7 kinh nghiệm xương máu mở shop thời trang đắt khách nhất
2022-04-26
Bạn muốn mở shop thời trang? Bạn muốn mở cửa hàng kinh doanh thời trang đắt khách? Hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp shop thời trang đa dạng mẫu mã với nhiều phong cách. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết 7 kinh nghiệm xương máu mở shop thời trang đắt khách nhất.
Nội Dung Chính
1. Nghiên cứu thị trường phụ kiện thời trang
1.1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Để bắt đầu mở shop thời trang thì bạn cần xác định khách hàng mục tiêu cửa hàng sẽ hướng tới là ai. Nhiều người muốn nhập về đa dạng thể loại để đáp ứng nhiều khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng thì sẽ không đủ thời gian để quản lý. Bạn phải nhập hàng, chọn sản phẩm cho từng lứa tuổi, phân khúc khách hàng. Không ai thành công khi muốn bán cho tất cả mọi người cả. Bản thân bạn cần có năng lực nghiên cứu, phân tích để lập ra được tệp khách hàng mục tiêu tiềm năng lý tưởng trên thực tế.
Thị trường mục tiêu shop thời trang
Mở cửa hàng thời trang dành cho nam hay nữ, phân khúc sinh viên hay công sở, mức thu nhập thế nào,… Sau đó, bạn mới quyết định vốn để nhập hàng, tìm kiếm nguồn hàng, chiến lược kinh doanh, trang trí cửa hàng,…
1.2. Xác định cơ hội/thách thức có thể gặp phải khi mở shop quần áo
Thời trang là ngành hàng kinh doanh chiếm thị phần lớn nhất hiện nay. Nhu cầu và xu hướng thời trang luôn thay đổi mỗi ngày. Ngày nay, việc mua sắm và đi xem, chọn áo quần như một hình thức giải trí của các chị em. Vậy nên, nhiều người đã khởi nghiệp với việc mở shop quần áo.
Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có nhu cầu mua sắm áo quần. Tốt nhất, bạn nên định hình phong cách của đối tượng khách hàng muốn hướng đến. Sau đó, quyết định phong cách cửa hàng để đảm bảo chất lượng, mẫu mã và hiệu quả kinh doanh của cửa hàng.
Nhu cầu thị trường lớn nên sự cạnh tranh trong ngành thời trang rất lớn. Chủ cửa hàng cần linh hoạt, bắt kịp xu hướng, biết phối đồ, chụp hình sản phẩm và quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để thu hút khách hàng.
1.3. Tìm hiểu về các shop thời trang đối thủ
Các cửa hàng thời trang mở sẵn đã có một lượng khách hàng nhất định. Hãy đầu tư sản phẩm chất lượng, thế mạnh về “mix-match” hoặc các trend bắt mắt để cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng. Có vậy, bạn mới có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.
Tìm hiểu shop thời trang đối thủ
Trước khi mở cửa hàng hãy khảo sát thị trường, cách chăm sóc khách hàng, chiến lược quảng bá của các đối thủ cạnh tranh để học tập, so sánh và tăng lợi thế cạnh tranh cho cửa hàng mình.
1.4. Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm
Trước khi mở cửa hàng thời trang, bạn nên trao đổi ý tưởng và xin lời khuyên, kinh nghiệm từ người thân hay các chủ cửa hàng không cạnh tranh trực tiếp với bạn. Google cũng có những kinh nghiệm kinh doanh quần áo online, offline tổng hợp. Có cái nhìn tổng quan để tìm ra chiến lược phát triển cửa hàng của bạn.
2. Dự toán chi phí mở shop phụ kiện thời trang
Chi phí mở cửa hàng bán phụ kiện thời trang là bao nhiêu tiền? Đây là câu hỏi mà rất nhiều cá nhân muốn khởi nghiệp tò mò vì họ không biết cần chuẩn bị tài chính bao nhiêu mới đủ. Bên dưới đây là những gì bạn cần chuẩn bị khi kinh doanh cửa hàng thời trang.
2.1. Chi phí thuê mặt bằng
Kinh doanh thời trang thì phần lớn khách hàng sẽ đến chọn và thử đồ trực tiếp tại cửa hàng rồi mới mua. Vì thế, hãy thuê mặt bằng địa điểm gần những khu vực đông dân cư, giao thông thuận lợi, mọi người thường xuyên qua lại.
Tiền thuê cửa hàng khoảng 10.000.000 VNĐ – 30.000.000 VNĐ/tháng tùy diện tích và vị trí.
