7 Cách Làm Chậu Cảnh Không Cần Khuôn: Đẹp, Đơn giản nhất
Không chỉ đóng vai trò nâng đỡ, chậu cảnh còn giúp làm tăng giá trị của cây trồng. Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu ứng thẩm mỹ cho khuôn viên sân vườn. Vậy bạn đã biết cách làm chậu cảnh không cần khuôn đơn giản tại nhà hay chưa?
Nội Dung Chính
1. Chậu cảnh và ý nghĩa đối với cây trồng
1.1 Nơi duy trì sự sống
Đối với cây trồng trong chậu, cây sống được là nhờ dinh dưỡng có trong đất, phân bón và lượng nước bổ sung hằng ngày. Trong đó, chậu trồng vừa có thể nâng đỡ, hạn chế sự thất thoát dinh dưỡng ra môi trường ngoài. Đồng thời, hỗ trợ quá trình giữ nước trong điều kiện khô hạn, dẫn nước thừa ra khỏi đất trồng khi độ ẩm cao quá mức.
Như vậy có thể nói chậu kiểng là nơi duy trì sự sống cho cây. Đảm bảo quá trình phát triển ổn định trong điều kiện tách biệt hoàn toàn với thổ nhưỡng tự nhiên.
1.2 Tăng thêm giá trị cho cây trồng
Giá trị của một loại cây trồng nào đó không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân nó mà còn chịu sự chi phối bởi vị trí đặt cây. Theo đó, nếu cây chọn được loại chậu phù hợp thì không những tạo ra sự hài hòa về tổng thể mà còn mang đến hiệu ứng cộng hưởng về mặt thẩm mỹ, giúp tôn thế cây và làm tăng giá trị cho cây trồng.
1.3 Mang lại tài lộc cho gia chủ
Không đơn thuần là đồ vật được sử dụng để trồng cây, chậu cảnh còn được biết đến bởi giá trị phong thủy đặc biệt. Theo đó, các hoa văn đi kèm vừa sống động, tự nhiên; hàm chứa nhiều thông điệp ý nghĩa như: phát lộc, phát tài, hạnh phúc, yên ấm, may mắn, trường thọ,….vv.
Vậy nên, có thể nói những họa tiết giàu tính nhân văn in trên thành chậu như là những lời chúc tốt đẹp tới gia chủ, giúp tăng vượng khí, tài lộc cho mỗi gia đình.
1.4 Làm đẹp cho ngôi nhà
Mục đích lớn nhất của việc trồng cây cảnh là làm đẹp cảnh quan. Sự có mặt của chậu trồng sẽ góp phần làm gia tăng hiệu ứng thẩm mỹ của vật trang trí này.
Chậu cảnh còn ghi điểm bởi đường nét vừa mềm mại, vừa sắc sảo. Đặc biệt là hệ thống họa tiết in trên thành chậu vô cùng phong phú: công, phượng, lân, cá chép, hoa sen, hoa cúc, hoa đào….
Sự hợp thành của những chi tiết đầy tính mỹ quan trên sẽ giúp nâng cao giá trị của cây trồng, đồng thời giúp nhà ở thêm phần trang trọng, đẹp đẽ.
2. Top 7 cách làm chậu cảnh không cần khuôn tại nhà
2.1 Dùng chậu nhựa
Bạn đã từng làm chậu cảnh từ chậu nhựa hay chưa? Hãy học theo một trong hai cách sau nhé!
-
Sử dụng cát và úp chậu nhựa vào cát để tạo hình dáng. Sau đó nhẹ nhàng đổ vữa theo đường nét được in trên cát. Cuối cùng là dùng bay san bằng phần đáy. Chờ 12 tiếng cho vữa đông cứng hoàn toàn sẽ thu được chậu cảnh bằng bê tông có kích thước tương đương
-
Đổ hỗn hợp vữa có độ đặc vừa phải vào lòng chậu. Đổ làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau vài tiếng. Lưu ý vừa đổ vừa dùng bay để tạo hình lòng trong của chậu bê tông. Sau khi đạt độ dày như ý thì chờ khô, bỏ phần vỏ nhựa bên ngoài ta sẽ thu được thành phẩm.
2.2 Sử dụng vải thừa
Sử dụng vải thừa để đúc chậu cũng là một trong những cách rất hay để tạo hình không cần khuôn chuyên dụng. Để thực hiện, bạn làm theo hướng dẫn sau: Sử dụng một vật thể có mặt cắt tùy thích để định dạng thiết diện đáy chậu, sau đó nhúng tấm vải đa giác vào vữa rồi nhẹ nhàng đặt lên vật nói trên. Chờ 3-4 tiếng khi tấm vải cứng lại, tiếp tục quét thêm nhiều lớp vữa cho đến khi đạt độ dày mong muốn.
Sau khoảng 12 tiếng, lật ngược tấm vải sẽ thu được sản phẩm có tạo hình rất tự nhiên với đường nhăn vải rũ xuống cực mềm, đẹp mắt.
2.3 Dùng vỉ đựng trứng
Loại vỉ trứng được sử dụng để làm chậu là vỉ được làm bằng giấy cũ, có màu nâu xám. Để thực hiện, bạn ghép 2 hoặc nhiều vỉ lại với nhau (cố định bằng dập ghim hoặc keo dán). Sau đó, cuộn tròn thành hình trụ rồi dựng đứng lên.
Phía dưới vỉ lót một lớp cát phẳng, đổ vữa để tạo đáy. Sau đó, đặt một khối trụ chính giữa lòng trong để định hình lòng khuôn. Cuối cùng đổ vữa quanh khe hẹp giữa vỉ trứng và khối trụ để làm nên thành chậu. Sau 3 giờ tháo gỡ khối trụ. Sau 12-18 giờ, khi vữa đông lại thì loại bỏ vỉ trứng bên ngoài sẽ thu chậu bê tông có tạo hình 3d rất độc đáo và lạ mắt.
2.4 Làm bằng chai nhựa
Về cơ bản, cách này tương tự như làm chậu bằng vỉ trứng. Chỉ khác là trong phương pháp này, bạn sử dụng 2 chai nhựa cắt ngang có kích thước lớn, nhỏ khác nhau (độ dày chậu tạo ra tương ứng với độ chênh lệch về kích thước giữa hai chai nhựa). Trong quá trình thực hiện, bạn nên cho cát vào chai nhỏ để cố định vị trí, giúp việc đổ khuôn diễn ra dễ dàng hơn.
2.5 Sử dụng thùng xốp
Nguyên lý đổ khuôn sử dụng thùng xốp không có nhiều khác biệt so với cách làm chậu bằng chai nhựa. Tuy nhiên thành phẩm sẽ có hình chữ nhật thay vì hình tròn.
Theo đó, bạn sử dụng một thùng xốp lớn và một thùng xốp nhỏ để định hình khuôn chậu cảnh. Tiến hành trộn và rót vữa vào khe tạo giữa 2 thùng. Sau hơn nửa ngày, bạn sẽ thu được thành phẩm có độ phẳng cao và kết cấu rất vuông vức, chắc chắn.
2.6 Dùng chai nước hoa cũ
Khi sử dụng hết nước hoa, bạn đừng vội vứt đi mà hãy tận dụng để làm những chiếc chậu nhỏ xinh xắn. Có 2 cách để bạn tham khảo: 1 là sử dụng những mẫu chai nước hoa miệng rộng để trồng các loại cây tiểu cảnh; 2 là đặt chai nước hoa vào bên trong một vật thể lớn hơn để định hình lòng trong nếu muốn đúc chậu bê tông mini. Cả 2 cách này đều mang đến hiệu quả thẩm mỹ rất ấn tượng.
2.7 Dùng găng tay cao su
Để thực hiện, bạn chỉ cần cho vữa đầy hai găng tay cao su (nên trộn vữa đặc để dễ thao tác các bước tiếp theo). Sau đó, đặt 2 găng tay sát nhau và tạo hình theo ý muốn.
Tiếp theo, ở phần tiếp giáp giữa 2 găng tay, bạn rạch một đường nhẹ để vữa giữa hai vị trí trộn lẫn vào nhau nhằm tạo sự liên kết. Cuối cùng chờ găng tay đông cứng thì loại bỏ lớp cao su bên ngoài. Khi đó ta sẽ thu được chậu trồng đậm chất nghệ thuật với kiểu dáng phá cách, có 1 0 2.
➤➤➤ XEM TIẾP: Khuôn chậu ly
3. Hạn chế của việc làm chậu không dùng khuôn
3.1 Độ bền kém
Điểm chung của những cách tạo chậu không dùng khuôn là phải thực hiện qua nhiều bước trung gian chuyển tiếp. Đồng thời, quét thành nhiều lớp xi măng với kết cấu chưa được tối ưu hóa về tính chịu lực.
Khi quan sát bên ngoài bạn có thể không nhìn thấy rõ điều này. Thế nhưng, sau thời gian sử dụng, bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ nứt, vỡ thành chậu do độ bền không cao và khả năng chịu va đập kém.
3.2 Không đảm bảo tính thẩm mĩ
Do được làm thủ công nên hầu hết các loại chậu không dùng khuôn thường có tính thẩm mỹ hạn chế. Bề mặt thường không đồng đều, phẳng mịn; mặt đáy không cân đối. Các góc bẻ và đường viền hay bị nham nhở, mất mỹ quan. Đó là chưa kể phần thành chậu nếu vẽ họa tiết bằng tay thì trông sẽ rất sơ sài, thiếu chuyên nghiệp, khiến chậu mất điểm hoàn toàn về phương diện hình thức.
3.3 Tốn nhiều công sức
So với việc dùng khuôn thì đúc chậu không khuôn sẽ kém lợi thế hơn hẳn về mặt tiến độ. Riêng việc chờ đợi những lớp vữa khô đi rồi bồi lại cũng tiêu tốn cả ngày làm việc của bạn. Trong khi đó, công sức bỏ ra cũng không hề ít. Từ khâu tạo hình cát, trát vữa cho tới tạo hình lòng trong, tháo gỡ các chi tiết hỗ trợ…vv Như vậy tưởng là tiện lợi nhưng mà hóa ra không hề đơn giản phải không ạ?
✔✔✔ XEM THÊM: Khuôn đúc chậu lục giác
4. Làm chậu cây Siêu nhanh, Đơn giản với Khuôn nhựa Hoàng Gia
Các chuyên gia của Hoàng Gia đã tìm tòi và phát triển những mẫu khuôn đúc chậu nhựa sở hữu nhiều công năng hoàn hảo:
-
Tạo hình cực nhanh chỉ sau 5-10 phút thao tác
-
Không tốn công trét vữa bởi phần khe hẹp giữa 2 khuôn chậu đã giúp định dạng sắc nét kết cấu thành và đáy chậu
-
Họa tiết hoa văn cực sống động, đẹp tự nhiên
-
Được thiết kế với chiều cao, độ rộng, độ dày cân đối, giúp tối ưu hóa khả năng chịu lực và góp phần tạo nên dáng chậu có tính thẩm mỹ cao
-
Thành phẩm tạo ra hoàn hảo đến từng chi tiết, kể cả những góc bẻ và mối chuyển tiếp
-
Giá thành cực phải chăng, tiện lợi khi sử dụng, giúp “nhân” nhanh chậu trồng chỉ sau thời gian ngắn
-
Bảo hành chính hãng và chịu trách nhiệm mọi lỗi kỹ thuật trong vòng 6-12 tháng.
Cách làm chậu cảnh không cần khuôn chỉ là giải pháp trước mắt vì chúng tiêu tốn rất nhiều công sức và thời gian. Bên cạnh đó, thành phẩm tạo ra sẽ có chất lượng và hình thức không đảm bảo. Vậy nên thay vì lựa chọn mang tính tạm thời này, hãy tìm đến các mẫu khuôn đúc chậu tại Hoàng Gia để rút ngắn thời gian thi công nhé!