7 bước trong quy trình bán hàng giúp đạt thành công 100%
Mục lục
Đối với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, chắc chắn ai cũng đã từng nghe qua 7 bước trong quy trình bán hàng giúp mang lại thành công 100%. Tuy nhiên, 7 bước này cụ thể này thực chất là gì, áp dụng vào thực tiễn như thế nào thì nhiều người vẫn còn rất mơ hồ. Bài viết mà UNICA chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về 7 bước trong quy trình bán hàng.
Nội Dung Chính
Quy trình bán hàng là gì?
Quy trình bán hàng được định nghĩa là trình tự để doanh nghiệp, chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động trao đổi hàng hoá (bán hàng) với khách hàng tiềm năng, khách hàng có nhu cầu mua sắm sản phẩm được doanh nghiệp quy định có tính bắt buộc để đáp ứng mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị bán hàng trong doanh nghiệp
Các phương pháp luận bán hàng phổ biến
Solution Selling
Solution Selling hay còn gọi là giải pháp bán hàng. Phương pháp này chỉ tập trung vào ngu cầu của khách hàng xem họ cận gì, mong muốn 1 sản phẩm như thế nào thay vì tập trung vào sản phẩm họ đang bán rồi tìm khách hàng có nhu cầu phù hợp.
Consultative Selling
Consultative Selling là phương pháp tư vấn khách hàng. Phương pháp này vấn đề chủ chốt nằm ở phía người bán hàng. Người bán hàng cần tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, chất lượng, giá,… đưa ra thêm lời khuyên để thuyết phục khách hàng tin tưởng sử dụng và mua sản phẩm của họ. Ở phương pháp này vai trò nhân viên Sale đóng vai trò rất quan trọng trong việc mang về khách hàng và ra đơn.
Inbound Selling
Inbound Selling là phương pháp thay vì quảng cáo để đưa thông tin sản phẩm đến khách hàng thì họ lựa chọn cách truyền tải thông tin qua content phù hợp. Đây là một trong những hình thức mới vài năm gần đây. Hình thức này đang mang lại hiệu quả rất lớn cho cá doanh nghiệp, cửa hàng, giúp cá nhân hoá và tăng hành vi mua hàng của khách hàng.
Sơ đồ quy trình sale trong bán hàng
Mỗi một doanh nghiệp và một loại hình kinh doanh sẽ có những sơ đồ quy trình bán hàng riêng. Bởi sơ đồ này phụ thuộc vào quy mô, đặc thù của sản phẩm kinh doanh. Thế nhưng chúng ta vẫn có thể tham khảo sơ đồ quy trình bán hàng chung cho một doanh nghiệp. Nó bao gồm 7 bước bán hàng cơ bản như sau:
Sơ đồ quy trình bán hàng 7 bước
7 bước trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp
Bước 1: Lên kế hoạch và xác định mục tiêu
Lên kế hoạch và xác định mục tiêu là một trong các bước bán hàng quan trọng mà bạn cần phải thực hiện. Theo đánh giá của những nhà kinh doanh thành công thì bước đầu tiên của một quy trình bán hàng chuyên nghiệp đó chính là lên kế hoạch bán hàng và xác định mục tiêu. Cụ thể, người chủ kinh doanh phải xây dựng được các thông tin chi tiết như sau:
– Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua một số yếu tố như: tính cách, độ tuổi, đặc điểm, 4 vấn đề tài chính.
– Xác định sản phẩm, dịch vụ: Bạn cần phân tích rõ ưu điểm và nhược điểm đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình định kinh doanh.
– Chuẩn bị hồ sơ bán hàng.
– Lên kế hoạch bán hàng: địa điểm, thời gian, trang phục của nhân viên bán hàng, học Livestream bán hàng…
Hoặc bạn có thể sử dụng Google Adwords để đưa sản phẩm của mình đến khách hàng một cách nhanh hơn. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối đa bạn cần tham gia khóa học Google Ads để nâng cao doanh thu cho mình.
