7 loại mì Nhật Bản phổ biến nhất – Bạn đã thử được bao nhiêu loại?

Có lẽ ai cũng đã một lần thử hoặc nghe qua tên của mì ramen. Tuy nhiên, còn nhiều loại mì khác mà bạn có thể thưởng thức ở đất nước Nhật Bản, đặc biệt là udon và soba. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 7 loại mì nổi tiếng nhất Nhật Bản. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Ramen

Danh sách sẽ không thể thiếu cái tên quen thuộc nhất, đó chính là mì ramen.

Mì ramen bắt đầu phổ biến kể từ năm 1910 khi nhà hàng Rairaten bắt đầu bán món này cho tầng lớp lao động. Kể từ đó, có nhiều phiên bản ramen khác nhau được tạo ra ở những vùng khác nhau tùy vào khẩu vị địa phương.

Nếu bạn ghé thăm Sapporo ở Hokkaido, hãy thử món mì miso ramen. Nhưng khi bạn ghé qua người hàng xóm Hakodate, bạn sẽ có món mì shio ramen, ít mặn hơn và nguyên liệu cũng khác nhau.

Đi ngược về phương Nam, đến với Tokyo, bạn sẽ có phiên bản shoyu ramen với nước dùng trong suốt làm từ nước tương trông đậm đà nhưng lại rất nhẹ nhàng và thanh mát. Và bạn cũng đừng quên tonkotsu ramen ở Fukuoka với nước dùng làm từ thịt lợn trắng đục, trứng ajitama (trứng onsen) tan chảy trong miệng và món chashu đầy mê hoặc.

Và còn nhiều phiên bản ramen khác nữa để bạn có thể khám phá khi đi đến những nơi khác nhau của Nhật Bản.

2. Udon

Mì udon với đặc điểm không chỉ dày mà còn dai bởi việc nhào nặng và kéo dài vô số lần trong quá trình sản xuất.

Ở phía tây Nhật Bản, mọi người thường ăn mì udon với nước dùng là nước tương có màu đậm trong khi phía đông Nhật Bản ưa chuộng màu nước tương nhạt hơn. Những topping thường được ăn kèm cả hai vùng thường có như kamaboko (chả cá Nhật Bản), tempura (rau củ hoặc hải sản chiên giòn) và hành lá.

Giống như ramen, udon cũng có nhiều phiên bản khác nhau nhưng bạn không nên bỏ qua nơi thưởng thức udon ngon nhất ở Kagawa, vốn được mệnh danh là “tỉnh Udon”. Sanuki udon là tên gọi ở đây với sự tăng độ dày và dai.  

3. Soba

Mì kiều mạch có hương vị thơm ngon hấp dẫn. Chúng có chứa Vitamin B và ít chất béo, rất phù hợp cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Thêm vào đó, Soba là một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản. Vào đêm giao thừa, mọi người hay ăn toshikoshi soba như một phong tục truyền thống. Sợi mì soba hơi giòn nên khi bạn cắn vào sẽ rất dễ đứt. Điều này tượng trưng cho việc cắt đứt những điều không may năm cũ trước khi bước qua một năm mới.

Soba cũng có nhiều vị khác nhau như “cha soba” (vị trà xanh), “hegi soba” (vị rong biển), “jinenjo soba” (vị khoai mỡ).

Bạn có thể thưởng thức soba cả khi nóng và lạnh. Với soba lạnh, một trong những món soba nổi tiếng nhất là “wanko soba” đến từ Iwate. Bạn sẽ được đưa một khay với nhiều chén mì soba lạnh nhỏ và thử thách là bạn phải hoàn thành càng nhiều càng tốt. Thông thường, phụ nữ sẽ có thể ăn 40 chén, trong khi đàn ông có thể lên tới 70 chén.

4. Hiyashi Chuka

Nhật Bản vào mùa hè cực kỳ nóng ẩm. Nếu bạn sẽ tìm đến những biện pháp tránh nóng, bạn có thể thử “hiyashi chuka”, một loại mì lạnh Trung Hoa được ăn cùng với sốt miso mè mặn.

Với tên gọi là thế nhưng món mì này không đến từ Trung Quốc. Một số người tin rằng hiyashi chuka được nghĩ ra từ chủ một nhà hàng Trung Quốc ở Tokyo có tên “Yosuko Saikan”. Lúc ấy, ông chủ nhà hàng muốn tạo ra một loại ramen lạnh có hình dáng của núi Phú Sĩ. Tuy nhiên, một số người khác lại nói rằng ý tưởng việc tạo ra hiyashi chuka đến từ cửa hàng ramen “Ryutei” ở Sendai như một cách thức để thu hút khách khi ramen nóng không thực sự thích hợp để thưởng thức vào mùa hè.

Bất kể bạn tin vào phiên bản nào thì mì hiyashi chuka vẫn có tạo hình khá bắt mắt với nhiều màu sắc của các nguyên liệu khác nhau như “tamagoyaki” (trứng ốp-la), dưa leo, gừng đỏ, cà chua, thịt gà và giăm bông. Bạn có thể chọn thêm mì với nước sốt nho chua hoặc nước sốt vừng béo ngậy.

Cũng như các loại mì trước, hiyashi chuka có nhiều phiên bản khác nhau ở những vùng khác nhau. Như ở Hokkaido nó được biết đến với cái tên “hiyashi ramen”, trong khi ở vùng Kansai sẽ có tên là “reimen”.

5. Somen

Bên cạnh mì hiyashi chuka, một loại mì khác thơm ngon không kém đó chính là “somen”. Món mì này chỉ dành cho những người giàu có vào những dịp đặc biệt trong thời kỳ Kamakura (1185 – 1333). Những ngôi chùa Phật giáo bắt đầu phục vụ món này như một bữa ăn nhẹ suốt thời kỳ Muromachi (1336 – 1573). Điều này đã giúp cho tầng lớp lao động được tiếp xúc với món ăn này và trở thành món mì mùa hè của Nhật Bản ngày nay.

Mì somen thường được đựng trong tô với nước lạnh và những viên đá để duy trì kết cấu mịn và mượt của chúng. Chúng cũng được phủ một lớp dầu mỏng. Khi ăn, bạn nhúng mì vào nước tương và húp.

Để tăng thêm yếu tố vui nhộn, người Nhật đã tạo ra “nagashi somen”. Mì somen được đặt vào một ống tre và chạy dọc theo nước lạnh. Bạn phải dùng đũa để bắt lấy những sợi mì ngay khi bạn vừa thấy chúng.

Okinawa sẽ hơi khác với phần còn lại của Nhật Bản với việc thưởng thức somen ấm. Nếu có bạn dịp đến đây, bạn có thể thử “somen champuru”, phần mì somen xào với đậu phụ và rau củ được cắt vừa miệng.

6. Yakisoba

Mì “yakisoba” là mì xào cổ điển của Nhật Bản với vị ngon của các nguyên liệu như thịt lợn, bắp cải, tỏi tây, gừng và rong biển. Xào tất cả mọi thứ lên cùng với nước sốt mặn ngọt kết hợp với dầu hào và sốt Worcestershire.

Mì yakisoba nhu nhập vào Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới tứ hai. Bột mì lúc đó có giá khá đắt, vì thế mọi người đã độn thêm bắp cải vào đĩa mì. Mặc dù ban đầu, nước tương được sử dụng để tạo hương vị, nhưng nước từ bắp cải đã làm loãng vị của nước tương. Vì thế, sốt Worcestershire đã được lựa chọn là nguyên liệu thay thế. Yakishoba có giá khá là rẻ và được chuẩn bị khá nhanh để phục vụ cho tầng lớp lao động và ngày càng phổ biến khắp Nhật Bản.

Dịp đặc biệt nhất để thưởng thức mì yakisoba là trong các lễ hội mùa hè Nhật Bản. Khoác lên mình trang phục yukata, hòa cùng không khí vui vẻ nhộn nhịp của lễ hội cũng như mùi thơm nức mũi của mì yakisoba nướng lên “teppanyaki” thật nóng.      

7. Sara Udon

Món mì đặc sản của Nagasaki – “sara udon” không thật sự là mì udon, thay vào đó là một đĩa mì xào giòn. Nagasaki là một trong số ít những tỉnh ở Nhật Bản chào đón các thương nhân Trung Hoa khi Nhật Bản bế quan tỏa cảng suốt thời kỳ “sakoku” (1603 – 1868). Món mì xào giòn của Trung Quốc đã giúp người dân bản địa tạo ra một phiên bản của riêng họ với món mì sara udon được biết đến ngày hôm nay.

Một số nhà hàng sẽ dùng mì trứng sợi nhỏ được chiên đến khi giòn. Một số nhà hàng khác sẽ làm món mì áp chảo dày hơn. Với bất cứ phiên bản nào, mì sara udon đều có một lượng topping đa dạng như kamaboko, tôm, thịt heo, bắp cải và giá đỗ. Được rưới lên một lớp nước dùng đậm đà, đây là một bữa ăn bổ dưỡng tuyệt vời.

Tóm lại là: 

Mì là một trong những món ăn được yêu thích nhất ở Nhật Bản và có đa dạng các loại khác nhau, cách ăn khác nhau tùy từng vùng miền và mùa. Nếu có dịp đến Nhật Bản, việc tìm hiểu đất nước xinh đẹp này có thể là từ các món mì trứ danh của đất nước mặt trời mọc. 

___________________________

Có thể bạn quan tâm: 

7 món ẩm thực Nhật Bản khiến bạn say mê khi đặt chân đến đây 

Tổng hợp ẩm thực Kagoshima

Cảm nhận của du khách về 7 món ăn độc đáo ở Kyoto