đọc và rà soát xem có sai chính tả hay không? Có cần bổ sung, cắt gọt cái gì không? Kiểm tra con số, tài liệu tham khảo, ghi chú đã chính xác hay chưa.

Nếu có thể, hãy kiểm tra bài viết ở những thời điểm khác nhau: vừa viết xong, sau khi viết 1 tiếng, sau khi viết 1 ngày… 

8. Hãy thêm những bức ảnh/video chất lượng

Nó sẽ làm cho bài viết công thức nấu ăn trở nên thực tế và thu hút hơn bao giờ hết. Không cần phải có máy ảnh bạn mới có được những tấm hình bắt mắt. Chỉ cần biết decor một chút cộng với một chiếc điện thoại chụp ảnh tốt bạn hoàn toàn có thể tự “sản xuất” được rồi.

Bạn có thể quay lại video đơn giản như thế này và đưa vào bài công thức nấu ăn của mình

Bên cạnh việc đầu tư thời gian và công sức để tạo nên những món ăn hấp dẫn. Hãy dành thời gian đầu tư cho bài viết công thức nấu ăn để đảm bảo nó chuyên nghiệp và hữu ích nhất cho độc giả. Từ đó giữ chân họ lại ở trang blog của bạn.

Hy vọng các bước trên đây sẽ giúp bạn viết nên công thức nấu ăn hoàn hảo và khiến blog của mình trở nên chuyên nghiệp hơn.

——————–

Bạn quan tâm đến ẩm thực và muốn phát triển kỹ thuật viết lách trong lĩnh vực này? 

Tham gia cộng đồng những cây viết về ẩm thực. Nơi cùng nhau học tập, chia sẻ, thảo luận, tìm kiếm các cơ hội liên quan tới viết lách, viết về ẩm thực, viết công thức nấu ăn tại: Yêu viết lách, mê ẩm thực.

Hãy đăng ký MIỄN PHÍ ngay ebook: “Hướng dẫn chi tiết cách viết nội dung ẩm thực” – tài liệu “cầm tay chỉ việc” để có thể trở thành cây viết ẩm thực và tự sáng tạo nội dung cho thương hiệu của mình TẠI ĐÂY.

Tiêu đề chính xác & thu hút là ntn?

Tiêu đề cần phải đề cập đến các thành phần chính và hương vị. Chẳng hạn như “gà hấp cải bẹ xanh” hoặc “bánh mì phô mai bơ tỏi”. Rồi thêm vào đó một hoặc một vài tính từ để làm cho công thức nấu ăn của bạn thêm hấp dẫn và thu hút người đọc.

Làm sao để viết mô tả thú vị?

Những câu chuyện trên không chỉ giúp tạo ra sự khác biệt mà còn khiến người đọc cảm thấy hấp dẫn hơn bên cạnh công thức có vẻ hơi “khô khan”. Tiếp theo hãy mô tả hương vị món ăn khi hoàn thiện một cách hấp dẫn nhất. Đừng quên kêu gọi độc giả cùng vào bếp với bạn ngay nhé.

Liệt kê tóm tắt về món ăn

Bao gồm: thời gian chuẩn bị, thời gian nấu nướng, số lượng khẩu phần, độ khó. Điều này sẽ giúp người đọc có một hình dung khái quát về món ăn, thời gian cần chuẩn bị cũng như số lượng.

Danh sách nguyên liệu

Đây chính là phần cốt lõi của công thức nấu ăn. Hãy sắp xếp các thành phần dạng liệt kê theo thứ tự xuất hiện trong các bước nấu. Nếu bạn thêm nhiều thành phần cùng một lúc, hãy liệt kê các thành phần đó theo thứ tự khối lượng giảm dần. Nếu một nguyên liệu được sử dụng hai lần trong công thức, hãy liệt kê ở nơi nó được sử dụng lần đầu tiên. 

Xem thêm:

5/5 – (2 bình chọn)