7 món đặc sản nức tiếng Sóc Trăng, du khách ăn một lần là nhớ mãi

Mai Anh

  –  

Thứ năm, 17/11/2022 07:06 (GMT+7)

Nếu có dịp ghé thăm Sóc Trăng, bạn nhất định phải thử những món đặc sản nức tiếng như bánh pía sầu riêng, khô trâu Thạnh Trị, hủ tiếu Vĩnh Châu hay lạp xưởng Vũng Thơm…

Bánh pía 

Bánh pía Sóc Trăng. Ảnh: Bánh pía Tân Huê ViênBánh pía Sóc Trăng. Ảnh: Bánh pía Tân Huê Viên

Nhắc đến đặc sản Sóc Trăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bánh pía. Đây là món bánh nổi tiếng thơm ngon, với hương vị đặc trưng khó nhầm lẫn.

Bánh pía Sóc Trăng là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị bùi ngọt của đậu xanh, vị thơm của sầu riêng và vị mặn của trứng vịt muối. Bánh có hình tròn dẹp, mặt trên đóng mộc màu đỏ ghi nhãn hiệu, bên ngoài là phần bột màu vàng ươm được làm từ bột mì, tạo thành những lớp vỏ mỏng, xếp chồng lên nhau.

Ngoài bánh pía vị sầu riêng truyền thống, người Sóc Trăng còn biến tấu thành nhiều loại bánh pía với nhân mặn và nhân ngọt khác nhau để chiều lòng thực khách.

Khô trâu Thạnh Trị

Khô trâu Thạnh Trị. Ảnh: MiaKhô trâu Thạnh Trị. Ảnh: Mia

Vùng đất Thạnh Trị, Sóc Trăng nổi tiếng với món khô trâu. Món ăn này thế biến theo phương thức truyền thống của người dân địa phương, thịt trâu được thái thành các lát mỏng, to bằng bàn tay, sau đó tẩm ướt gia vị gồm xả bằm, muối, tỏi, ớt… Khi gia vị ngấm vào các thớ thịt, người ta đem thịt trâu đi phơi nắng. Thành phẩm của món ăn là những miếng thịt khô trâu đậm đà gia vị và thơm lừng hương xả.

Khi thưởng thức món đặc sản này không thể thiếu nước chấm mắm me. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà nêm nếm sao cho vừa phần nước chấm gồm me chín, nước nắm, bột ngọt, đường, ớt, sả bầm tạo thành 1 thứ nước chấm sền sệt, chua, ngọt, cay…

Bún vịt nấu tiêu

Bún vịt nấu tiêu. Ảnh: Cổng thông tin du lịch Sóc TrăngBún vịt nấu tiêu. Ảnh: Cổng thông tin du lịch Sóc Trăng

Bún tiêu vịt hay còn gọi là bún vịt nấu tiêu, là một món ăn do người Hoa đem tới Việt Nam. Sau này, người Sóc Trăng đã dung hòa lại các gia vị trong món bún vịt để phù hợp hơn với khẩu vị người Việt mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng của món ăn.

Bún vịt nấu tiêu Sóc Trăng có phần thịt vịt chín mềm hòa quyện cùng vị cay nồng của tiêu, vị thơm béo của nước cốt dừa. Món bún này thường được ăn cùng các loại rau sống như rau muống chẻ, bắp chuối bào, rau quế, chanh, giá sống…

Hủ tiếu cà ri Vĩnh Châu

Hủ tiếu cà ri Vĩnh Châu. Ảnh: Tổng cục du lịchHủ tiếu cà ri Vĩnh Châu. Ảnh: Tổng cục du lịch

Hủ tiếu cà ri Vĩnh Châu có nguyên liệu chủ đạo là thịt heo, thịt gà hay thịt vịt tùy theo khẩu vị từng người. Kết hợp cùng một số số loại nguyên liệu quen thuộc của vùng sông nước, món đặc sản này khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi.

Nước hủ tiếu cà ri Vĩnh Châu có màu vàng của nghệ giống như những món cà ri khác, nhưng khi ăn vào lại có mùi thơm dịu hơn, không quá béo ngậy làm người ăn đỡ ngán. Bánh hủ tiếu nơi đây không phải là hủ tiếu khô, mà được chính người dân địa phương tự chế biến từ bột gạo, nên có cọng nhỏ, mềm, độ dai vừa phải.

Lạp xưởng Vũng Thơm

Lạp xưởng. Ảnh: Điện máy xanhLạp xưởng. Ảnh: ĐMX

Nguyên liệu làm món ăn này không khó tìm, gồm thịt nạc heo, mỡ heo, rượu Mai Quế Lộ, ruột heo cùng với gia vị nhưng nhờ bí quyết riêng của người dân Vũng Thơm mà trở trên độc đáo và thơm ngon khó cưỡng.

Lạp xưởng Vũng Thơm sau khi chế biến có thể ăn kèm với dưa kiệu muối, dưa muối, hoặc chiên để ăn với cơm trắng, xôi, bánh mì, hay cơm rang Dương châu… cũng tuyệt ngon.

Vú sữa tím Đại Tâm

Vú sữa tím Đại Tâm. Ảnh: Tổng cục du lịchVú sữa tím Đại Tâm. Ảnh: Tổng cục du lịch

Vú sữa tím Đại Tâm được trồng ở xã Đại Tâm – “thủ phủ” vú sữa của Sóc Trăng. Loại quả này có vị ngọt thanh, hạt nhỏ, vỏ mỏng, khi chín vỏ màu tím than, căng mọng rất đẹp mắt.

Mùa vú sữa chín ở xã Đại Tâm bắt đầu từ tháng 12 kéo dài ra tháng Giêng. Nhờ lợi thế nằm dọc theo tuyến quốc lộ 1A, người dân địa phương chỉ cần bày vú sữa ra hai bên đường là nhiều khách tấp nập dừng chân mua.

Bưởi Năm Roi Kế Thành

Bưởi Năm Roi Kế Thành. Ảnh: MiaBưởi Năm Roi Kế Thành. Ảnh: Mia

Bưởi Năm Roi Kế Thành được trồng tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Đây là thứ quả nức tiếng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long bởi có vỏ mỏng, màu trái vàng óng, sáng đẹp, vị ngọt rất đậm đà, ăn không the, không hạt lúc chín.

Sở dĩ chất lượng bưởi Năm Roi Kế Thành cho trái ngon là do huyện Kế Sách có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, được bồi đắp phù sa từ sông Hậu nên quanh năm trù phú. Ngoài bưởi, người dân nơi đây còn trồng nhiều loại trái cây ăn quả khác như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, mít…

Xem thêm: Độc đáo ngôi chùa bằng đất sét ở Sóc Trăng

Cưới cổ truyền của người Khmer: Lễ cắt hoa cau