7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học – KhoaHoc.tv
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản “Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học”. Bản “Quy phạm…” này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học…
Sau hàng loạt sự kiện giả tạo, gian lận trong giới học thuật, ngày 23/3 vừa qua, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản “Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học”.
Bản “Quy phạm” này đưa ra định nghĩa 7 loại hành vi được coi là hành vi xấu như sau:
1- Cố ý tường trình sai sự thật, giả tạo số liệu hoặc kết quả, làm hỏng sự hoàn chỉnh của số liệu ban đầu, sửa chữa ghi chép thực tế hoặc bản vẽ, tường trình giả dối trong các việc xin dự án, báo cáo thành quả, xin thăng chức…, cung cấp chứng nhận đạt giải thưởng giả…
2- Xâm phạm hoặc tổn hại đến quyền tác giả của người khác, cố ý cắt lược tác phẩm xuất bản của người khác, sao chép tác phẩm, làm sai lệch nội dung tác phẩm của người khác; chưa được ủy quyền, lợi dụng thông tin trong đơn xin tài trợ hoặc bản thảo tự thẩm duyệt, tiết lộ cho người khác hoặc tự dùng tác phẩm của người khác chưa công bố hoặc đăng tải kế hoạch nghiên cứu; trao thành tựu cho người không có cống hiến trong nghiên cứu, gạt bỏ người có cống hiến thực tế trong nghiên cứu ra khỏi danh sách tác giả, mạo nhận hoặc yêu cầu vô lý đối với tác giả hoặc người hợp tác.
3- Báo cáo sai thành quả.
4- Sử dụng thủ đoạn không chính đáng gây nhiễu hoặc cản trở hoạt động nghiên cứu của người khác, bao gồm việc cố ý hủy hoại hoặc lưu giữ thiết bị, tài liệu cũng như tiền của vật tư liên quan trong hoạt động nghiên cứu của người khác; cố ý kéo dài thời gian đánh giá, thẩm tra thành quả hoặc dự án của người khác, hoặc đưa ra những luận đoán không thể chứng minh; gây trở ngại thẩm tra những dự án hoặc kết quả cạnh tranh.
5- Tham gia hoặc cùng với người khác che dấu sự yếu kém trong học thuật, bao gồm việc tham gia với người khác giả tạo học thuật, cùng với người khác âm mưu che dấu những hành vi xấu, làm mất chức hoặc trả thù đối với người tố cáo. Tham gia công việc thẩm duyệt, đánh giá không liên quan đến chuyên môn của bản thân; khi đánh giá trao giải thưởng, thẩm duyệt báo cáo nghiên cứu hoặc đánh giá cơ cấu, thẩm duyệt dự án…, trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra những đánh giá thiếu khách quan, không chính xác, không công bằng do có xung đột với lợi ích cá nhân; tiếp xúc trực tiếp với người đánh giá và tổ chức thẩm duyệt, nhận quà tặng của đối tượng thẩm duyệt.
7- Tham gia tuyên truyền, quảng cáo thương mại trên danh nghĩa chuyên gia, đoàn thể học thuật.
“Bản Quy phạm…” này cũng xác định rõ trình tự giám sát những hành vi xấu trong học thuật. Hiệp hội Khoa học Trung Quốc sẽ xây dựng hồ sơ học thuật, sẽ có ghi chép cụ thể đối với những người có hành vi xấu trong học thuật. Khi nhận được tố cáo, Hiệp hội khoa học sẽ ủy thác cho các hội, các tổ chức hoặc bộ môn liên quan điều tra thực tế và đưa ra ý kiến xử lý.
Trên cơ sở “Bản Quy phạm…” nói trên, giới khoa học Trung Quốc đã kiến nghị Nhà nước một số vấn đề liên quan đến cải tiến cơ chế quản lý nhằm chống lại nạn hủ bại trong nghiên cứu khoa học. Đó là:
– Xem vấn đề hủ bại trong nghiên cứu khoa học có điểm xuất phát đầu tiên là vấn đề phẩm chất đạo đức cá nhân. Do đó, cần tăng cường giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tinh thần học thuật cố gắng tạo môi trường học thuật lành mạnh. Nâng cao trình độ đạo đức học thuật của sinh viên các trường đại học, cao đẳng là một mắt xích vô cùng quan trọng.
– Thực hiện tách rời quyền lực học thuật và quyền lực hành chính. không nên lấy luận văn, tác phẩm, dự án hoăc kinh phí nghiên cứu làm tiêu chuẩn đánh giá đối với cán bộ quản lý các trường đại học, cao đẳng. Giải quyết chế độ đãi ngộ cho họ để họ có thể toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc quản lý. Phân công công việc đúng trình độ chuyên môn để tránh sự lẫn lộn giữa công việc kỹ thuật và hành chính nhằm giảm cơ hội phát sinh hiện tượng hủ bại.
– Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện những nội dung pháp luật trừng trị hiện tượng hủ bại. Cần phải có quy định xử lý, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể đối với từng mức độ tham ô, bòn rút kinh phí nghiên cứu khoa học, kể cả với người phụ trách đơn vị đó.
Cắt mọi sự liên hệ về lợi ích giữa quan chức Chính phủ với nghiên cứu viên, vì đó là “chiếc giường êm ấm” cho hiện tượng hủ bại.
– Tăng cường quy trình giám sát quản lý kiểm toán. Đối với các dự án lớn, bắt buộc phải do cơ quan kiểm toán phi Chính phủ tiến hành kiểm toán độc lập. Mọi dự án đều phải quản lý và giám sát cả quá trình, chứ không để tự kiểm tra.
Nhờ con chip giả mạo này, một nhà khoa học Trung Quốc đã mau chóng được thăng tiến trước khi sự việc được phát hiện (Ảnh: Epochtimes)
6-
Đại học Tứ Xuyên họp báo về một trường hợp ngụy tạo kết quả nghiên cứu khoa học (Ảnh: HEXUN)
Chính phủ nên “làm nguội” cơn sốt nghiên cứu khoa học, không thể nghiên cứu theo phong trào. Viện nghiên cứu của các trường và các cơ quan của Chính phủ cần ngăn ngừa việc nghiên cứu giả mạo, song song đó là thúc đẩy nghiên cứu sát hợp với thực tế cuộc sống.
Nếu là nghiên cứu cơ bản, thành quả nghiên cứu cần phải được ngành công nhận, Nhà nước không nên can dự. Nếu là nghiên cứu kỹ thuật, Chính phủ có thể thiết lập chế độ khích lệ tư hữu hoá, nhưng hiệu quả cần phải do thị trường quyết định. Chính phủ không nên “việt vị” và càng không nên chỉ vì thành tích của Chính phủ mà dẫn tới hậu quả là kết quả nghiên cứu thành ra gượng ép .
Tuyết Nhung (Tổng hợp theo Xinhuanet và các tài liệu khác) – Vietnamnet