7 Bảy Trường Phái Trong Tâm Lý Học
7 Bảy Trường Phái Trong Tâm Lý Học
Khi tâm lý học lần đầu tiên xuất hiện như một khoa học tách biệt với sinh lý học và triết học, cuộc tranh luận về cách mô tả và giải thích tâm trí và hành vi của con người bắt đầu cùng với sự phát triển của các trường phái tâm lý học khác nhau.
Bảy trường phái tâm lý học dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của tâm lý học.
Trường Phái Cấu Trúc (Structuralism)
Chủ nghĩa cấu trúc được nhiều người coi là trường phái tư tưởng đầu tiên trong tâm lý học. Các nhà tư tưởng lớn gắn liền với chủ nghĩa cấu trúc bao gồm Wilhelm Wundt và Edward Titchener.
Trọng tâm của chủ nghĩa cấu trúc là giảm các quá trình não xử lý các thông tin (mental processes) thành các yếu tố cơ bản nhất của chúng. Các nhà cấu trúc học đã sử dụng các kỹ thuật như xem xét nội tâm để phân tích các quá trình bên trong của tâm trí con người.
Kỹ thuật thực nghiệm nội tâm (introspective experimental technique) được sử dụng có liên quan đến việc kiểm tra phản ứng bên trong của thân chủ. Cách tiếp cận này còn được gọi là tự quan sát, và Wundt đã huấn luyện mọi người phân tích suy nghĩ của chính họ một cách cẩn thận và khách quan nhất có thể.
Mặc dù những phương pháp này không chặt chẽ, nhưng trường phái tư tưởng chủ nghĩa cấu trúc đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tâm lý học thực nghiệm.
Tham khảo: Tái cấu trúc nhận thức
Trường Phái Chức Năng (Functionalism)
Chủ nghĩa chức năng hình thành dựa trên các lý thuyết của trường phái cấu trúc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ công trình của William James – cho rằng não bộ hoạt động dựa trên các chức năng và sự thích nghi của chính nó. Một số nhà tư tưởng theo thuyết chức năng bao gồm John Dewey, James Rowland Angell và Harvey Carr.
Và thay vì tập trung vào bản thân các quá trình não xử lý thông tin, trường phái này quan tâm đến vai trò của các quá trình này. Ví dụ, thay vì cố gắng hiểu các quá trình cơ bản gây ra trạng thái tinh thần, thì các nhà nghiên cứu sẽ là tìm hiểu chức năng mà các trạng thái đó phục vụ. Điều này đã cho phép các nhà tâm lý học hiểu rõ hơn về cách tâm trí cho phép con người phản ứng và thích nghi với môi trường xung quanh.
Trường phái chức năng quan tâm đến mục đích của suy nghĩ và hành vi, trong khi chủ nghĩa cấu trúc quan tâm đến các yếu tố tạo nên ý thức.
Trường Phái Gestalt
Tâm lý học Gestalt là một trường phái tâm lý học dựa trên ý tưởng rằng con người trải nghiệm mọi thứ theo một cách thống nhất. Cách tiếp cận này bắt đầu ở Đức và Áo vào cuối thế kỷ 19 nhằm làm phù hợp hoá cách tiếp cận của chủ nghĩa cấu trúc. Một số nhà tư tưởng gắn liền với trường phái tư tưởng Gestalt bao gồm Max Wertheimer, Wolfgang Köhler, và Kurt Koffka.
Thay vì chia nhỏ suy nghĩ và hành vi thành những yếu tố nhỏ nhất của chúng, trường phái này tin rằng bạn phải nhìn vào toàn bộ trải nghiệm.
Một số ví dụ về trường phái Gestalt đã giải thichs cho các hiện tượng quang học, chẳng hạn như ảo ảnh. Wertheimer đã mô tả hiện tượng bằng cách quan sát cách các ánh đèn đường ray xen kẽ tạo ra ảo giác chuyển động. Hiện tượng này cho thấy rằng có liên tiếp các hình ảnh được nhìn thấy theo chuỗi nhanh được coi là chuyển động.
Trường Phái Hành Vi (Behaviorism)
Chủ nghĩa hành vi đã trở thành một trường phái tư tưởng thống trị trong suốt những năm 1950, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi công trình của các nhà tư tưởng như John B. Watson, Ivan Pavlov và B. F. Skinner.
Chủ nghĩa hành vi cho rằng tất cả các hành vi có thể được giải thích bởi các nguyên nhân môi trường hơn là bởi các yếu tố bên trong con người, và vì vậy, trường phái này tập trung vào hành vi có thể quan sát được.
Điều kiện hoá cổ điển: Đây là một kiểu học tập có điều kiện gắn với các kích thích có tính lặp lại. Ví dụ như rung chuông báo hiệu giờ ăn. Sau khi liên kết được hình thành, kích thích rung chuông có thể tự nhiên gợi ra cảm giác chuẩn bị đến giờ ăn kể cả khi chưa đến đúng thời điểm đó.
Điều kiện hoá từ kết quả: Là loại học tập có liên quan đến việc sử dụng phần thưởng và hình phạt để tạo ra mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả của hành vi đó.
Trường phái tâm lý học hành vi ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tâm lý học. Nhiều ý tưởng và kỹ thuật xuất hiện từ trường phái tư tưởng này vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Trường Phái Phân Tâm (Psychoanalysis)
Phân tâm học là một trường phái do Sigmund Freud sáng lập, nhấn mạnh ảnh hưởng của vô thức đối với hành vi. Các nhà tư tưởng phân tâm học lớn khác bao gồm Anna Freud và Otto Rank và những người theo trường phái tân tự do như Erik Erikson, Alfred Adler và Karen Horney.
Theo đó, Freud tin rằng tâm trí con người được cấu tạo bởi ba yếu tố: cái ấy, cái tôi và siêu tôi.
Cái ấy (id) bao gồm các thúc giục ban đầu.
Cái tôi (ego) là các phần của nhân cách chịu trách nhiệm ứng phó với thực tế.
Cái siêu tôi (superego) là một phần của nhân cách chứa đựng tất cả những lý tưởng và giá trị mà chúng ta kế thừa từ cha mẹ và từ văn hoá.
Freud tin rằng sự tương tác của ba yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến tất cả các hành vi phức tạp của con người.
Các lý thuyết quan trọng khác trong trường phái phân tâm học bao gồm nhận định về ý thức và vô thức, cách tiếp cận tâm lý học của Freud đối với sự phát triển nhân cách, và khái niệm về bản năng sống và chết.
Công trình của Freud cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của liệu pháp trò chuyện như một phương pháp tiếp cận để điều trị bệnh tâm thần. Nhiều cách tiếp cận điều trị theo trường phái Freud truyền thống không còn được ưa chuộng, nhưng liệu pháp phân tâm học hiện đại vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong tâm lý học ngày nay.
Tìm hiểu sự khác biệt giữa phân tâm học (psychoanalysis) và tâm lý trị liệu (psychotherapy) tại đây.
Trường Phái Nhân Văn (Humanism)
Tâm lý học nhân văn phát triển như một phản ứng với phân tâm học và chủ nghĩa hành vi. Sự phát triển của trường phái tư tưởng này trong tâm lý học bị ảnh hưởng nặng nề bởi công việc của các nhà tư tưởng nhân văn như Abraham Maslow, Carl Rogers và Clark Moustakas.
Trong khi các trường phái tư tưởng ban đầu chủ yếu tập trung vào hành vi bất thường của con người, tâm lý học nhân văn khác biệt đáng kể ở chỗ nhấn mạnh vào việc giúp con người đạt được và phát huy hết tiềm năng của họ.
Các chủ đề trong tâm lý học nhân văn:
Trở thành một người có đầy đủ chức năng: Một người có liên kết vững chắc với niềm tin vào năng lực bản thân và những ước muốn của chính họ.
Ý chí tự do cá nhân: Năng lực mà cá nhân có để đưa ra lựa chọn, các hướng hành động và cách kiểm soát cuộc sống của chính họ
Cấp bậc nhu cầu: Lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow cho rằng mọi người được thúc đẩy bởi một loạt các nhu cầu, từ cơ bản nhất là sinh lý cho đến các nhu cầu ngày càng phức tạp khác.
Trải nghiệm đỉnh cao: Những khoảnh khắc của niềm vui thuần khiết, siêu việt, đóng một phần quan trọng trong việc vươn tới sự tự hiện thực hóa.
Tự hiện thực hóa: Trạng thái phát huy hết tiềm năng của họ.
Tâm lý học nhân văn vẫn còn khá phổ biến ngày nay và đã ảnh hưởng đáng kể đến các lĩnh vực tâm lý khác bao gồm cả tâm lý học tích cực.
Trường Phái Nhận Thức
Đây là trường phái tâm lý học nghiên cứu các quá trình não bộ xử lý các thông tin bao gồm cách con người suy nghĩ, nhận thức, ghi nhớ và học hỏi. Là một phần của lĩnh vực khoa học nhận thức, một nhánh của tâm lý học và có liên quan đến các ngành khác như khoa học thần kinh, triết học và ngôn ngữ học.
Ví dụ về các lý thuyết phát triển của trường phái này như:
Các giai đoạn phát triển nhận thức: Một lý thuyết do Jean Piaget đề xuất, cho rằng trẻ em phải trải qua một loạt các giai đoạn phát triển trí tuệ với sự tiến bộ.
Lý thuyết văn hóa xã hội: Lý thuyết này, được đưa ra bởi Lev Vygotsky, xem xét sự tương tác của các yếu tố văn hóa và xã hội đã góp phần vào sự phát triển nhận thức như thế nào.
Lý thuyết xử lý thông tin: Lý thuyết này cho rằng tâm trí hoạt động giống như một máy tính để xử lý và giải thích thông tin về thế giới.
Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi trường phái tâm lý này. CBT là một cách tiếp cận điều trị tập trung vào cách các khuôn mẫu suy nghĩ tiêu cực tự động ảnh hưởng đến hành vi và các vấn đề tâm lý.
Lời Kết
Mỗi trường phái đều có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tâm lý học. Ngày nay, nhiều nhà tâm lý học không chỉ theo đuổi một trường phái duy nhất mà họ chọn cách tiếp cận đa dạng hơn với nhiều quan điểm và nền tảng lý thuyết khác nhau.
Nguồn: Verywellmind – Major Schools of Thought in Psychology