6 mẫu CV xin việc kế toán đơn giản “Hợp Gu” nhà tuyển dụng
Mẫu CV xin việc kế toán là công cụ để bạn thể hiện năng lực và kiếm được công việc mơ ước. Như đã biết, ngành kế toán tồn tại sự cạnh tranh rất lớn. Vậy làm thế nào để CV của bạn trở nên ấn tượng hơn? Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu những mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp thu hút nhất hiện nay nhé!
1. Tầm quan trọng của mẫu CV xin việc cho kế toán
CV nói chung là tài liệu giới thiệu về bản thân khi ứng tuyển vào mọi vị trí công việc. Tuy nhiên, với ngành kế toán, đây không chỉ là một công cụ đơn giản như vậy. Mẫu CV xin việc kế toán sẽ là vũ khí bí mật giúp bạn đến với vòng phỏng vấn một cách dễ dàng hơn. Bởi công việc kế toán đòi hỏi ứng viên phải có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Lúc này, CV sẽ là nơi bạn thể hiện hết năng lực của bản thân một cách khái quát nhất.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ lọc hồ sơ ứng viên một cách kỹ lưỡng. Bởi những người này không muốn mất thời gian cho những ứng viên không phù hợp. Vì vậy, việc chăm chút, đầu tư vào mẫu CV xin việc cho kế toán rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng và thành công vượt qua vòng CV.
2. Nguyên tắc chuẩn của CV xin việc ngành kế toán
Các mẫu CV xin việc cho kế toán đều cần đảm bảo được sự chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp. Yếu tố chuẩn được thể hiện ở một bố cục đầy đủ và hợp lý. Tức là, CV của bạn không được thiếu những nội dung quan trọng. Trong đó, ứng viên cần trình bày đầy đủ các thông tin như sau:
- Sơ lược về bản thân.
- Thông tin cá nhân.
- Mục tiêu nghề nghiệp.
- Kỹ năng chuyên môn.
- Trình độ học vấn.
- Kinh nghiệm làm việc.
- Chứng chỉ hành nghề.
- Thông tin bổ sung khác (như sở thích hay người tham chiếu).
Ngoài ra, bạn không nên quên bổ sung các chứng chỉ trong CV kế toán. Đây là yêu cầu bắt buộc mà nhiều công ty, nhà tuyển dụng vị trí này yêu cầu các ứng viên. Bởi vậy, nếu bỏ qua mục này, bạn sẽ vô tình làm mất đi lợi thế của bản thân. Từ đó, cơ hội trúng tuyển của bạn cũng thấp hơn. Vì thế, bạn đừng quên đưa thông tin này vào nhé!
>>>> CLICK NGAY: CV thực tập sinh nhân sự giúp chinh phục vòng phỏng vấn
3. Hướng dẫn viết mẫu CV xin việc kế toán đơn giản
Hiện nay, có rất nhiều công cụ cho phép ứng viên tạo mẫu CV xin việc kế toán đẹp. Tuy nhiên, việc tạo ra một bản CV ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng không chỉ nằm ở hình thức. Dưới đây là những lưu ý và cách viết mỗi phần bạn có thể tham khảo để tránh mắc phải những sai sót không đáng có.
3.1 Phần giới thiệu bản thân
Đây được coi là mục quan trọng nhất của các mẫu CV xin việc kế toán. Bởi nội dung này sẽ quyết định việc nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn hay một ứng viên khác. Vì vậy, bạn đừng trình bày một cách quá qua loa nhé! Với CV kế – kiểm, ứng viên cần tóm tắt về bản thân thật ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu nhất.
Trong phần này, bạn cần có các thông tin như tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email cá nhân và vị trí tuyển dụng. Ngoài ra, ảnh đại diện cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Thông thường, ảnh thẻ sẽ là lựa chọn an toàn cho các ứng viên. Tuy nhiên, điều này lại không giúp bạn tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng. Thay vào đó, bạn có thể chọn các hình ảnh bình thường với trang phục nghiêm túc, lịch sự và rõ mặt.
3.2 Phần mục tiêu nghề nghiệp
Đây là nội dung không thể thiếu khi ứng tuyển vào mọi ngành nghề. Với phần này, bạn cần đảm bảo được sự cô đọng và tránh lan man. Cách liệt kê và trình bày thành đoạn ngắn thường được dùng phổ biến. Bên cạnh đó, ứng viên phải xác định rõ mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bản thân. Đồng thời, bạn cũng hãy nghĩ đến những việc sẽ làm để cống hiến cho công ty. Nội dung kết hợp hai điều này là thứ bạn nên viết vào mẫu CV xin việc làm kế toán.