Lên kế hoạch và xác định mục tiêu chính là bước đầu tiên trong quy trình bán hàng
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng chính là bước thứ hai trong quy trình bán hàng mà bất cứ người học kinh doanh nào cũng phải thực hiện. Việc xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng sẽ giúp loại bỏ được những khách hàng không triển vọng, đồng thời khai thác được tối đa các khách hàng có nhu cầu và khả năng mua sản phẩm. Bên cạnh đó, bước này cũng giúp tăng tỉ lệ chiến thắng trong quá trình cạnh tranh với đối thủ.
Bước 3: Tiếp cận khách hàng
Sau khi đã xác định được khách hàng tiềm năng thì bước tiếp theo trong lưu đồ quy trình bán hàng đó chính là tiếp cận khách hàng. Bước này sẽ giúp cho chủ kinh doanh có thể nắm được nhu cầu của khách hàng một cách cụ thể nhất, từ đó sẽ xác định được sản phẩm và dịch vụ cần cung cấp cho khách hàng. Thực tế, một nhân viên xuất sắc chính là người biết cách bán cho khách hàng những thứ mà họ đang cần.
Tiếp cận khách hàng giúp cho bạn có thể bán được sản phẩm nhanh nhất
Bước 4: Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ
Hình thức giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm, dịch vụ thường bắt gặp nhiều trong quy trình bán hàng, bởi đây được xem là bước nhằm lôi kéo, thuyết phục khách hàng đến gần hơn với các sản phẩm, dịch vụ và mua chúng. Hiện nay, có hai hình thức giới thiệu về sản phẩm là trực tiếp (thông qua lời nói) và gián tiếp (thông qua các kênh truyền thông).
Bước 5: Thuyết phục khách hàng
Trong quá trình bán hàng thì không phải lúc nào khách hàng cũng mua sản phẩm một cách dễ dàng, chính vì vậy nhân viên bán hàng luôn cần đến kỹ năng thuyết phục. Ví dụ, đối với những khách hàng thường mặc cả thì bạn nên áp dụng chính sách ưu đãi, còn đối với những khách hàng trọng hình thức thì bạn nên đánh vào chất lượng… Thực chất, hình thức này sẽ thường gặp trong quy trình bán hàng tại cửa hàng. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm khóa học Phạm Thành Long để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình trong việc kinh doanh.
Bước 6: Chốt đơn hàng
Sau khi thuyết phục khách hàng thành công thì bạn tiến hàng thống nhất và chốt đơn hàng. Tuy nhiên, sau khi khách đã chốt đơn thì bạn cũng không nên cẩn trọng bởi sẽ có trường hợp khách có thể hủy đơn. Để tránh rủi ro này thì người bán hàng nên sử dụng các câu hỏi mở để khai thác triệt để nhu cầu của khách hàng, đồng thời nắm bắt được độ chắc chắn về khả năng mua sản phẩm của khách.
Nên khai thác triệt để nhu cầu của khách hàng trước khi chốt đơn
Bước 7: Chăm sóc khách hàng
Bước cuối cùng trong quy trình bán hàng đó chính là chăm sóc khách hàng. Đây là một bước rất quan trọng mà nhiều chủ kinh doanh đang làm rất tốt hiện nay. Lợi ích của bước này mang lại đó chính là giúp tạo sự gắn bó lâu dài của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm những học bán hàng online tại UNICA để bồi dưỡng thêm kỹ năng bán hàng và học hỏi thêm những kỹ năng kinh doanh trực tuyến giúp tăng doanh thu.
Trên đây là 7 bước bán hàng quan trọng trong quy trình bán hàng mà bất cứ chủ kinh doanh nào cũng phải nắm được để có thể tự tạo ra mức doanh thu cao từ việc kinh doanh bán hàng. Thật khó để có thể trả lời rằng trong quy trình bán hàng bước nào quan trọng nhất. Bởi mỗi bước đều có tầm quan trọng nhất định nhằm phục vụ cho công việc chốt sale được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng.
Ngoài ra để tăng doanh thu của cửa hàng, doanh nghiệp và việc kinh doanh của bạn thì đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá top các khóa học bán hàng để mở rộng thị trường bán hàng, phân phối sản phẩm của mình đến khách hàng nhé!
Đánh giá :
Tags:
Nhân sự