6 tháng làm việc tại Viện nghiên cứu Dấu vân tay | Ngô Duy Kha
Rate this post
Chào các bạn, sở dĩ nhiều người cứ thắc mắc vì sao một Nhà đào tạo NLP lại có mối quan hệ khá phức tạp với Sinh trắc học như tôi?
Liệu vân tay và NLP có mối liên hệ gì với nhau?
Bây giờ câu trả lời của tôi có thể làm cho bạn có chút hụt hẫng, nhưng sự thật là tôi còn là một người Sáng lập và đồng thời Lập trình nên hệ thống Nhân diện – phân tích Sinh trắc học Dấu vân tay và Nhân số học – Giải mã cuộc đời.
Tuy nhiên, trong bài viết ngày hôm nay tôi muốn chia sẻ về hành trình Sinh trắc vân tay của mình.
Vì có thể nói, Sinh trắc học chính là chiếc phao cứu sinh đầu tiên của tôi ngay khi rơi vào trạng thái chênh vênh ngay khi bước ra khỏi trường Đại học.
Vâng, thật sự là tôi đã rất “hoang mang style” khi ra trường với tấm bằng loại Khá nhưng không thật sự biết rõ mình có thích con đường Kỹ sư Phần mềm mà mình được đào tạo suốt 4,5 năm trên giảng đường hay không.
Tôi mơ hồ về cuộc đời mình phía trước, chính vì vậy, đó là lần đầu tiên tôi biết đến và quyết định tìm cho mình tấm bản đồ nhờ bộ môn này.
Nhưng rồi sau đó 5 năm, tôi được mời làm Phó Giám đốc tại một Viện nghiên cứu nguồn Nhân lực, Nhân tài chuyên về Sinh trắc học dấu vân tay, và ở đó, chúng tôi đã đưa bộ công cụ này vào trong Nhà trường.
Vậy kết quả sau 6 tháng làm việc ở Viện nghiên cứu, tôi đã thu hoạch được gì?
Làm đề tài khoa học, đào tạo giảng viên ở các trường về tầm quan trọng của việc thấu hiểu con em và đánh thức tài năng khi các bé còn trẻ.
Đồng thời, lợi ích của vân tay đến thời điểm hiện tại không còn bàn cãi nhiều, tuy nhiên nhiều người Việt vẫn bán tín bán nghi về bộ công cụ này – làm sao nó có thể “thần kỳ” đến như vậy?
Trong một bài viết khác tôi đã có chia sẻ về Mối quan hệ của Sinh trắc học vân tay và Coaching, trong bài viết này tôi sẽ không nói lại vân tay một lần nữa.
Hy vọng bạn thích bài viết này và đừng quên chia sẻ cho tôi biết suy nghĩ của bạn nhé.
Ngô Duy Kha