>>>> ĐỌC TIẾP: 5 mẫu cv xin việc ngân hàng ấn tượng “nộp đâu trúng đó”
3.3 Phần kinh nghiệm, kỹ năng
Kinh nghiệm và kỹ năng chắc chắn sẽ là điểm thu hút trong CV của bạn. Về kỹ năng, ứng viên không nên liệt kê toàn bộ các kỹ năng của bản thân. Thay vào đó, bạn chỉ nên chọn ra những kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc để trình bày vào mẫu đơn xin việc làm kế toán. Trong đó, khả năng hạch toán chi phí, hạch toán giá thành sản phẩm, thống kê chi phí vận chuyển là nội dung bạn có thể nhắc đến.
Kinh nghiệm là nội dung không bắt buộc phải có với mọi vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên, đây sẽ là một điểm cộng rất lớn cho ứng viên. Bởi thế, nếu đã có kinh nghiệm, bạn đừng quên thêm vào CV nhé! Với nội dung này, ứng viên cần ghi rõ ràng, chi tiết các thông tin như tên công ty, thời gian, vị trí làm việc và thành tích đạt được. Ngoài ra, nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên tập trung vào các kỹ năng, hoạt động ngoại khóa và thành tích liên quan…
3.4 Phần trình độ học vấn
Trong mẫu CV xin việc của kế toán, trình độ học vấn là cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên. Điều này đặc biệt quan trọng với ứng viên chưa có hoặc có ít kinh nghiệm. Vậy nên, nếu chưa có kinh nghiệm, bạn hãy tập trung vào nội dung này. Bạn có thể trình bày hết ưu điểm về khả năng học tập của bản thân. Đồng thời, những thành tựu bạn đạt được khi ngồi trên ghế nhà trường cũng là một điểm cộng.
Bên cạnh bằng cấp chính quy, việc sở hữu các chứng chỉ khác cũng được đánh giá cao. Nhà tuyển dụng luôn thích các ứng viên có sự chủ động và ham học hỏi. Bởi thế, nếu có các chứng chỉ khác, bạn hãy tự tin thêm vào CV xin việc nhé! Trong trường hợp chưa có, bạn nên có sự chuẩn bị từ sớm. Trong đó, chứng chỉ ngoại ngữ và tin học văn phòng thường được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất.
3.5 Các phần khác của CV
Bên cạnh các nội dung trên, nếu có, ứng viên có thể trình bày thêm về kỹ năng, giải thưởng, ngôn ngữ, sở thích… Tuy nhiên, phần này nên được viết ngắn gọn và súc tích. Đặc biệt, cách trình bày sáng tạo sẽ được đánh giá rất cao. Ngoài ra, bạn nên thể hiện được sự khiêm tốn để tránh nhà tuyển dụng hiểu lầm rằng bạn đang khoe khoang. Đây là nội dung không bắt buộc nhưng nếu có thì mẫu CV xin việc nhân viên kế toán sẽ trở nên hoàn hảo hơn.
Đối với các giải thưởng, bạn có thể nói về giải nghiên cứu khoa học hay nhân viên ưu tú,… Về ngôn ngữ, ứng viên hãy trình bày về khả năng ngoại ngữ và cụ thể hóa mức độ thành thạo. Đây chắc chắn sẽ là yếu tố phụ giúp bạn ghi điểm với đơn vị tuyển dụng. Cuối cùng, sở thích là yếu tố ít quan trọng nhất. Ứng viên có thể bỏ qua mục này nếu đã hết khoảng trống trong CV.
4. Tham khảo 6 mẫu CV xin việc của kế toán hay nhất
Như đã nói, việc tạo ra một CV đủ hấp dẫn để thu hút nhà tuyển dụng không dễ. Vì thế, bạn nên học hỏi kinh nghiệm làm CV từ những người đi trước. Dưới đây là 6 mẫu CV xin việc kế toán chuyên nghiệp nhất bạn có thể tham khảo.
