6+ Phương pháp tiết kiệm chi phí sản xuất

Mục lục (

Ẩn /

Hiện

)

  
 I.         Chi phí sản xuất 

1.     Chi phí sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua tất cả các yếu tố đầu vào cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hoá tạo ra sản phẩm nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

2.     Phân loại chi phí sản xuất

Có nhiều cách để phân loại chi phí sản xuất, trong đó thường được phân loại như sau:

  • Theo tính chất kinh tế của chi phí (cho biết tỷ trọng và kết cấu của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định)

    • Chi phí nguyên vật liệu

    • Chi phí khấu hao tài sản cố định

    • Chi phí nhân công

    • Chi phí dịch vụ mua ngoài

    • Các chi phí bằng tiền khác

  • Theo mục đích và công dụng của chi phí (giúp quản lý chi phí sản xuất theo định mức, giúp công tác tính giá thành sản phẩm dễ dàng hơn, đồng thời phân tích được tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm)

    • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

    • Chi phí nhân công trực tiếp

    • Chi phí sản xuất chung

  •  Theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành (phân tích được điểm hòa vốn, và căn cứ để đưa ra những quyết định kinh doanh, quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh)

    • Biến phí (Chi phí khả biến)

    • Định phí (Chi phí bất biến)

  • Theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm (xác định chính xác phương hướng và đưa ra biện pháp tiết kiệm chi phí tối đa đối với từng loại)

    • Chi phí cơ bản

    • Chi phí chung

  • Theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí (giúp việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng một cách hợp lý nhất)

    • Chi phí trực tiếp.

    • Chi phí gián tiếp.

    II.         Ảnh hưởng của chi phí sản xuất hưởng đến các hoạt động kinh doanh

–       Tác động đến quá trình bán hàng: Nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất sẽ giúp giảm được giá thành sản phẩm, từ đó, giúp làm tăng lợi nhuận và tính cạnh tranh cho các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.

–       Ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: giảm chi phí sản xuất giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh về giá của doanh nghiệp với đối thủ cùng ngành.

–       Ảnh hưởng đến mức lợi nhuận: Lợi nhuận là hiệu số giữa giá thành sản phẩm và chi phí đầu vào. Do đó, khi chi phí đầu vào cao, doanh nghiệp lại không thể đẩy giá thành lên mức cho phép thì mức lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

–       Giảm thị phần của doanh nghiệp: Giá sản phẩm cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến thị phần của doanh nghiệp. Do đó khi giảm mức giá sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, giảm tồn đọng hàng hoá.
 

  III.         Các biện pháp giảm chi phí sản xuất

Có rất nhiều giải pháp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp được áp dụng. Dưới đây là một vài biện pháp cơ bản:

1.     Đầu tư vào công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại

Trang bị máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại sẽ cần một khoản đầu tư của doanh nghiệp trong thời gian đầu. Tuy nhiên, chuyển đổi sử dụng các loại thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất cũng giúp nâng cao năng suất, giảm các chi phí liên quan đến nhân công, nguyên liệu,…

2.     Giảm chi phí lao động

Chi phí lao động ảnh hưởng đáng kể đến chi phí chung của doanh nghiệp. Để giảm chi phí lao động doanh nghiệp cần cải thiện hiệu quả, tăng năng suất lao động. Chú trọng đào tạo những lao động có tay nghề cao để tối ưu năng suất, tăng hiệu quả làm việc và mang lại giá trị kinh tế. Ngoài ra 

3.     Cải tiến quy trình sản xuất

Cải tiến quy trình sản xuất theo hướng loại bỏ tối đa thao tác dư thừa để loại bỏ những công đoạn, quy trình không cần thiết ,gây tốn nhân sự, nguyên liệu, tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm.

4.     Giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào

Chi phí nguyên vật liệu là yếu tố chi phối chi phí sản phẩm đầu ra. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn, khảo sát và cân nhắc nhà cung ứng nguyên vật liệu hợp lý không chỉ quan tâm đến mức giá rẻ mà còn cần tìm cách tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu trong sản xuất. Doanh nghiệp cần xác định chính xác những vật liệu thực sự cần thiết để tránh lãng phí và thu mua với số lượng lớn để được mức giá tốt hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

5.     Giảm chi phí lưu kho

Doanh nghiệp có thể cải tiến quy trình bằng cách giảm thời gian từ lúc đặt hàng đến khi hàng về để giảm chi phí lưu kho (tăng tốc độ quay vòng hàng tồn kho – vốn lưu động). Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

6.     Giảm chi phí quản lý

Cải thiện quy trình, thiết kế cơ cấu quản lý tinh gọn giúp giảm chi phí nhân công, tiết kiệm thời gian cũng là một phương pháp giúp giảm áp lực về chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

Ban Đào tạo doanh nghiệp, VJCC