2.2. Chi phí thiết kế, thi công, trang trí cửa hàng
Cửa hàng thời trang nên cần thiết kế và trang trí đẹp, bắt mắt, thoải mái không gian cho khách hàng chọn lựa.
Chi phí trang trí shop thời trang
Bên cạnh đó, cần mua sắm nội thất cho cửa hàng, trang trí, thi công khoảng 100.000.000 VNĐ tùy quy mô cửa hàng.
2.3. Chi phí nhập hàng
Nếu bạn mới tập bán hàng, hãy nhập số lượng hàng vừa phải. Tránh dồn vốn vào nhập hàng, vì bạn cần chuẩn bị vốn sự phòng cho các vấn đề khác. Chi phí nhập quần áo khoảng 100.000.000 VNĐ – 600.000.000 VNĐ.
2.4. Chi phí thuê nhân viên
Số lượng nhân viên cần thuê gồm có: Nhân viên thu ngân, nhân viên bán hàng, nhân viên kho,… Tùy vào quy mô cửa hàng mà bạn sẽ quyết định thuê bao nhiêu nhân viên. Bạn có thể linh hoạt thuê nhân viên theo ca tùy vào lượng công việc. Kinh nghiệm tuyển dụng nhân viên cho cửa hàng thời trang là:
- Chi phí thuê 1 nhân viên bán hàng toàn thời gian khoảng 5.000.000 VNĐ – 7.000.000 VNĐ/tháng.
- Chi phí thuê nhân viên bán thời gian: 10.000 VNĐ – 15.000 VNĐ/giờ
2.5. Chi phí làm thủ tục đăng ký kinh doanh
Kinh doanh shop quần áo bạn cần nộp 3 loại phí cơ bản: Thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT. Bạn sẽ cần chuẩn bị dự phòng sẵn sàng lệ phí cho các giấy tờ pháp lý khác liên quan.
Đọc thêm: Top 10 thương hiệu thời trang Việt Nam HOT nhất năm 2022
3. Mở shop quần áo lấy hàng ở đâu?
Mở cửa hàng phụ kiện thời trang đắt khách thì cần tìm nguồn cung nhập các mẫu quần áo với tiêu chí hợp xu hướng, đủ kích cỡ S M L, kiểu dáng, màu sắc,… Bạn có thể tìm kiếm các mối nhập sỉ quần áo uy tín, giá tốt mà Nhanh.vn gợi ý dưới đây.
- Miền Bắc: Chợ đầu mối Đồng Xuân, chợ đầu mối Ninh Hiệp, nhập hàng Quảng Châu hoặc nhập lại từ các mối sỉ, mối buôn,..
- Miền Nam: Chợ đầu mối An Đông, chợ Bến Thành, chợ Tân Bình, Chợ lớn Bình Tây,…
- Nếu ở khu vực khác, bạn có thể nhập hàng từ các xưởng may gia công, làm đại lý kinh doanh quần áo độc quyền của các thương hiệu lớn như: Aristino, Owen,…
- Lưu ý rằng, bạn nên tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp ngay từ khi mới nhập hàng để tránh những rủi ro, thất bại về sau này.
Xem ngay: Mách bạn 22 chương trình khuyến mại siêu hấp dẫn giúp shop thời trang tăng doanh số ầm ầm
4. Mở shop quần áo cần giấy tờ gì?
Mở shop thời trang kinh doanh lớn hay nhỏ cũng cần có giấy phép kinh doanh thích hợp. Đăng ký kinh doanh để tránh bị bắt giữ hàng hóa hoặc tạm dừng kinh doanh. Đội quản lý thị trường, cơ quan chức năng sẽ thường xuyên kiểm tra giấy tờ. Nếu cửa hàng không có giấy tờ kinh doanh hợp pháp thì sẽ bị tịch thu tài sản và chịu phạt tùy trường hợp. Đăng ký kinh doanh dạng cá thể/hộ gia đình nếu quy mô cửa hàng nhỏ.
Xem thêm: Những kỹ năng cần có của quản lý cửa hàng thời trang
5. Phác thảo kế hoạch marketing tiếp thị shop phụ kiện thời trang
Tất nhiên, để cửa hàng thời trang đắt khách, bạn cần có kế hoạch tiếp thị cho người mua hàng. Để kế hoạch marketing hấp dẫn, bạn cần:
- Nghiên cứu thị trường, sở thích và độ tuổi khách hàng.
- Tần suất và thói quen mua sắm của khách, mạng xã hội họ thường dùng,…
- Xây dựng thương hiệu cửa hàng, đặt tên cửa hàng.
