7 cách điều trị vàng da sinh lý tại nhà cho trẻ, làm cha mẹ phải biết
Vàng da là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi gặp tình trạng này, nhiều cha mẹ băn khoăn, lo lắng không biết khắc phục như thế nào. Song song với việc mang trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, cha mẹ có thể tham khảo những cách điều trị vàng da sinh lý tại nhà dưới đây để cải thiện cho con.
5/5 – (151 bình chọn)
Nội Dung Chính
1. Biểu hiện của vàng da sinh lý ở trẻ nhỏ
Vàng da sinh lý là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh có chức năng gan chưa hoàn thiện, gan không đủ sức lọc và đào thải hết bilirubin ra khỏi máu. Điều này khiến cho hàm lượng bilirubin tích tụ gây ra tình trạng vàng da. Tuy nhiên, cha mẹ nên phân biệt giữa vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý để có cách xử lý phù hợp.
Biểu hiện phổ biến ở trẻ khi bị vàng da sinh lý là:
- Da toàn thân và mắt có màu vàng.
- Biểu hiện ban đầu thường xảy ra 1 – 2 ngày sau sinh và rõ nhất là 3 – 7 ngày, bởi lúc này nồng độ bilirubin đạt đỉnh cao.
- Ấn nhẹ ngón tay vào da bé, sau khi ấn da trở về vị trí cũ vẫn có màu vàng thì đó là vàng da sinh lý.
Trong hầu hết các trường hợp, vàng da sinh lý không có gì phải lo lắng, bệnh sẽ mất đi khi gan của trẻ bắt đầu bình thường. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và có cách điều trị kịp thời.
>>> Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ – Phân biệt vàng da ở trẻ và tìm cách điều trị hiệu quả
2. Tổng hợp 7 cách điều trị vàng da sinh lý tại nhà, cha mẹ có thể tham khảo
Với những trường hợp trẻ bị vàng da nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo các cách điều trị tại nhà dưới đây:
2.1. Tắm nắng chữa vàng da sinh lý trẻ sơ sinh
Bậc cha mẹ có thể tham khảo phương pháp chữa vàng da sinh lý bằng cách tắm nắng. Tắm nắng không chỉ cải thiện tình trạng vàng da mà còn bổ sung vitamin D3 giúp tăng cường canxi và phốt pho trong cấu tạo xương ở trẻ.
Mặc dù tắm nắng có tác dụng tốt với trẻ sơ sinh, tuy nhiên cha mẹ nên áp dụng đúng cách:
- Ngày đầu, mẹ có thể phơi nắng cho con dưới bóng râm để bé làm quen dần trước khi ra ánh nắng trực tiếp. Cho trẻ mặc quần áo bình thường, khi tắm nắng từ từ kéo nhẹ áo bé lên để ánh nắng chiếu vào phần bụng và lưng.
- Ngày thứ hai, mẹ chỉ nên cho bé tắm 5 – 10 phút để làm quen dần.
- Trong 10 ngày tiếp theo da bé được cấu tạo hoàn chỉnh và thích nghi tốt hơn thì mẹ không cần cho trẻ mặc nhiều quần áo, chỉ cần mặc 1 chiếc quần ngắn để da bé hấp thụ ánh sáng tốt hơn.
- Mỗi lần tắm nắng chỉ nên kéo dài từ 15 – 20 phút.
Thời gian tắm nắng được bác sĩ khuyến cáo vào buổi sáng khoảng 7 – 9h; buổi chiều khoảng 16 – 17h, tùy thuộc vào mùa hè hay mùa đông để cha mẹ lựa chọn thời gian phù hợp.
2.2. Cho bé bú nhiều sữa mẹ để chữa vàng da
Cho bé bú sữa mẹ là phương pháp đem lại hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng giúp cơ thể trẻ ổn định và phát triển tốt, hoàn thiện các chức năng trong cơ thể, trong đó có gan.
Khi chức năng gan được hoàn thiện, gan dễ dàng đào thải bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể. Từ đó, hiện tượng vàng da cũng được cải thiện đáng kể.
