7 điều ‘kiêng kị ngày Tết’ để bạn và gia đình may mắn cả năm
Ông bà ta vẫn thường hay nói: “Có thờ có thiêng/Có kiêng có lành”. Do vậy, mà dù tin hay không tin thì một phần đông người Việt vẫn tìm cách tránh những điều này để có năm mới nhiều điều may mắn.
Chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết đến nay, những điều kiêng kị trong ngày tết vẫn còn được nhiều địa phương áp dụng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Nội Dung Chính
Kiêng xách nước giếng
Ở nông thôn Việt Nam ngày trước, ai cũng dùng nước giếng. Nhưng đến chiều 30 Tết, mọi người sẽ xách nước giếng lên đổ đầy tất cả các lu trong nhà rồi đậy nắp giếng lại. Đến mùng 3 cúng tất (cúng hết tết) xong mới mở nắp giếng ra.
tin liên quan
Cô bé mang 2 dòng máu Việt – Ý ‘hút hồn’ dân mạng với bộ ảnh đón Tết
Giải thích điều này, ông Lộc cho rằng vì người Việt xưa khi xây giếng đều coi long mạch. Người dân lo sợ rằng ngày đầu năm múc nước từ giếng lên sẽ làm động long mạch. Điều này giải thích việc con người coi trọng nguồn nước, coi trọng sự sống.
Giải thích điều này, ông Lộc cho rằng vì người Việt xưa khi xây giếng đều coi long mạch. Người dân lo sợ rằng ngày đầu năm múc nước từ giếng lên sẽ làm động long mạch. Điều này giải thích việc con người coi trọng nguồn nước, coi trọng sự sống.
Kiêng quét nhà, đổ rác
Theo quan niệm của người Việt xưa, ngày đầu năm thì kiêng quét nhà, đổ rác, hoặc quét thì cũng tấp lại một góc trong nhà chứ không hất ra khỏi cửa. Dân gian tin rằng, quét nhà là đuổi ông Thần Tài ra khỏi nhà, nghĩa là tiền tài trong nhà cũng bị đi theo, cả năm sẽ hao hụt tài chính.
Ở góc cạnh khác, xách nước giếng lên hay quét nhà là những công việc hằng ngày gắn liền với người phụ nữ. Do đó, kiêng 2 việc này cũng có nghĩa là để người phụ nữ nghỉ ngơi sau cả năm lo lắng công việc chăm sóc gia đình.
Trong Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính giải thích nguồn gốc là từ câu chuyện một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà ít năm thì giàu có. Một hôm nhằm ngày mồng Một tết đánh nó, nó chui vào đống rác biến mất. Từ đấy người lái buôn kia lại nghèo như xưa. Ta bắt chước người Trung Hoa không đổ rác ngày Tết là do câu chuyện này
Người có tang không đi chúc Tết
Theo phong tục của người Việt, những gia đình có tang sẽ không đi xông đất hay chúc Tết các nhà khác vì sẽ mang lại xui xẻo cả năm cho gia chủ. Có nơi kiêng 1 năm, nhưng cũng có nơi hết 3 năm từ khi có tang mới bắt đầu đi chúc Tết.
Kiêng đụng tới dao, kéo
tin liên quan
Tết đến gặp người chồng có 300 gốc mai, ngắm hoa là… không cãi nhau với vợ
Dao, kéo là những vật sát khí nên ngày đầu năm một số nơi kiêng đụng vào dao kéo. Họ tin rằng dao, kéo có thể cắt đứt tình duyên, tài vận, tuổi thọ của những thành viên trong gia đình. Do vậy, một số gia đình cất bớt dao kéo vào dịp tết và chỉ để lại những đồ dùng thật sự cần thiết.
Dao, kéo là những vật sát khí nên ngày đầu năm một số nơi kiêng đụng vào dao kéo. Họ tin rằng dao, kéo có thể cắt đứt tình duyên, tài vận, tuổi thọ của những thành viên trong gia đình. Do vậy, một số gia đình cất bớt dao kéo vào dịp tết và chỉ để lại những đồ dùng thật sự cần thiết.
Kiêng nói những điều xui xẻo
Người Việt ngày trước tin rằng những lời nói đầu năm sẽ ảnh hưởng tới cả năm nên những ngày Tết chỉ nên nói những lời hay ý đẹp để gặp được nhiều may mắn. Ngược lại, những lời nói xui xẻo, không hay sẽ làm gia chủ cả năm gặp phải chuyện không tốt đẹp. Do vậy, khi chọn người xông đất, người ta thường chọn những người khéo ăn, khéo nói để cả năm được suôn sẻ, may mắn.
Kiêng cho lửa, nước đầu năm
Người Việt ngày trước sử dụng chủ yếu là bếp đun rơm nên mới có chuyện xin lửa, cho lửa. Từ đó, sinh ra tục kiêng cho lửa vào ngày đầu năm. Lửa có màu đỏ, vàng tượng trưng cho sự may mắn nên nếu cho lửa tức là cho đi sự may mắn của gia đình thì cả năm sẽ gặp phải những điều không hay.
Ngoài ra, nhiều người cũng kiêng cho nước đầu năm vì nước vốn được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc: “Tiền vào như nước”. Nếu cho đi thì sẽ khiến tài chính trong năm mới gặp xui xẻo, làm ăn thất bại, tiền mất tật mang.
Kiêng làm vỡ đồ dùng trong nhà
Những vật dụng dễ vỡ trong nhà như: gương, chén, ly, đĩa,… sẽ được người Việt xưa đặc biệt cẩn thận khi tiếp xúc. Bởi vì theo quan niệm của người Việt, nếu làm rơi vỡ đồ dùng trong nhà vào ngày đầu năm thì đây là tín hiệu cho thấy sự chia lìa, đổ vỡ của gia đình trong cả năm.