7 Nguyên tắc chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi tại nhà cần lưu ý | Cleanipedia

Bệnh sởi ở trẻ em là gì?

Bệnh sởi được gây nên bởi virus sởi. Bệnh sởi lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, khiến người bệnh sốt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa, viêm kết mạc mắt, thậm chí còn có ban đỏ lan nhanh từ mặt đến toàn thân. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể lan nhanh thành dịch. 

Bệnh sởi thông thường sẽ được chia làm 2 dạng: bệnh sởi có biểu hiện thể điển hình và bệnh sởi có biểu hiện thể không điển hình.

Bệnh sởi diễn biến nhanh và nặng là do đâu?

Bệnh sởi ở trẻ em thường lây nhanh hơn nếu trẻ không khỏe, mệt mỏi, kiệt sức, cơ thể có sức đề kháng yếu bởi lúc này, khả năng miễn dịch và tự phục hồi của cơ thể thường chậm hơn. Hơn nữa, trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm vắc-xin phòng sởi hoặc trẻ đã tiêm nhưng chưa đủ số mũi cũng có nguy cơ bệnh diễn biến nặng hơn.

Ngoài ra, dịch sởi thường diễn biến nghiêm trọng, lanh nhanh hơn vào mùa đông xuân, khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, trong những thời điểm khác, nếu không kịp thời điều trị thì bệnh sởi vẫn có thể diễn biến nhanh với tốc độ chóng mặt.

Ngoài ra, bệnh sởi ở trẻ em có thể diễn biến nghiêm trọng, lây thành dịch khi người bệnh tiếp xúc gần với người khác do virus lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Do đó, ở những nơi đông người như khu dân cư, trường học, bệnh viện,… bệnh sởi có thể lây lan nhanh chóng. 

Ban đỏ sởiBan đỏ sởi

Triệu chứng bệnh sởi là gì?

Thể điển hình

Bệnh sởi ở trẻ em thể điển hình thường chia thành 4 giai đoạn bệnh:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Từ 7–14 ngày. Ở giai đoạn này, trẻ chưa có bất kỳ triệu chứng nào.

  • Giai đoạn khởi phát: 2–4 ngày. Trẻ sẽ bắt đầu có những triệu chứng bệnh đầu tiên như mệt mỏi kéo dài, sốt cao đến 40 độ C, cảm giác nhức đầu, các cơ đều đau mỏi. Hơn nữa, trẻ còn có thể bị viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, viêm thanh quản cấp. Ở một số trẻ bệnh nặng hơn, bố mẹ có thể thấy hạt koplik (các hạt nhỏ khoảng 0,5–1mm, màu trắng, có quầng ban đỏ) trên niêm mạc má của trẻ (vị trí bên trong miệng, ngang răng hàm trên).

  • Giai đoạn toàn phát: Bệnh sởi ở trẻ em khi vào giai đoạn toàn phát sẽ kéo dài 2–5 ngày. Lúc này, trẻ bắt đầu phát ban, những nốt ban hồng, khi căng da lên thì không còn thấy nữa. Ban đầu, các nốt ban chỉ xuất hiện ở tai, gáy, trán rồi dần lan ra khắp mặt, cổ và toàn thân. Khi nốt phát ban mọc hết trên toàn thân thì trẻ dần hạ sốt.

  • Giai đoạn phục hồi: Khi vào giai đoạn cuối cùng của bệnh, ban sẽ bắt đầu chuyển sang màu xám, bong ra và có phấn sẫm màu, gây nên các vết thâm trên da của trẻ. Thông thường, các nốt phát ban sẽ biến mất trước trên gương mặt, giống với thứ tự khi chúng xuất hiện. Và ở giai đoạn này, sốt cũng như các biến chứng sẽ không còn nữa, bệnh tự khỏi, chỉ tình trạng ho ở trẻ là kéo dài 1-2 tuần.

