7+ tác hại của điện thoại thông minh đối với sức khỏe con người
7 tác hại của điện thoại thông minh đối với sức khỏe con người
Nội Dung Chính
1. Điện thoại thông minh có lượng vi khuẩn nhiều gấp 10 lần bồn cầu
Hầu hết các đồ vật chúng ta tiếp xúc hàng ngày đều chứa vi khuẩn, và điện thoại thông minh cũng không ngoại lệ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng: 1 chiếc điện thoại thông minh chứa số lượng vi khuẩn, vi trùng nhiều gấp 10 lần so với 1 chiếc bồn cầu. Và trong số 6 chiếc điện thoại thông minh thì có ít nhất một chiếc dính phân, 16% trong số đó chứa vi khuẩn E.coli.
1 chiếc điện thoại thông minh chứa số lượng vi khuẩn, vi trùng nhiều gấp 10 lần so với 1 chiếc bồn cầu (Ảnh: Internet)
Lý do là chúng ta thường có thói quen mang điện thoại đi khắp nơi, thậm chí mang cả vào nhà vệ sinh. Sau khi đi vệ sinh xong, nhiều người không rửa tay kỹ khiến phân và vi khuẩn bám vào bề mặt điện thoại. Bên cạnh đó, rất ít người có thói quen vệ sinh bề mặt điện thoại thường xuyên. Điều này khiến vi khuẩn, vi trùng tích tụ lại quanh chiếc điện thoại. Lâu dần, chính chiếc điện thoại trở thành ổ vi trùng, vi khuẩn khổng lồ có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy dùng một chiếc khăn thấm dung dịch cồn an toàn có thể sử dụng cho thiết bị điện tử, dùng khăn lau sạch chiếc điện thoại của bạn ít nhất 1 ngày/lần để loại bỏ bụi bặm và vi khuẩn.
2. Text neck – hội chứng đau cổ
“Text neck” là hội chứng đau cổ xuất hiện ở những người thường xuyên sử dụng điện thoại và các thiết bị công nghệ.
Khi cúi xuống nhắn tin, lướt web, chơi game hoặc đọc báo,… theo một góc cố định (khoảng 60 độ) trong thời gian dài, cơ cổ sẽ chịu áp lực tương đương với lực cõng một bé trai nặng 27 kg.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra: mỗi người trung bình dành 2-4 tiếng nhìn vào màn hình điện thoại, điều này tương đương với 700-1400 giờ mỗi năm chúng ta tự tạo thêm áp lực cho cột sống. Tình trạng này kéo dài sẽ làm đau cơ cổ, nặng hơn bạn có thể bị đau dây thần kinh phía vai, lưng và cánh tay.
“Text neck” là hội chứng đau cổ xuất hiện ở những người thường xuyên sử dụng điện thoại và các thiết bị công nghệ (Ảnh: Internet)
Để tránh hội chứng text neck, bạn nên:
+ Ngồi hoặc đứng đúng tư thế
+ Khi sử dụng điện thoại, cần giữ điện thoại ở ngang tầm mắt
+ Xoa bóp nhẹ nhàng, đúng cách để giảm cứng và đau cơ cổ
+ Sử dụng túi chườm nóng hoặc đá, đặt vào các vị trí đau ở cổ và lưng trên
+ Hạn chế tư thế bất động kéo dài. Khi làm việc với máy tính hoặc điện thoại, bạn nên thường xuyên ngả người, xoay cổ về trước, sau và nghiêng sang hai bên nhằm làm giảm cơn đau và cứng cơ cổ.
+ Sử dụng các bài tập cơ cổ để cải thiện sức bền và tăng cường cơ cổ.
+ Sử dụng công nghệ: sử dụng các ứng dụng hoặc thiết bị theo dõi thời gian bạn ngồi ở một tư thế bất động để đưa ra phân tích về tư thế đó.
3. Ảnh hưởng tới giấc ngủ
Nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại và các thiết bị điện tử có thể gây ức chế hormone melatonin – một chất giúp duy trì nhịp sinh học của cơ thể.
Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có thể khiến bạn khó ngủ hơn (Ảnh: Internet)
Khi cơ thể bị phá vỡ nhịp sinh học sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ, giấc ngủ không yên, dễ thức muộn vào buổi sáng, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Để hạn chế tình trạng này, bạn nên ngưng sử dụng hoàn toàn điện thoại và các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ.
4. Ảnh hưởng tới thị lực
Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại có bước sóng ngắn, mang mức năng lượng cao. Vì thế, khi ánh sáng xanh đi qua giác mạc trong sẽ dễ làm tổn thương các tế bào võng mạc. Bên cạnh đó, tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài có thể gây chết các tế bào thị giác, làm nhức mỏi mắt, rối loạn điều tiết mắt, gây khô, nhức, nhìn mờ và nhòe màu. Thậm chí, ở thể nặng hơn, bạn có thể sẽ bị mù.
Sử dụng điện thoại thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới thị lực (Ảnh: Internet)
Để tránh mắc các tật khúc xạ về mắt do sử dụng điện thoại, bạn nên:
+ Hạn chế sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử như máy tính khi không cần thiết
+ Thường xuyên nghỉ ngơi để đôi mắt được thư giãn.
Đọc thêm:
5. Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Một nghiên cứu thực hiện bởi trường Đại học Y khoa Feinberg chỉ ra rằng: những người thường xuyên sử dụng điện thoại nhiều hơn 68 phút mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với người bình thường.
Nguyên nhân là: Các tia bức xạ phát ra từ điện thoại làm kích thích căng thẳng thần kinh não, từ đó khiến người sử dụng luôn cảm thấy hồi hộp, lo lắng. Bên cạnh đó, các thông tin tiêu cực từ các trang mạng xã hội cũng dễ khiến chúng ta cảm thấy tổn thương và dễ bị cô lập.
Để cải thiện tình trạng này, bạn nên:
+ Tắt chuông thông báo các ứng dụng như Facebook, Zalo, TikTok,…
+ Cất điện thoại ở nơi khác khi bạn cần tập trung làm việc hoặc học bài
+ Lên kế hoạch sử dụng điện thoại theo từng mốc thời gian cụ thể
+ Dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoài trời, ăn uống, vận động, sinh hoạt cùng gia đình
6. Gây tê và đau tay
Sử dụng trong thời gian quá lâu sẽ khiến máu khó lưu thông, dẫn đến trình trạng tê tay. Bên cạnh đó, việc sử dụng ngón tay để lướt điện thoại quá nhiều sẽ có thể khiến bạn bị tê ngón tay, đau khớp ngón tay hoặc bị “đơ” ngón tay, ngón tay không thể co duỗi ra được.
Để khắc phục tình trạng này, khi sử dụng điện thoại, bạn nên thường xuyên xoa bóp tay, xoay các khớp ngón tay cho máu lưu thông, để các ngón tay linh hoạt hơn.
7. Khiến bạn xa lánh mọi người
Trong thế giới hiện đại, mọi người đều có xu hướng sử dụng điện thoại và các thiết bị thông minh nhiều hơn. Khi quá tập trung vào các thiết bị này sẽ khiến họ quên đi việc cần kết nối, nói chuyện trực tiếp với những người xung quanh mình.
Sử dụng điện thoại di động và nguy cơ ung thư?
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ chắc chắn giữa việc sử dụng điện thoại và ung thu hoặc các khối u ở con người.
Tuy vậy, nếu bạn vẫn lo lắng về bức xạ từ điện thoại di động, bạn có thể hạn chế sử dụng điện thoại di động hoặc sử dụng điện thoại ở chế độ loa ngoài hoặc sử dụng với tai nghe.