4.1 Mẫu CV xin việc kế toán chưa có kinh nghiệm
Các ứng viên mới ra trường thường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Điều này chắc chắn sẽ là một hạn chế lớn với bạn. Vì thế bạn nên tham khảo mẫu CV xin việc kế toán chưa có kinh nghiệm dưới đây để biết cách làm nổi bật các lợi thế khác của bản thân:
4.2 Mẫu CV xin việc kế toán có kinh nghiệm
Kinh nghiệm làm việc chắc chắn là một lợi thế của mọi ứng viên. Tuy nhiên, nếu không biết cách trình bày thì bạn sẽ không thể làm nổi bật ưu điểm này. Dưới đây là mẫu CV xin việc kế toán có kinh nghiệm mà bạn không nên bỏ qua:
4.3 Mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp
Vị trí này sẽ có những yêu cầu riêng, khác với công việc kế toán nói chung. Bởi vậy, bạn không thể chỉ áp dụng những tiêu chuẩn thông thường khi viết CV để ứng tuyển công việc này. Để học hỏi kinh nghiệm tạo đơn ứng tuyển, ứng viên có thể tham khảo mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp như sau:
>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Download mẫu cv tiếng anh bản word chuẩn form, miễn phí
4.4 Mẫu CV xin việc kế toán nội bộ
Trong ngành này, kế toán nội bộ là một vị trí rất đặc thù. Mỗi doanh nghiệp có mô hình sản xuất – kinh doanh khác nhau sẽ có những công việc của kế toán nội bộ khác nhau. Nếu bạn đang muốn “nhảy việc” và gặp khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ thì mẫu CV xin việc kế toán nội bộ này là dành cho bạn:
4.5 Mẫu CV xin việc kế toán kho
Bạn mong muốn được làm việc ở vị trí kế toán kho nhưng lại chưa có kinh nghiệm thực tế? Vậy làm thế nào để bạn chứng minh được rằng bạn tiềm năng hơn các ứng viên khác? Sau đây là mẫu CV xin việc kế toán kho ứng viên ít kinh nghiệm có thể học hỏi:
4.6 Mẫu CV xin việc kế toán trưởng
Vị trí kế toán trưởng đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng được cả về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng và các chứng chỉ liên quan. Nếu đây là vị trí mơ ước của bạn thì nội dung này sẽ cho biết thứ bạn cần chuẩn bị. Còn nếu bạn đang làm hồ sơ ứng tuyển thì mẫu CV xin việc kế toán trưởng sau đây chắc chắn sẽ là tài liệu có ích cho bạn:
5. Một số lưu ý mẫu CV xin việc nhân viên kế toán
Với công nghệ phát triển như hiện nay, các ứng viên có thể tải mẫu CV xin việc kế toán hoàn chỉnh trên Internet. Tuy nhiên, các bạn cần tìm hiểu về những lưu ý khi tạo mẫu CV xin việc kế toán.
5.1 Bố trí các thông tin quan trọng
Nhà tuyển dụng thường không có đủ thời gian để đọc chi tiết từng CV và liên hệ với ứng viên. Đồng nghĩa với đó, những người này sẽ chỉ lướt qua những mục phía trên. Nếu thông tin ở đây đủ hấp dẫn, nhà tuyển dụng mới tiếp tục đọc các phần bên dưới. Vì thế, trong quá trình tạo CV, bạn nên đưa các thông quan trọng lên đầu. Những thông tin này cần đảm bảo làm nổi bật được trình độ, năng lực của ứng viên.
Thông thường, ứng viên được khuyên nên đặt mục tiêu, kinh nghiệm và kỹ năng ở phía trên. Vì đây là các nội dung không thể thiếu. Đồng thời, các phần này cũng sẽ khẳng định bạn đủ khả năng đảm nhiệm vị trí sắp tới. Từ đó, nhà tuyển dụng mới dành thời gian để tìm hiểu thêm về bạn.
5.2 Đề cập đến kỹ năng chuyên môn
Như đã nói, kinh nghiệm và kỹ năng là thông tin bắt buộc cần có trong CV. Đặc biệt, kỹ năng chuyên môn là mục không thể thiếu trong mẫu CV xin việc cho kế toán mới ra trường. Đây sẽ là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên. Bởi thế, bạn nên đặt sự tập trung vào hai nội dung này.
Thông thường, ứng viên sẽ muốn thể hiện hết kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân. Nhưng đây là một việc làm không cần thiết. Bạn sẽ không thể thu hút nhà tuyển dụng với những thông tin không liên quan đến ngành đang ứng tuyển. Vì thế, bạn cần nhớ là chỉ đưa vào những thông tin có lợi liên quan đến vị trí đang ứng tuyển thôi nhé!