Thể không điển hình

Bệnh sởi ở trẻ em thể không điển hình thường không có những triệu chứng quá rõ rệt như ở thể điển hình. Một số triệu chứng có thể thấy như sốt nhẹ, phát ban ít, viêm long nẹh. Bạn có thể “bắt bệnh” bằng cách kiểm tra thêm một số yếu tố khác như trẻ có đang trong vùng dịch hay không, có tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi là mắc bệnh không, đã tiêm phòng đủ mũi hay chưa,…  

Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Khi bệnh sởi ở trẻ em diễn biến nặng, trẻ có các dấu hiệu dưới đây thì bố mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất:

  • Trẻ khó thở, thở nhanh

  • Sốt cao liên tục trên 39 độ C

  • Trẻ mệt mỏi, không ăn uống

  • Đã phát ban toàn thân nhưng vẫn sốt

7 Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi tại nhà cần lưu ý

#1 Luôn theo dõi nhiệt độ hằng ngày của trẻ

Theo dõi nhiệt độ hàng ngày của trẻ, khi trẻ có biểu hiện ho, sổ mũi, nghẹt mũi nên vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối sinh lý. Không nên sử dụng các chế phẩm không rõ nguồn gốc, nhỏ mắt bằng thuốc chloramphenicol 0,1% khoảng 3 – 4 lần/ngày.

Đo thân nhiệt trẻ sơ sinh ở náchĐo thân nhiệt trẻ sơ sinh ở nách

#2 Cho trẻ ăn loại thức ăn dễ tiêu hóa

Cho trẻ ăn thức ăn nhẹ, lỏng, dễ tiêu hóa, đủ chất. Đối với trẻ còn bú mẹ cần được bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng. Trẻ đang ăn dặm, ngoài sữa mẹ cần ưu tiên những thực phẩm giàu protid và caroten để nhanh chóng phục hồi sức khỏe; tránh bị suy dinh dưỡng và biến chứng do bệnh sởi ở trẻ em mang lại.

#3 Thường xuyên bù nước cho trẻ

Khi trẻ mắc bệnh sởi dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều. Vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 – 8 cốc nước/ngày. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.

Thường xuyên bù nước cho trẻThường xuyên bù nước cho trẻ

#4 Giữ vệ sinh cá nhân của trẻ mỗi ngày

Giữ vệ sinh cá nhân, thân thể tốt để da trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn. Thường xuyên thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ. Cho trẻ ở phòng sáng, thoáng đãng, tránh gió lùa.

#5 Dọn dẹp, tiệt trùng khu vực trẻ chơi đùa

Khu vực trẻ chơi đùa luôn cần được quan tâm và chú ý. Bởi chúng có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là virus bệnh sởi ở trẻ em. Nếu không được tiệt trùng mỗi ngày, bệnh của bé sẽ rất lâu khỏi và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Đặc biệt là khu vực sàn nhà,  đây là nơi trẻ thường tiếp xúc trực tiếp. Sàn nhà còn là nơi nhiều người qua lại nên rất dễ chứa vi khuẩn gây hại cho bé. Vì vậy, việc lựa chọn nước lau sàn để vệ sinh sàn nhà là vấn đề rất quan trọng mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Trên thị trường hiện nay, Sunlight hương hoa thiên nhiên là dòng sản phẩm được nhiều hộ gia đình tin tưởng sử dụng, đã được Viện da liễu trung ương kiểm định và chứng nhận an toàn cho da. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng việc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đây là dòng sản phẩm dịu nhẹ với nồng độ pH thấp (=7), không chứa chất tạo màu, rất an toàn cho làn da nhạy cảm ở trẻ nhỏ.

Đặc biệt, Sunlight lau sàn hương hoa thiên nhiên được chiết xuất từ trà trắng và bột phấn, hoạt động hiệu quả trên mọi loại sàn nhà, mang đến khả năng đánh bật mọi vết bẩn chỉ sau một lần lau. Giờ đây, bạn đã có thể yên tâm để bé vui chơi trên sàn nhà thỏa thích, không phải lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

#6 Người chăm trẻ cũng cần được khử trùng

Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên bằng thuốc sát khuẩn hoặc xà phòng… Làm sạch khuẩn những nơi vi khuẩn có thể lây lan bệnh sởi ở trẻ em. Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của trẻ đang mắc sởi để tránh lây nhiễm cho mình và những người khác.

#7 Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường cần đến ngay trung tâm y tế

Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như đã hết sốt tự nhiên xuất hiện sốt lại, không hạ sốt sau khi dùng thuốc, ho nhiều, khó thở, nôn trớ nhiều, có biểu hiện chói mắt, đi ngoài… cần đưa ngay đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.

Với 7 lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi tại nhà kể trên, Cleanipedia hy vọng các bậc phụ huynh có thêm những kiến thức bổ ích để hỗ trợ điều trị bệnh sởi của bé. Ngoài ra, nếu bạn còn biết thêm phương pháp chăm sóc bệnh sởi ở trẻ em nào khác, đừng ngại chia sẻ với chúng tôi nhé. Chúc bé nhà bạn mau chóng hết bệnh.

>>> Xem thêm:

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.