- Mời bạn bè, người quen đến mua sắm, ủng hộ, quảng cáo
- Thuê nhân viên bán hàng có kỹ năng tư vấn cho khách hàng, biết phối đồ là điểm cộng,…
- Xây dựng Fanpage trên Facebook, Instagram.
- Xây dựng website, đăng ký bán hàng trên sàn Shoppe, Lazada, Tiki,..
- Content đăng bài thu hút, chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng tiềm năng,…
- Tạo các chương trình, voucher khuyến mãi nhân dịp khai trương, ngày lễ,…
- Chính sách tích điểm cho khách hàng và giảm giá khi đạt đến số điểm cụ thể
- Chuẩn bị túi gói áo quần cho khách có in tên shop, địa chỉ, số điện thoại liên lạc.
- Thuê nhân viên giữ xe, dắt xe nhiệt tình, vui vẻ.
- Các kệ treo áo quần bày trí hợp lý, có không gian đi lại, trưng bày ấn tượng
- Phòng thay đồ đủ ánh sáng, diện tích và quạt hoặc điều hòa (nếu có).
- Tủ giữ đồ cho khách để khách hàng thoải mái lựa chọn áo quần.
Tham khảo: Top 10 phần mềm bán hàng thời trang tốt nhất
6. Mẹo quản lý khi mở cửa hàng thời trang
Mở cửa hàng giày thời trang hay mở cửa hàng gì cũng cần có kế hoạch định hướng, kế hoạch quản lý từng bước thì cửa hàng mới kinh doanh hiệu quả. Bạn nên mở cửa hàng kết hợp bán online trên các sàn thương mại điện tử để tiếp cận nhiều khách hàng hơn và tăng doanh số. Ngày nay, số lượng người đặt hàng online và sử dụng nền tảng công nghệ số để mua sắm online rất nhiều và không có dấu hiệu dừng lại. Khách hàng có thể lên đó mua sắm online mà không cần đến cửa hàng.
Phần mềm quản lý cửa hàng
Kết luận, để việc quản lý hiệu quả và tiết kiệm thời gian thì bạn nên áp dụng công nghệ hiện đại. Hãy mua và sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để được hỗ trợ quản lý doanh thu tốt nhất. Với phần mềm quản lý, bạn sẽ không còn sai sót, thất thoát khi ghi chép thủ công. Phần mềm còn hỗ trợ thống kê doanh số, quản lý hàng tồn kho, xác định mặt hàng bán chạy, thu chi, công nợ,… Phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn nắm doanh thu và biết đưa ra chiến lược thay đổi cho phù hợp.
Đọc thêm: Top 10 nhãn hiệu thời trang dành cho tuổi teen tại Hà Nội
7. Mô hình mở shop phụ kiện thời trang độc đáo
Trong thời điểm những năm gần đây, xu hướng kinh doanh đồ handmade đang nở rộ và phát triển rộng được nhiều người ủng hộ. Đồ handmade trở thành xu hướng của giới trẻ, là phụ kiện, trang sức trang trí đẹp mắt, nhiều mẫu độc đáo. Tuy nhiên, sản phẩm handmade tốn thời gian và mất khá nhiều công sức để hoàn thành sản phẩm, vả lại cần cập nhật trend thường xuyên để duy trì sức hút, thậm chí là phải biết tạo ra trend.
Bên cạnh kết hợp đồ handmade bạn có thể kinh doanh mô hình shop phụ kiện thời trang secondhand hay thời trang nhập khẩu. Thời trang secondhand vừa hạn chế rác thải thời trang vừa có giá bình dân. Cũ người mới ta, giới trẻ ngày nay rất chuộng đồ secondhand vì độc, lạ, và đặc biệt là giá rẻ hơn mua mới rất nhiều.
Mô hình mở cửa hàng may đo thời trang hay mở shop thời trang thiết kế cũng được nhiều người theo đuổi. Tuy nhiên, mô hình này bạn cần có tay nghề hoặc thuê nhân viên có tay nghề may chuyên nghiệp.
Tổng kết, trên đây là 7 bài học quý giá mới nhất để hướng dẫn cách mở cửa hàng thời trang đắt khách nhất để người mới học hỏi, tránh khỏi sai lầm. Mong rằng những bài học quan trọng này sẽ là bàn đạp để tổ chức của bạn thành công cũng như là mở rộng phát triển nhanh chóng! Nếu bạn yêu thích bài viết này, hãy tương tác với chúng tôi nhé!