5.3 Bổ sung từ khóa chuyên ngành
Kế toán là một ngành đặc thù và có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Những điều này sẽ là thách thức lớn mà chỉ người trong nghề mới hiểu được. Vì thế, việc đính kèm một số từ khóa liên quan đến chuyên ngành trong CV sẽ bạn đã thể hiện được phần nào năng lực. Lời khuyên là bạn nên đề cập đến các từ này trong phần kinh nghiệm và mục tiêu. Tuy nhiên, bạn không nên quá tham mà chỉ nên nhắc đến một số từ quan trọng.
5.4 Sắp xếp nội dung hợp lý
Việc sắp xếp nội dung hợp lý sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được thông tin một cách dễ dàng. Đồng thời, điều này cũng quyết định khả năng nhà tuyển dụng tìm hiểu chi tiết về bạn trong CV. Với mẫu CV xin việc kế toán đơn giản, ứng viên có thể tham khảo cách sắp xếp theo thứ tự như sau:
- Ảnh và thông tin cơ bản như họ tên, số điện thoại, email cá nhân, địa chỉ liên lạc.
- Mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên.
- Trình độ học vấn đã đạt được.
- Kinh nghiệm làm việc trước đó.
- Kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.
5.5 Chú ý phông chữ và chính tả
Phông chữ và cỡ chữ sẽ là yếu tố đầu tiên thu hút nhà tuyển dụng đọc CV của bạn. Thông thường, 12 – 14 là cỡ chữ phù hợp được sử dụng trong CV xin việc. Ngoài ra, bạn nên chọn các font chữ rõ ràng, dễ nhìn như Helvetica, Times New Roman, Proxima Nova, Arial, Garamond,… Việc sử dụng các font chữ nhiều nét, khó đọc sẽ gây rối mắt và sự khó chịu cho người nhìn.
Bên cạnh đó, chính tả là lỗi sai ứng viên không nên mắc phải. Đặc biệt, với mẫu CV xin việc kế toán bằng tiếng Việt, việc viết sai tiếng mẹ đẻ sẽ không nhận được sự thông cảm. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp ứng viên này. Bởi nhân viên kế – kiểm bắt buộc phải có sự cẩn thận và chu đáo. Vì chỉ một phép tính sai cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Do đó, nếu mắc phải sai lầm này, bạn sẽ bị đánh trượt không hề thương tiếc.
5.6 Bằng cấp, chứng chỉ
Ứng viên chỉ nên trình bày về bằng cấp và chứng chỉ bản thân đang sở hữu. Đồng thời, bạn hãy thể hiện khả năng tập trung phát triển năng lực nếu được chọn vào vị trí này. Việc sử dụng thông tin giả sẽ không được chấp nhận. Dù bạn có may mắn vượt qua vòng hồ sơ thì nhà tuyển dụng cũng sẽ phát hiện ra trong buổi phỏng vấn. Đương nhiên, những ứng viên thiếu trung thực sẽ cầm chắc tấm vé loại trong tay.
5.7 Kiểm tra kỹ trước khi gửi
Sau khi hoàn thành CV, bạn không nên vội vàng gửi đi. Thay vào đó, ứng viên cần đọc lại một lượt từ đầu đến cuối. Trong quá trình này, bạn hãy kiểm tra về nội dung, ngữ pháp, chính tả, font chữ, khoảng cách và sự hài hòa của màu sắc,… Việc này cũng giúp ứng viên tránh được các sai sót liên quan đến thông tin, bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm và chứng chỉ.
Như vậy, bài biết đã chia sẻ đến bạn những mẫu CV xin việc kế toán chuẩn chỉnh nhất hiện nay. Hy vọng rằng thông tin trên đã giúp bạn tạo được bản CV chuyên nghiệp và thu hút nhất. Từ đó, bạn có thể hoàn thành xuất sắc vòng hồ sơ và tăng thêm cơ hội trúng tuyển. Vẫn còn nhiều tin tức hay khác liên quan đến chủ đề này bạn nhất định không thể bỏ lỡ. Vì vậy, bạn đừng quên theo dõi để cập nhật các kinh nghiệm chốn công sở hữu ích nhé!
>>>> LIÊN QUAN: