7 KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ DIGITAL MARKETING – LANA Digital

Trong những năm gần đây, thuật ngữ Digital Marketing đang dần trở nên phổ biến. Được hiểu nôm na là tiếp thị kỹ thuật số, đây vừa là cơ hội cho các bạn mới ra trường cũng như là thách thức đối với marketer truyền thống.

Vì thế, để không bị tụt hậu trong chính chuyên ngành của mình, hãy cùng LANA Digital bắt đầu từ 7 KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ DIGITAL MARKETING sau đây nhé.

1. Quảng cáo trên mạng xã hội

Quảng cáo truyền thông xã hội là sử dụng các nền tảng truyền thông để quảng bá và bán sản phẩm / dịch vụ của bạn. Đây là 1 kênh không thể thiếu trong Digital marketing. Nếu bạn muốn nắm vững kiến thức về tiếp thị kỹ thuật số; hãy bắt đầu với tiếp thị truyền thông xã hội. Một trong những lợi thế chính của quảng cáo trên các kênh xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest, LinkedIn, v.v. là bạn có thể chọn đúng đối tượng mục tiêu.

Theo nghiên cứu của Hubspot, 92% chủ doanh nghiệp và nhà tiếp thị nói rằng phương tiện truyền thông xã hội rất quan trọng đối với kết quả kinh doanh của họ.

Dưới đây là một số nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất hiện nay:

  • Facebook: Hiện nay hầu hết người dùng Việt Nam đều sử dụng Facebook, đây là kênh Digital marketing mạnh nhất giúp bạn kết nối hằng ngày với khách hàng tiềm năng. Quảng cáo Facebook rất hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu doanh nghiệp.

  • Instagram: Một trong những nền tảng giúp bạn tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình. Với 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng; Instagram đang là một trong những mạng xã hội phát triển nhanh chóng.

  • Twitter: Đang là mạng xã hội giúp bạn tiếp cận gần với những người đang tìm kiếm sản phẩm mới. Theo báo cáo từ Twitter và Research Now, 93% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch bán hàng trực tiếp; 69% người dùng đã mua hàng trực tiếp trên twitter.

  • Pinterest: Với 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng; Pinterest là nền tảng phổ biến mà người dùng tìm để khai thác ý tưởng và tải hình ảnh. Nội dung bạn tạo và chia sẻ trên Bảng ghim được sử dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng và khuyến khích họ dùng thử sản phẩm.

  • Linkedln: LinkedIn là một mạng lưới để xây dựng thương hiệu và tạo kết nối kinh doanh online. Bạn có thể sử dụng nó để chia sẻ nội dung; cập nhật xu hướng mới và kết nối với những người có ảnh hưởng trong ngành của bạn.

2. Thiết kế Website

Thiết kế website có thực sự quan trọng?

Theo nghiên cứu mới nhất; 48% người dùng online quyết định độ tin cậy của doanh nghiệp trên cơ sở thiết kế website; và 94% người dùng sẽ thoát khỏi trang web có thiết kế và bố cục kém chất lượng. Vì vậy đây là kênh digital marketing chuyên nghiệp bạn cần xây dựng.

TỐI ƯU CHO WEBSITE:

Chúng tôi muốn đề cập đến ở đây những điều cần lư ý cho website giúp doanh nghiệp của bạn xuất hiện trên kết quả của công cụ tìm kiếm. Từ thiết kế đến bộ từ khóa; SEO; mọi thứ. Và trong việc tối ưu website; bạn cần lưu ý:

    • Trang web của bạn phải nhanh: Theo một nghiên cứu, 53% người dùng sẽ không quay lại website; nếu sau 3 giây họ không thấy gì trên website.

    • Tăng cường bảo mật cho website: Website của bạn cần có SSL. Không chỉ giúp người dùng tránh được nguy hiểm khi tương tác với website không rõ ràng; mà nó còn giúp nâng cao xếp hạng (rank) trang web của bạn.

    • Website của bạn cần phải thân thiện trên thiết bị di động: Hầu hết người dùng hiện nay truy cập trang web bằng điện thoại. Vì vậy, không có gì lạ khi website trên di động của bạn phải được tối ưu hóa và trực quan như khi truy cập bằng máy tính. Hiện nay khi làm digital marketing chúng ta phải tối ưu trên nhiều nền tảng mà người dùng sử dụng.

    • Cấu trúc trang web dễ sử dụng: Trang web phải cấu trúc giúp người dùng thao tác dễ dàng. Trang web nên được gắn thẻ và nhãn để người dùng có thể tìm thấy thứ họ muốn dễ dàng.

    • Thay đổi thiết kế website thường xuyên: Nếu bạn nghĩ thiết kế website chỉ diễn ra một lần; hãy suy nghĩ lại. Bạn phải thường xuyên cập nhật những xu hướng mới và nâng cấp thiết kế website của bạn để luôn hoạt động tốt và có xếp hạng (rank) cao trên công cụ tìm kiếm

3. Tối ưu trên công cụ tìm kiếm (SEO)

Sau khi tạo xong một trang web hoàn chỉnh, bây giờ việc tiếp theo bạn cần làm là để khách hàng tìm thấy bạn. Một trong những kiến thức về Digital Marketing đó là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Theo nghiên cứu của Hubspot , 81% người mua sắm sẽ tìm kiếm thông tin món hàng muốn mua; trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Khi khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ; rất có thể họ sẽ tìm kiếm trên Google trước. Để được tìm thấy trong số hàng triệu kết quả tìm kiếm, trang web của bạn phải được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, v.v.)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đảm bảo website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm đầu tiên khi ai đó nhập từ khóa mục tiêu của bạn vào thanh tìm kiếm.

SEO Hoạt động như thế nào trên digital marketing?

  • Tìm từ khóa phù hợp: Nghiên cứu ngành và tìm từ khóa xác định doanh nghiệp của bạn. Các từ khóa nhắm mục tiêu tối ưu trên các công cụ tìm kiếm Google.

  • Xác định Keywords trên website URL của bạn: Một trong những cách tốt nhất để tối ưu hóa website là kết hợp các từ khóa URL cho website của bạn.
    Tối ưu từ khóa cho thẻ tiêu đề, mô tả Meta và thẻ Heading.

  • Tối ưu từ khóa cho thẻ tiêu đề: Khi bạn mở trình duyệt internet, văn bản bạn nhìn thấy trên đầu hộp thoại chính là thẻ tiêu đề. Đây là các liên kết hiển thị trên thanh công cụ tìm kiếm.

  • Nếu bạn muốn tiêu đề không bị cắt trên kết quả tìm kiếm; giữ các thẻ này dưới 65-70 ký tự. Mô tả Meta: 2-3 dòng dưới tiêu đề khi bạn mở Google; nội dung mô tả ngắn gọn về doanh nghiệp/ thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin doanh nghiệp. Bạn được phép tối đa 155 ký tự để mô tả website và nên sử dụng ít nhất một keyword cho website.

  • Thẻ tiêu đề Heading: Là các thẻ HTML (H1, H2, H3, H4, H5 và H6) được sử dụng để cấu trúc nội dung cho website. Ngoài việc sử dụng từ khóa cho thẻ Tiêu đề và mô tả Meta; quan trọng nhất là sử dụng từ khóa cho thẻ tiêu đề Heading.

4. Email Marketing

Hiện nay, 82% doanh nghiệp B2B và B2C sử dụng email marketing. Bởi vì:

  • Với mỗi 1$ chi tiêu cho tiếp thị qua email marketing sẽ tạo trung bình 38$
  • Trên 34% người dân trên toàn thế giới đều sử dụng email

Đó là lý do Email Marketing đang dần trở nên cạnh tranh hơn; một trong những kiến thức về Digital Marketing để tiếp cận gần với khách hàng. Tuy nhiên, trước khi bạn tạo một chiến dịch email bạn cần hiểu rõ tâm lý của khách hàng. Bởi nếu gửi quá nhiều email để quảng cáo sản phẩm chỉ làm ảnh hưởng thương hiệu của bạn. Theo một nghiên cứu năm 2016 của Hubspot, 78% số người đã hủy đăng ký email vì một thương hiệu đã gửi quá nhiều email.

5. Content Marketing

Khi nói đến những kiến thức về Digital Marketing thì không thể thiếu Content Marketing.
Content Marketing là phương pháp tập trung vào việc tạo và chia sẻ nội dung có giá trị và liên quan để lôi kéo và duy trì đối tượng khách hàng một cách tự nhiên và cuối cùng dẫn khách hàng đến việc mua hàng. Bạn có thể hiểu cách tốt nhất tạo mối quan hệ với khách hàng của bạn bằng cách cung cấp cho họ nội dung có liên quan, chất lượng cao. Vì vậy, khi khách hàng đưa ra quyết định mua một thứ gì đó, họ đã trung thành với bạn.

Content Marketing có thể là bài viết trên blog, bài viết fanpage, bản tin email, tài liệu / báo cáo nghiên cứu, infographics, video, tạp chí điện tử, sách điện tử,…

6. Quản lý truyền thông mạng xã hội

Truyền thông mạng xã hội cho phép bạn quản lý tất cả các hồ sơ của bạn (Facebook, Instagram, Twitter,..) trên cùng một nền tảng, đây cũng là 1 kênh Digital marketing bạn cần quan tâm. Quản lý truyền thông xã hội giúp bạn tương tác trực tuyến theo cách tốt hơn. Duy trì hoạt động trên phương tiện truyền thông xã hội là một trong những cách tốt nhất để bạn tạo ra nhận thức về thương hiệu và tương tác với khách hàng của mình. Nhưng với rất nhiều nền tảng xã hội khác nhau để quản lý được tất cả nội dung cùng lúc có thể giống như một công việc toàn thời gian.

LANA chia sẻ 6 Công cụ quản lý truyền thông xã hội tuyệt vời giúp tiết kiệm thời gian:

Là công cụ rất tuyệt vời bởi vì nó có các gói linh hoạt có thể phù hợp với từng quy mô doanh nghiệp. Nếu bạn là người duy nhất sử dụng và không có nhiều hơn 10 trang truyền thông xã hội, bạn chỉ mất $ 20 mỗi tháng để sử dụng. Còn nếu là doanh nghiệp lớn hơn, với 20 và lên đến 50 hồ sơ truyền thông xã hội có thể được quản lý bởi nhiều thành viên trong nhóm thì mức giá sẽ là $ 99 và $ 499 mỗi tháng.

Ưu điểm:

+ Hootsuite giúp lên lịch cho tất cả các bài đăng trên các kênh truyền thông xã hội và trên tất cả các tài khoản. Bằng cách đó, bạn có thể lên lịch cho tất cả các bài đăng một lần thay vì đăng bài theo cách thủ công.

+ Bảng điều khiển nội dung của Hootsuite rất rõ ràng và dễ sử dụng. Nếu bạn đang sử dụng các ứng dụng khác để giúp quản lý tài khoản truyền thông xã hội của mình, Hootsuite cũng có thể kết nối với những công cụ đó. Bằng cách đó, bạn có thể quản lý mọi thứ ở một nơi. Nếu bạn có một nhóm lớn sử dụng Hootsuite cùng nhau, bạn có thể chỉ định vai trò duyệt nội dung trước khi đăng.

+ Một trong những phần hay nhất về công cụ này là báo cáo phân tích. Bạn sẽ thấy số liệu của từng bài đăng trên mỗi kênh, thậm chí có thể giúp xác định ROI của bạn.

+ Hootsuite cũng có các công cụ giúp theo dõi nhóm, bạn có thể xem các thành viên nào trong nhóm đang giải quyết các tác vụ nhanh nhất và những thành viên nào cần cải thiện. Nhìn chung, Hootsuite đáng để dùng thử và nó cung cấp bản dùng thử miễn phí 30 ngày

Phần mềm này sẽ tái chế các bài đăng cũ khi hết các bài đăng mới để đảm bảo rằng nội dung lịch đăng của bạn không bao giờ trống. Nó dựa trên số liệu thống kê các bài đăng cũ có lượng tương tác cao để tạo ra các nội dung tái chế. Ngay cả khi bạn có một list nội dung mới nhưng không muốn dành thời gian để quyết định thứ tự đăng, thì MeetEdgar có trình lập lịch tự động có thể chọn giúp bạn.

Nếu bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ và có nhiều công việc phải lo lắng hơn là quản lý tài khoản truyền thông xã hội hàng ngày, tôi cho rằng bạn là ứng viên lý tưởng cho MeetEdgar. Chi phí sẽ là 49$ mỗi tháng và bạn sẽ nhận được một tháng miễn phí nếu đăng ký thanh toán hàng năm.

  • Buffer:

Giống như hầu hết các công cụ quản lý phương tiện truyền thông xã hội, Buffer cũng cho phép lên lịch các bài đăng từ một nền tảng duy nhất, điều khác biệt nhất là ứng dụng di động của nó. Nếu bạn không luôn có thời gian ngồi trước máy tính để quản lý các tài khoản truyền thông xã hội thì bạn nên sử dụng công cụ này. Bạn có thể truy cập ứng dụng Buffer trên điện thoại trong khi bạn đang ở trên tàu, xe buýt, giữa giờ nghỉ giải lao của cuộc họp… sẽ linh hoạt hơn rất nhiều.

Buffer cung cấp cho bạn các báo cáo và phân tích cũng như theo dõi các chỉ số tương tác như:

  • Mentions
  • Likes
  • Comments
  • Shares
  • Retweets
  • Clicks
  • Reach.

Công cụ này cũng show các bài đăng hoạt động hàng đầu của bạn. Bạn có thể xem bài đăng nào hoạt động tốt nhất và tạo các bài tương lai theo cách tương tự. Với công cụ bài đăng Buffer RSS, bạn sẽ dễ dàng xuất bản nội dung từ bất kỳ trang web yêu thích nào chỉ bằng một cú nhấp chuột. Nền tảng này cũng hỗ trợ tải lên video và GIF, vì vậy bạn có thể chia sẻ nhiều loại nội dung khác nhau. Ngoài ra Buffer có trình tạo hình ảnh riêng giúp bạn tạo ra những hình ảnh sáng tạo làm nổi bật thêm cho bài đăng của mình.

  • Buzzsumo:

Khác với các công cụ tiếp thị khác, phần mềm này phân tích hồ sơ truyền thông xã hội và kết nối bạn với những người có ảnh hưởng để quảng bá thương hiệu của bạn. Ngay cả khi bạn chưa muốn sử dụng đến những người gây ảnh hưởng thì Buzzsumo vẫn có nhiều công cụ tuyệt vời khác. Ví dụ như các công cụ theo dõi thương hiệu sẽ cảnh báo khi xuất hiện những đề cập trên Internet về công ty bạn cũng như các đối thủ cạnh tranh.

Hay phần mềm lọc thông tin giúp bạn cập nhật các xu hướng mới nhất. Bạn sẽ có quyền truy cập vào các báo cáo về nội dung được chia sẻ nhiều nhất trên tất cả các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. Bạn có thể lọc thông tin này trong vòng 24 giờ hoặc các khoảng thời gian khác nhau.Bạn có thể lựa chọn các gói phù hợp, từ $ 99 đến $ 300 mỗi tháng. Tất cả các gói đều đi kèm với bản dùng thử miễn phí 7 ngày và sẽ được giảm giá 20% nếu đăng ký thanh toán hàng năm

  • Sprout Social:

Là một lựa chọn hàng đầu khác nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để quản lý tất cả các hồ sơ truyền thông xã hội của mình. Nền tảng này giúp bạn dễ dàng phác thảo, lưu trữ và sắp xếp tất cả bài đăng trên mạng xã hội của mình. Nếu bạn có nhiều thành viên trong nhóm Sprout Social là một lựa chọn tuyệt vời. Thật dễ dàng để ủy thác và chọn người phê duyệt trước khi đăng.Sprout Social cũng giúp bạn trả lời tất cả tin nhắn mà không cần phải đăng nhập vào từng tài khoản riêng. Điều này sẽ giúp bạn luôn kịp thời trả lời khách hàng theo thứ tự thông tin bạn nhận được.

Phần mềm này cũng có công cụ giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Các thành viên trong nhóm của bạn có thể ghi chú về các khách hàng khác nhau và hồ sơ truyền thông xã hội của họ dựa trên lịch sử liên hệ. Nếu cùng một khách hàng liên hệ nhiều hơn một lần bằng nhiều nền tảng, tất cả thông tin của họ cũng sẽ được lưu trữ và sắp xếp gọn gàng.

  • Oktopost:

Oktopost công cụ đặc biệt dành riêng cho các công ty B2B. Chiến lược của các Công ty này là tập trung vào chất lượng mỗi bài đăng và tập trung vào một số ít kênh hiệu quả. Đôi khi, chỉ một số ít khách hàng mới mỗi năm là đủ để một doanh nghiệp có thể sinh lợi rất cao.

Oktopost rất tuyệt vì nó giúp doanh nghiệp B2B đảm bảo rằng họ đang sử dụng đúng nền tảng xã hội một cách hiệu quả để tiếp cận khách hàng. Bạn sẽ vẫn nhận được những lợi ích tương tự như đăng tin tự động, lên lịch và quản lý. Ngoài ra bạn sẽ nhận thêm được những phân tích phù hợp cho một doanh nghiệp B2B.

7. Quảng cáo PPC

PPC là một hình thức quảng cáo tìm kiếm, bạn phải trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột đến trang web của bạn. Ngoài Google Ads, Quảng cáo Facebook cũng là một nền tảng PPC phổ biến. Đây là hai sự thật thú vị để bạn suy nghĩ lại:

  • 64,6% số người nhấp vào quảng cáo Google khi họ đang tìm mua một thứ gì họ cần.

  • Trong số các công ty sử dụng quảng cáo PPC: 84% sử dụng Facebook làm nền tảng, 41% sử dụng Google và 18% sử dụng LinkedIn

Ở Cần Thơ và ĐBSCL, bạn có thể đăng ký các khóa Facebook Marketing, Google Marketing, Chiến lược Online Marketing tại LANA Digital.