6 Phương Thức Huy Động Vốn Cho Doanh Nghiệp Có Thể Cân Nhắc – Velotrade Blog
Ngày nay, những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Châu Á phải đương đầu với căng thẳng địa chính trị ngày càng tăng và sự gia tăng cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài nước. Các tác động của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với sự sụt giảm lượng cầu trong lĩnh vực sản xuất của cả hai nước này đã ảnh hưởng tới những doanh nghiệp lớn và nhỏ trong toàn khu vực.
Trong khi sự phát triển của các dịch vụ thương mại điện tử và việc khởi xướng các Hiệp định thương mại tự do đã đẩy mạnh khả năng vươn ra thị trường ngoài nước của các doanh nghiệp SME thì điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ tiến vào thị trường trong nước để cạnh tranh lấy thị phần.
Những thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp SME cần phải phát triển sản phẩm, dịch vụ và thị trường cũng như là áp dụng số hóa – các chiến lược để tiếp cận với nguồn tài trợ vốn nhanh chóng và dễ dàng.
Tuy nhiên, sự thiếu hụt nguồn tài trợ vốn đã là một vấn đề mà các doanh nghiệp SME phải đối mặt từ lâu, đặc biệt là ở khu vực Châu Á. Báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á cho thấy có tới 74% các trường hợp bị từ chối tài trợ thương mại là các doanh nghiệp SME và các công ty thuộc nhóm Mid-cap.
Giữa thị trường tín dụng chật chội, những phương thức vay vốn thay thế đang dần được mở ra bởi các công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính cùng với sự hỗ trợ từ chính phủ nhằm cải cách tài chính và tăng trưởng thương mại. Điều này đã tạo nên những cơ hội mới cho các doanh nghiệp SME. Kể cả các nhà quản lý tài chính và các tổ chức tài chính truyền thống cũng ủng hộ hoạt động cho vay công nghệ tài chính.
Hiện nay, chủ các doanh nghiệp SME và các công ty thuộc nhóm Mid- cap có thể chọn nhận tài trợ vốn từ các ngân hàng và các nền tảng tài trợ vốn, tùy theo nhu cầu và tình trạng tài chính của họ. Ngoài huy động vốn chủ sở hữu, những giải pháp vay vốn phổ biến nhất cho những doanh nghiệp này có thể kể đến là: vay truyền thống, tài trợ thương mại hoặc tài trợ tài sản.
Nội Dung Chính
Vay truyền thống
Vay kinh doanh có kỳ hạn
Loại hình vay kinh doanh phổ biến nhất là vay kinh doanh có kỳ hạn. Khoản vay với một số tiền nhất định và khoản thời gian hoàn trả theo quy định. Đây có thể là một khoản vay không đảm bảo, có nghĩa là không cần tài sản thế chấp, hoặc là một khoản vay đảm bảo, nghĩa là doanh nghiệp của bạn cần phải đưa ra một số tài sản để làm vật thế chấp.Tài sản thế chấp này có thể ở dưới dạng một khoản ký quỹ với ngân hàng phát hành, tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc nhà riêng của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Hạn mức vay phụ thuộc vào mức xếp hạng tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp của bạn. Hiếm khi thấy khoản vay kinh doanh có kỳ hạn vượt quá 5 năm.
Lợi ích của khoản vay kinh doanh có kỳ hạn là nếu thực hiện đúng theo các điều khoản về thanh toán, ngân hàng sẽ không thể thu hồi khoản cho vay bất kì khi nào họ muốn. Điều này chính là điểm khác biệt giữa vay có kỳ hạn với các phương thức vay vốn sau đây.
Vay thấu chi
Khoản vay thấu chi được cấp bởi ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán. Phương thức này hoạt động tương tự như cách người tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng, chỉ có điểm khác là đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp. Một khi hồ sơ vay vốn của bạn được chấp thuận doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng khoản vay thấu chi bất kì khi nào. Cũng giống như khoản vay kinh doanh có kỳ hạn, khoản vay thấu chi có thể là một khoản vay đảm bảo hoặc không đảm bảo.
Hạn mức vay thấu chi cũng rất đa dạng phụ thuộc vào giá trị và bản chất của tài sản thế chấp và mức xếp hạng tín dụng ngân hàng của công ty của bạn. Ví dụ, sử dụng danh mục đầu tư cổ phiếu làm tài sản thế chấp có thể nhận được hạn mức vay thấp hơn so với việc sử dụng một khoản ký quỹ với ngân hàng.
Lưu ý rằng các khoản vay thấu chi được duy trì theo quyền quyết định của ngân hàng cho nên sẽ khá rủi ro khi phụ thuộc hoàn toàn vào hình thức vay nào. Nếu ngân hàng của bạn cho rằng doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh không tốt, họ có thể hạ mức trần tín dụng, tăng lãi suất, hoặc đơn giản là tước đi quyền vay thấu chi ngay lập tức. Điều này có thể gây tổn hại tới công ty của bạn khi hoạt động kinh doanh của bạn đang trong giai đoạn cần vốn nhất.
Tài trợ thương mại
Tài trợ thương mại là hình thức tài trợ vốn dựa trên giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ giữa bên mua và bên bán. Một số công cụ tài chính quan trọng bao gồm:
Tín dụng thư
Tín dụng thư (LC) là một cam kết thanh toán từ ngân hàng đảm bảo rằng khoản thanh toán sẽ được thực hiện dưới một số điều kiện nhất định. Ví dụ, công ty của bạn đang bán một số lượng lớn hàng hoá cho một bên mua ở nước ngoài mà công ty bạn chưa từng giao dịch trước đó. Nếu công ty của bạn gửi hàng đi trước khi nhận được thanh toán thì sẽ vô cùng mạo hiểm vì nguy cơ bên mua có thể sẽ không thanh toán tiền hàng sau khi họ đã nhận được hàng hóa.
Bạn và bên mua khi thực hiện giao dịch có thể thoả thuận sử dụng Tín dụng thư dự phòng với ngân hàng của mỗi bên để đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được khoản thanh toán. Nếu bên mua không thanh toán, ngân hàng phát hành Tín dụng thư sẽ thanh toán khoản tiền đó cho bạn.
Khi đăng ký sử dụng Tín dụng thư, bạn cần phải chứng minh độ uy tín của công ty với ngân hàng vì vậy đối với những doanh nghiệp SME với dòng tiền xấu hoặc nguồn vốn ít sẽ khá khó khăn. Một vài loại Tín dụng thư cũng cần tài sản thế chấp mà các doanh nghiệp SME không thể cung cấp.
Thủ tục đăng ký khá là phiền phức vì các ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp cung cấp rất nhiều các hồ sơ chứng minh và nếu chỉ xuất hiện 1 điểm bất thường nhỏ, Tín dụng thư có thể bị kẹt lại hoặc bị từ chối và khoản tiền sẽ bị chặn họặc thậm chí không được thanh toán. Hơn nữa, các ngân hàng cần thời gian để xác thực các hồ sơ, chứng từ, vì vậy thời gian chờ đợi để nhận được khoản vay sẽ lâu hơn so với các phương thức khác.
Tài trợ hóa đơn và bao thanh toán
Tài trợ hóa đơn – còn được gọi là tài trợ dựa trên các khoản phải thu – cho phép doanh nhiệp của bạn bán các khoản phải thu cho một nền tảng cho vay hoặc một đơn vị bao thanh toán với một mức phí chiết khấu nhỏ. Phương pháp này giúp gia tăng dòng tiền cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp bạn có thể tiếp tục hoạt động kể cả khi các khoản thanh toán với các bên mua chưa đến kì đáo hạn.
Ví dụ, bạn đã bán một số lượng hàng hoá lớn cho một chuỗi cửa hàng bán lẻ ở nước ngoài. Điều khoản về thanh toán ngắn nhất mà công ty bạn có thể thương lượng được là 90 ngày; tuy nhiên trong khoảng thời gian đó, bạn vẫn cần phải thanh toán cho các nhà cung cấp, nhân viên và các nhà thầu phụ.
Bạn có thể bán những khoản phải thu với một mức phí chiết khấu nhỏ cho một nền tảng cho vay hoặc đơn vị bao thanh toán và nhận về một khoản tiền ứng trước ngay lập tức. Bây giờ Bên mua sẽ nợ đơn vị bao thanh toán thay vì nợ công ty bạn. Một khi bên nợ thanh toán toàn bộ khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán, công ty của bạn sẽ nhận được khoản tiền hàng còn lại sau khi đã trừ 1 khoản lãi suất nhỏ.
Lợi thế chính của phương thức tài trợ hóa đơn là khả năng mở rộng quy nguồn vốn. Khi trị giá hoá đơn càng lớn, nguồn vốn nhận được sẽ tăng với rất ít hạn chế khi so sánh với vay kinh doanh và vay thấu chi.
Một kiểu tài trợ hóa đơn là tài trợ hóa đơn chọn lọc, cho phép bạn chọn hoá đơn nào để bán cho nền tảng cho vay hoặc đơn vị bao thanh toán. Điều này giúp bạn duy trì quyền kiểm soát các sổ bán hàng của công ty thay vì chiết khấu toàn bộ các khoản phải thu.
Đối với doanh nghiệp SME và các công ty thuộc nhóm Mid-cap, tài trợ các khoản phải thu là một phương thức huy động vốn với thủ tục đăng ký ít phức tạp hơn so với các phương thức khác. Các công ty không cần cung cấp tài sản thế chấp hoặc có hạn mức tín dụng từ trước hay lịch sử vay vốn với nền tảng cho vay.
Chuỗi cung ứng tài chính
Chuỗi cung ứng tài chính được sử dụng để tài trợ cho các hàng hóa cụ thể bằng cách tối ưu hóa dòng tiền thông qua chuỗi cung ứng cho cả các bên mua và bên bán. Điều này cho phép bạn với tư cách là bên mua, xen kẽ thanh toán cho các nhà cung cấp, trong khi vẫn đảm bảo rằng họ sớm nhận được thanh toán.Điều này được thực hiện bởi sự trợ giúp của một bên trung gian, ví dụ như đơn vị bao thanh toán hoặc nền tảng cho vay, bên mà sẽ trả trước cho các nhà cung cấp.
Ví dụ, công ty của bạn mua linh kiện và vật liệu thô từ một nhà cung cấp.Nhờ chuỗi cung ứng tài chính, bạn có thể yêu cầu một bên cho vay thứ 3 thanh toán ngay lập tức cho nhà cung cấp đó. Bạn sẽ thanh toán cho bên cho vay đó sau với mức lãi suất thoả thuận.
Điều này có lợi cho cả đôi bên.Nhà cung cấp sẽ được thanh toán sớm hơn, đồng nghĩa với việc nguồn cung cấp vật liệu cho công ty sẽ ổn định hơn. Đồng thời, bạn sẽ có được những điều khoản thanh toán phù hợp với vị thế tài chính của công ty.
Mức lãi suất cho chuỗi cung ứng tài chính có thể khác nhau đáng kể tùy thuộc vào mức xếp hạng tín dụng ngân hàng hoặc nền tảng cho vay đối với bên đi vay.
Tài trợ tài sản
Tài trợ tài sản hữu ích cho những công ty cần vốn để mua các tài sản như: thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, và máy tính. Có 2 kiểu tài trợ tài sản chính là: Mua trả góp và thuê.
Mua trả góp cho phép bạn sở hữu tài sản bằng cách thanh toán từng đợt trong một khoảng thời gian. Tùy thuộc vào thỏa thuận với bên cho vay và luật kế toán, bạn được phép hoặc không được bao gồm tài sản đó vào bảng cân đối kế toán trước khi việc thanh toán đã được hoàn tất.Công ty bạn sẽ sở hữu hợp pháp tài sản đó một khi toàn bộ các khoản thanh toán đã được hoàn tất.
Mặt khác, thuê tài sản cho phép bạn thuê thiết bị nhưng quyền sở hữu tài sản vẫn là của bên cho vay. Điều này phù hợp cho những trường hợp mà bạn chỉ cần sửu dụng tài sản cho một dự án đơn lẻ thay vì sử dụng dài hạn, hoặc khi mà công nghệ phát triển và thay đổi liên tục.
Chính phủ, ngân hàng và các công ty khởi nghiệp về công nghệ đã bắt đầu nâng cao khả năng thanh khoản cho các công ty
Để vay vốn các doanh nghiệp ngày nay không chỉ có hai sự lựa chọn là vay vốn ngân hàng với điều kiện khắt khe hoặc phải vay vốn từ các tổ chức tín dụng đen. Có rất nhiều các phương thức vay vốn khác trên thị trường trong đó được kể đến là những phương thức tài trợ vốn từ các nền tảng cho vay và các công ty công nghệ tài chính đã được công nhận.
Với việc Chính phủ và các tổ chức tài chính truyền thống công nhận rằng các doanh nghiệp SME là chủ lực của nền kinh tế, nhiều sự hỗ trợ đang được rót vào các mô hình kinh doanh và công nghệ để giúp cho các doanh nghiệp có thể huy động được lượng vốn họ cần.