6 lý do tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh
Nội Dung Chính
6 lý do tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh
Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh? Phân tích đối thủ cạnh tranh là yếu tố then chốt mà mỗi doanh nghiệp cần làm khi tham gia vào thị trường và hoạch định kế hoạch kinh doanh.
Vậy việc tìm hiểu về đối thủ sẽ đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp bạn? Hãy cùng CRIF D&B Việt Nam tìm hiểu 6 lý do trong bài viết dưới đây.
Phân tích đối thủ cạnh tranh đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
1. Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?
Trước khi lý giải lý do tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh, ta cần biết đối thủ cạnh tranh là gì và phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?
Đối thủ cạnh tranh là bất kỳ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cạnh tranh với công ty của bạn trong kinh doanh. Đối thủ thường trong cùng một ngành hoặc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tương tự doanh nghiệp của ban.
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình lựa chọn đối thủ cạnh tranh, phân tích thế mạnh, điểm yếu, điểm giống nhau và khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cũng như chiến lược bán hàng, tiếp thị của họ. Từ đó, bạn có thể hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp đem lại lợi thế cho doanh nghiệp.
Phân tích đối thủ cạnh tranh là một phần thiết yếu của chiến lược doanh nghiệp. Tổ chức cần phải tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh ở các giai đoạn kinh doanh khác nhau để lên chiến lược ứng phó phù hợp trong từng giai đoạn.
Đồng thời tiếp cận với tệp khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả trước sự cạnh tranh của những doanh nghiệp khác.
Phân tích đối thủ cạnh tranh để hoạch định kế hoạch ứng phó hiệu quả
2. 6 lý do tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là điều tất yếu diễn ra trên thị trường. Nó là yếu tố giúp thúc đẩy sản xuất phát triển và dịch vụ tốt hơn.
Chìa khóa thành công trong kinh doanh là cách thức doanh nghiệp vượt qua đối thủ cạnh tranh và giành lợi thế trên thị trường.
Dưới đây là 6 lý do giải thích cho ta biết tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh.
2.1. Giúp doanh nghiệp hiểu thị trường tốt hơn
Lợi ích đầu tiên khi phân tích đối thủ cạnh tranh là giúp doanh nghiệp hiểu thị trường tốt hơn.
- Tăng hiểu biết về thị trường: Trong trường hợp đối thủ là người đi trước, có những thành công và dấu ấn nhất định trên thị trường, phân tích đối thủ giúp tăng thêm hiểu biết về thị trường. Cụ thể:
- Hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng mục tiêu.
- Xác định đối thủ trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường.
- Nắm bắt và tạo ra xu hướng: Việc tìm hiểu về đối thủ có thể giúp doanh nghiệp nắm được ý tưởng chính xác về các xu hướng đã và đang diễn ra trên thị trường. Khả năng xác định, đón đầu hoặc tạo ra xu hướng là lợi thế cạnh tranh tối ưu cho mỗi doanh nghiệp.
Phân tích đối thủ giúp đón đầu và tạo ra xu hướng trên thị trường
2.2. Biết được mục tiêu, chiến lược và cách làm của đối thủ
Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh? Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp học tập thêm được kinh nghiệm, xây dựng được chiến lược phù hợp cho tổ chức.
- Học tập kinh nghiệm: Phân tích đối thủ giúp doanh nghiệp biết được mục tiêu, chiến lược và cách làm của đối thủ qua từng thời kỳ. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình, học hỏi các phương pháp hay và tránh những rủi ro có thể xảy ra.
- Xây dựng chiến lược phù hợp với từng đối thủ: Khi đã hiểu rõ về đối thủ, doanh nghiệp cần có những phương án phù hợp với đặc điểm từng đối thủ để giành về lợi thế cạnh tranh.
2.3. Biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ
Biết được điểm mạnh, điểm yếu của đổi thủ cũng là một trong những lợi ích khi tổ chức thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh.
- Xác định được cơ hội, thách thức: Từ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, hoạch định cơ hội và thách thức doanh nghiệp mình phải đối mặt.
- Giành lợi thế cạnh tranh: Giúp doanh nghiệp xác định được lợi thế cạnh tranh, năng lực khác biệt của mình so với đối thủ.
- Xây dựng chiến lược phù hợp: Biết đối thủ mạnh ở đâu và đánh giá để tìm cách vượt qua nó hay xây dựng hướng đi khác
Lập biểu đồ SWOT khi phân tích đối thủ cạnh tranh
2.4. Biết được các mối đe dọa của đối thủ đến doanh nghiệp mình
Trong khi phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ xác định được các mối đe dọa và thách thức mà đối thủ cạnh tranh đem lại. Biết được điều này sẽ giúp doanh nghiệp củng cố chiến lược kinh doanh, tìm cách đề phòng trước những rủi ro có thể gặp phải
2.5. Tìm kiếm các “khoảng trống” trên thị trường
Phân tích đối thủ cạnh tranh còn giúp tạo cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp.
Biết được đối thủ đang yếu ở mảng nào hay bỏ qua phân khúc nào trên thị trường, bạn có thể tận dụng cơ hội đó để tạo ra những sản phẩm, thương hiệu mới đánh vào phân khúc này để tránh cạnh tranh trực tiếp.
2.6. Hỗ trợ đưa ra các chiến lược để vượt qua đối thủ
Lợi ích thứ 6 đem lại khi được hỏi “Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh” chính là hỗ trợ đưa ra các chiến lược để vượt qua đối thủ.
- Đưa ra chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn: Thông tin về đối thủ sẽ giúp bạn dự đoán được những bước đi của đối thủ đối với từng tình huống. Từ đó đưa ra những chiến lược hiệu quả và phù hợp, tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp.
- Thiết kế, điều chỉnh chiến lược tiếp cận thị trường: Phân tích đối thủ giúp tìm hiểu đặc điểm của thị trường, nhất là thị trường mới, tìm ra cách tiếp cận hiệu quả với nhóm khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, việc thu thập những thông tin chính xác về đối thủ để tiến hành đánh giá là một thách thức rất lớn do tính bảo mật của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, giải pháp thông minh cung cấp dịch vụ D&B Hoovers và báo cáo BIR về các doanh nghiệp trên toàn thế giới của CRIF D&B Việt Nam sẽ là chìa khóa vạn năng cho bạn, giúp bạn có những phân tích chính xác về đối thủ và đưa ra chiến lược cho công ty mình.
Giải pháp thông minh của CRIF D&B Việt Nam giúp phân tích đối thủ một cách nhanh chóng, chính xác
Với 6 lợi ích được phân tích qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn giải đáp được thắc mắc “Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh?”.
Cùng với đó là cách thức làm sao để có được những thông tin chính xác về doanh nghiệp đối thủ. Để biết rõ hơn về cách thức này, hãy liên hệ trụ sở CRIF D&B Việt Nam: