7 Bước Xây Dựng Sơ Đồ Quy Trình Bán Hàng Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất

Bán hàng là một phần vô cùng quan trọng của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, giúp các công ty thu về doanh thu, lợi nhuận, đồng thời xây dựng được cơ sở khách hàng mạnh mẽ. Vậy nên xây dựng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp là việc làm cần thiết không được bỏ qua. Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu 7 bước cơ bản để xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng hiệu quả nhất, dễ dàng thành công.

Sơ đồ quy trình bán hàng là gì?

Sơ đồ quy trình bán hàng là tập hợp các bước lặp đi lặp lại được sử dụng bởi đội ngũ nhân viên bán hàng nhằm chuyển dịch khách hàng tiềm năng thành khách hàng cuối cùng. Một quy trình bán hàng tốt sẽ giúp nhân viên sales chốt đơn nhanh chóng, nhất quán và dễ dàng bằng việc thực hiện theo các bước đề ra.

Thiết lập sơ đồ quy trình bán hàng là việc làm vô cùng quan trọng

Quy trình bán hàng của các doanh nghiệp thường bao gồm các hoạt động:

  • Phát triển và nuôi dưỡng các mối quan hệ giữa khách hàng và người bán.
  • Đội ngũ nhân viên kinh doanh thực hiện triển khai các chiến lược tiếp thị một cách hiệu quả.
  • Thúc đẩy khách hàng đi đến quyết định mua, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tìm kiếm khách hàng mới và tăng tỷ lệ giữ chân tập khách hàng cũ.

Tùy thuộc vào tính chất hoạt động kinh doanh và lĩnh vực của doanh nghiệp sẽ có đội ngũ nhân viên, đại diện bán hàng khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, những bước tiêu chuẩn trong sơ đồ quy trình bán hàng thường được thiết lập và triển khai giống nhau, đều bắt đầu từ việc tìm kiếm khách hàng, thu hút, bán hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.

Xem thêm: Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng Miễn Phí – Giải Pháp Công Nghệ Số 1

Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng?

Muốn bán được hàng dễ dàng và đảm bảo mức doanh thu, lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp cần xây dựng được cho mình quy trình bán hàng online hoặc offline phù hợp với quy mô, đặc thù kinh doanh, tính chất sản phẩm của mình. Việc xây dựng quy trình bán hàng chuẩn sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:

  • Hiểu được sắc thái bán hàng: Việc thiết lập quy trình bán hàng rõ ràng và nhất quán sẽ giúp nhân viên hiểu được các sắc thái trong bán hàng của mình và đánh giá hiệu quả tổng thể.
  • Chiến lược cải tiến: Khi tất cả nhân viên bán hàng cùng làm theo một quy trình, bạn có thể xác định rõ đâu là bước đưa ra thách thức và bước nào sẽ cung cấp giá trị. Qua đó bạn sẽ cải thiện được quy trình bán hàng tối ưu nhất.
  • Tăng doanh số bán hàng: Quy trình bán hàng tối ưu sẽ giúp tăng doanh thu nhiều hơn vì nhân viên sales sẽ biết họ cần làm gì để hỗ trợ khách hàng, đồng thời khách hàng có thời gian, không gian để quyết định mua hàng.
  • Tăng tính hiệu quả trong kinh doanh: Quy trình bán hàng sẽ giúp tăng hiệu quả bán hàng tổng thể bằng cách loại bỏ các bước hoặc chiến thuật bán hàng không cần thiết, từ đó tập trung hoàn toàn vào các chiến lược có tỷ lệ thành công cao hơn.
  • Đảm bảo sự rõ ràng: Sơ đồ quy trình bán hàng cụ thể sẽ cung cấp sự rõ ràng cho cả nhóm bán hàng. Khi đó bạn có thể dựa vào các nhân viên bán hàng hoặc đồng nghiệp của mình để được hướng dẫn, hỗ trợ vì họ tuân thủ theo đúng quy trình từ khi tìm kiếm đến khi chuyển thành khách hàng tiềm năng.
  • Mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng: Đa số khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi thực hiện một giao dịch mua với quy trình bán hàng cụ thể. Điều này giúp họ biết được điều gì sẽ xảy ra, giảm áp lực so với khi làm việc với nhân viên bán hàng không có quy trình chuẩn chỉnh.

Tham khảo: Phần Mềm Quản Lý Khách Hàng Miễn Phí: Ưu Điểm, Tiêu Chí Lựa Chọn

Quy trình bán hàng đúng chuẩn sẽ mang đến sự hài lòng cho khách hàng

Các bước xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng là gì?

Quy trình bán hàng cung cấp cho nhân viên sales sự hướng dẫn và cấu trúc rõ ràng để tương tác với tập khách hàng tiềm năng. Tùy vào nhu cầu, mục tiêu, quy mô và đặc điểm riêng, doanh nghiệp sẽ cần thiết lập quy trình riêng cho mình. Tuy nhiên đa số đều tuân thủ 7 bước trong sơ đồ quy trình bán hàng như sau:

Chuẩn bị

Trước khi tương tác với khách hàng tiềm năng, bạn cần chuẩn bị sẵn toàn bộ thông tin cần thiết, ví dụ như mô tả sản phẩm, giá bán, hình thức thanh toán, mức giá của đối thủ cạnh tranh. Đồng thời bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về khách hàng để có thể dễ dàng kết nối và đáp ứng nhu cầu của họ.

Giai đoạn này của quy trình bán hàng có thể liên quan đến việc chuẩn bị sẵn bài thuyết trình bán hàng ban đầu của bạn. Bạn cần sẵn sàng trả lời tất cả câu hỏi mà khách hàng đưa ra để giúp họ tin tưởng và sẵn sàng quyết định mua sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng liên quan đến việc xác định đối tượng sẽ mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Ở giai đoạn này, bạn cần cân nhắc liệu khách hàng có nhu cầu hoặc mong muốn cụ thể mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được hay không.

Bước thứ 2 của sơ đồ quy trình bán hàng thường cần nghiên cứu để xác định tập khách hàng lý tưởng. Bạn có thể bắt đầu với việc lên danh sách khách hàng tiềm năng, đồng thời dựa vào các tiêu chí, nhu cầu, đặc điểm của họ để sàng lọc, ví dụ họ là chủ doanh nghiệp hay nhân viên, thu nhập hàng tháng của họ có phù hợp với giá thành sản phẩm không. Điều này sẽ giúp bạn thu hẹp nhóm người mua trong một tệp khách hàng nhất định.

Đừng bỏ lỡ: Phần Mềm Quản Lý Kinh Doanh Và Những Lợi Ích Cho Doanh Nghiệp

Doanh nghiệp cần xác định khách hàng tiềm năng

Tiếp cận khách hàng

Tiếp cận khách hàng là bước quan trọng nhất trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp, do đó cả nhân viên kinh doanh và người quản lý đều cần chuẩn bị kỹ càng. Qua sự tương tác, khách hàng sẽ đánh giá doanh nghiệp hoặc người bán có chuyên nghiệp, nhiệt tình hay không. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra quyết định mua hàng. Điều cần nhớ đó là bạn không nên nóng vội bán hàng ở thời điểm này, thay vào đó hãy tạo mối quan hệ thật tốt và tiếp tục thu thập thêm thông tin cần thiết, qua đó xác định chính xác nhu cầu, mong muốn của họ.

Mỗi cá nhân sẽ có cách tiếp cận, trò chuyện khác nhau thông qua hình thức gọi điện thoại, gặp trực tiếp, gửi email. Bạn cần tạo dựng phong cách riêng cho bản thân, sự tự nhiên sẽ dễ chiếm được cảm tình của khách hàng.

Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp

Ở bước này, đội ngũ nhân viên sẽ trình bày những tính năng, ưu điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp đến tập khách hàng mục tiêu của mình, đồng thời đưa ra những cam kết về việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Khi trình bày, giới thiệu, bạn cần nhớ rằng chỉ tập trung vào lợi ích khách hàng nhận được thay vì chăm chú liệt kê các tính năng của sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, điểm cần lưu ý trong quá trình này đó là phải luôn chân thành, không nên thần thánh hóa sản phẩm của mình vì có thể tạo ấn tượng xấu và mất khách hàng.

Giải đáp thắc mắc, báo giá và thuyết phục khách mua hàng

Sau quá trình trò chuyện, tương tác và lấy được thông tin quan trọng từ khách hàng, đây sẽ là giai đoạn để bạn giải đáp những thắc mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải, đồng thời báo giá và thuyết phục họ mua hàng.

Thái độ tự tin của bạn khi giao tiếp với khách hàng sẽ ảnh hưởng lớn đến niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm và thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua. Do đó bạn hãy giúp khách hàng cảm nhận rằng không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, sản phẩm, dịch vụ của công ty chắc chắn sẽ mang lại cho họ những lợi ích thiết thực.

Tìm hiểu thêm: Phần Mềm Quản Lý Đơn Hàng Là Gì? Tính Năng Và Lợi Ích Quan Trọng

Giải đáp thắc mắc, báo giá là bước quan trọng trong sơ đồ quy trình bán hàng

Chốt đơn hàng

Sau khi đã giới thiệu và giải đáp thắc mắc cho khách hàng và nhận về những tín hiệu tốt từ họ thì đây chính là lúc bạn đề nghị chốt sale. Tuy nhiên chốt đơn hàng không phải vấn đề dễ dàng, đây được xem là bước đáng sợ, áp lực nhất với tất cả nhân viên bán hàng khi mới vào nghề.

Bạn cần nhớ rằng mọi điều bạn nói trong quá trình tiếp cận, thuyết trình và báo giá đều phải hướng đến việc chốt sale. Lúc này nhân viên bán hàng cần có cái nhìn chính xác về lời nói, hành động, cử chỉ và những nhận xét về sản phẩm của khách hàng để tăng tỷ lệ thành công.

Chăm sóc khách sau bán

Rất nhiều nhân viên sale thường mắc phải sai lầm đó là nghĩ sơ đồ quy trình bán hàng đã kết thúc sau khi khách hàng thanh toán và hoàn thành đơn bán. Tuy nhiên chất lượng của toàn bộ quá trình mua hàng cùng những ấn tượng về sản phẩm, dịch vụ sẽ nằm ở trải nghiệm của khách sau khi mua hàng.

Việc chăm sóc sau bán không chỉ giúp khách hàng yên tâm sử dụng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời thấy được sự chuyên nghiệp của nhân viên mà hơn hết là yếu tố để giữ chân họ gắn kết lâu hơn với doanh nghiệp. Khi đó họ sẽ dễ dàng quay trở lại mua những lần sau hoặc trở thành kênh PR miễn phí cho bạn. Vậy nên, hãy luôn chú ý đến bước chăm sóc khách hàng sau bán vì bạn sẽ là người có lợi nhất.

Bài viết trên đây đã nêu ra cho bạn 7 bước xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng giúp tăng doanh thu và lợi nhuận. Bất kỳ tổ chức, công ty nào hoạt động kinh doanh đều cần chú trọng đến quy trình này để có được sự thành công, do đó bạn nên tìm hiểu và xây dựng sơ đồ bán hàng riêng cho mình để công việc dễ dàng, thuận lợi hơn.