Với những trường hợp mẹ không đủ sữa cho con bú, có thể thay thế bằng loại sữa đặc biệt cho trẻ. Tùy vào hàm lượng bilirubin trong cơ thể trẻ, mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định loại sữa bột có thành phần tương tự như sữa mẹ trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi hiện tượng vàng da được cải thiện, trẻ sẽ uống sữa mẹ như bình thường.
2.3. Ngừng cho bé bú sữa mẹ ở những trường hợp vàng da do sữa mẹ
Một số trường hợp, sữa mẹ có thể là nguyên nhân phát triển bệnh vàng da ở trẻ. Nếu phát hiện nguyên nhân này, mẹ nên bổ sung sữa bột thay cho sữa mẹ. Trong khi chờ đợi bé uống sữa công thức, mẹ tiếp tục hút sữa ra ngoài để đảm bảo cung cấp tốt lượng sữa cho con sau khi bé khỏi và quay lại ăn sữa mẹ.
2.4. Uống nước ép lúa mì
Lúa mì có khả năng thải độc, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả. Vì vậy, nhiều cha mẹ chia sẻ nhau cách uống nước ép lúa mì khi con bị vàng da.
Với những em bé chỉ dùng sữa mẹ, người mẹ có thể uống nước ép lúa mì và bé sẽ nhận lại từ sữa mẹ.
2.5. Áp dụng bài thuốc táo tàu
Chiết xuất táo tàu giúp cải thiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Nếu bé bú mẹ trực tiếp thì mẹ nên ăn táo tàu để dưỡng chất tiết ra sữa mẹ cho trẻ bú.
2.6. Cho trẻ tắm lá cỏ mần trầu, trà xanh
Tắm lá thảo dược cũng là bài thuốc chữa vàng da sinh lý tại nhà mà cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho trẻ.
Cỏ mần trầu, chè tươi được biết đến là loại lá có tác dụng kháng khuẩn, tăng đề kháng. Từ đó, thảo dược hỗ trợ điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện:
- Lấy 60g cỏ mần trầu sắc lấy nước, sau đó pha với nước tắm.
- Hoặc 100g trà xanh tươi, rửa sạch, vò nát sau đó hãm vào ấm như trà.
Pha nước cỏ mần trầu hoặc trà xanh tươi tắm cho bé hàng ngày. Thực hiện liên tục trong một tuần để thấy tác dụng.
2.7. Mẹ uống trà thảo dược
Một phương pháp chữa vàng da sinh lý tại nhà cho trẻ sơ sinh nữa mà chúng tôi muốn chia sẻ là cho mẹ uống trà thảo dược.
Các loại trà như trà liên mộc, bồ công anh, cỏ mèo… có tác dụng giải độc tự nhiên, từ đó hỗ trợ điều trị vàng da cho trẻ bú sữa mẹ.
3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý
Thông thường, trẻ vàng da sinh lý sẽ tự hết sau 1 – 2 tuần. Để hiện tượng này biến mất nhanh và không gây tổn hại cho da, khi chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý:
- Tăng cữ bú để đào thải bilirubin qua đường tiêu hóa, đồng thời giúp gan hoạt động hiệu quả.
- Không nằm phòng tối liên tục, quan sát da trẻ dưới ánh nắng mặt trời mỗi ngày.
- Vệ sinh rốn và da thường xuyên, đúng cách. Nên cho bé tắm nắng để cải thiện bệnh lý và giúp xương chắc khỏe.
- Với những trường hợp trẻ vàng da lâu khỏi kèm theo triệu chứng bất thường như sốt cao, nhịp tim chậm, sụt cân… cha mẹ nên đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
- Khi áp dụng các phương pháp điều trị vàng da sinh lý cho trẻ tại nhà, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi trước khi áp dụng.
Như vậy, bậc cha mẹ vừa tham khảo các phương pháp điều trị vàng da sinh lý tại nhà cho trẻ nhỏ. Để đảm bảo an toàn cũng như giúp bé yêu được phát triển toàn diện, chúng tôi khuyên các mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Mặc dù vàng da sinh lý không đáng lo lắng, tuy nhiên hãy theo dõi sức khỏe của trẻ và quan sát hiện tượng vàng da thường xuyên để có phương pháp xử lý kịp thời. Chúc bé nhanh khỏi.
Xem thêm: