6 lưu ý quan trọng khi uống trà sữa
Mất ngủ
Trà sữa sẽ gây mất ngủ nếu bạn uống nhiều, đặc biệt là thời gian trước khi đi ngủ. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ cần ngủ đủ giấc, việc cho trẻ uống nhiều là không nên vì trong thành phần của nó có caffeine.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Ngộ độc thực phẩm
Việc người bán không bảo quản trà sữa đúng cách, sử dụng thành phần, nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể khiến người dùng bị ngộ độc thực phẩm khi dung nạp quá nhiều chất độc hại hóa học vào cơ thể gây tổn thương và làm suy giảm chức năng gan, thận.
Táo bón
Trà chứa chất theophylline có tác dụng giải độc cơ thể, làm dịu tâm trí, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu lượng máu rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều theophylline từ hỗn hợp trà với sữa có thể khiến người dùng bị mất nước dẫn đến táo bón.
Da bị nổi mụn
Một trong những tác hại của trà sữa không mong muốn nhất đối với các bạn trẻ là bị nổi mụn. Vì khi nạp lượng lớn trà sữa sẽ khiến cơ thể bị nóng, gây mất cân bằng các chất trong cơ thể làm cho da bị nổi mụn. Các vùng da dễ bị ảnh hưởng nhất là mặt, cổ và ngực.
Mất cân bằng huyết áp
Mất cân bằng huyết áp là một trong những tác hại nguy hiểm nhất khi sử dụng thức uống này. Nhịp tim của bạn có thể tăng nhanh nếu uống quá nhiều.
Nguy cơ gây vô sinh
Thành phần chủ yếu của trà sữa là dầu thực vật hydro hóa, một loại axit béo dạng trans, những axit béo có trong trà sữa còn nguy hại hơn cả mỡ động vật. Việc dung nạp quá nhiều axit này có thể làm giảm lượng hormone nam giới, khống chế sức sống của tinh trùng, gây ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
Giảm lượng sắt trong cơ thể
Các chất như canxi trong sữa, axit tannic trong trà hoặc cà phê, axit thực vật và chất xơ trong thực vật, đều gây tác dụng cản trở quá trình hấp thụ sắt. Để một cơ thể có thể hấp thụ tốt chất sắt thì cần phải có môi trường axit. Thế nhưng trà sữa đã cản trở điều đó. Chất kiềm trong trà sẽ làm trung hòa axit trong dạ dày.
Vì thế nếu uống trà vào mỗi bữa ăn, quá trình hấp thụ sắt sẽ vô tình bị cản trở.
Thừa cân, béo phì
Trà sữa chứa rất nhiều đường( trên 50g) và năng lượng (trên 500 calos) . Nếu thường xuyên uống loại thức uống này, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì.
Lưu ý gì khi uống trà sữa
Để giảm tác hại của trà sữa, các chuyên gia dinh dưỡng có 1 số lời khuyên sau đây dành cho bạn:
Không uống trà sữa khi no
Không uống trà sữa sau khi ăn no vì sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá và cũng sẽ làm tăng cân. Tốt nhất sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng thì có thể dùng trà sữa. Trà sữa có nhiều size, nên lựa chọn ly size nhỏ thay vì chọn ly lớn giúp giảm được lượng đường hấp thụ vào cơ thể.
Khi mua trà sữa thì nên yêu cầu mức đường thấp nhất, thay vì chọn 100% đường thì bạn có thể dùng 65% hoặc 70% đường.
Không nên uống trà sữa trước khi ngủ
Trong trà sữa có thành phần trà khá nhiều. Trà chứa chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm, chứa thành phần có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trà có chứa chất khiến bạn khó ngủ.
Việc uống trà sữa trước khi ngủ khiến bạn nạp thêm một lượng nước lớn, dễ gây đầy bụng. Hãy từ bỏ thói quen uống trà sữa trước khi ngủ nếu bạn không muốn mang cảm giác bụng õng nước khó chịu cả đêm nhé.
Không uống trà sữa khi đói
Khi dạ dày bạn trong tình trạng trống rỗng, nhất là vào buổi sáng, việc nạp vào cơ thể trà sữa hay nước trái cây sẽ có hại cho sức khỏe. Vì trà sẽ gây tình trạng cồn cào bụng, axit trào ngược; uống sữa khi đói gây tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi do dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra ngoài…
Bên cạnh đó, uống trà sữa hay nước trái cây khi đói dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Lựa chọn địa điểm, thương hiệu trà sữa uy tín
Việc lựa chọn đúng nhãn hiệu trà sữa uy tín là rất quan trọng, vì việc uống một ly không rõ nguồn gốc, không đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đối với những bạn là “tín đồ nghiện trà sữa”.
Bạn có thể kiểm tra thông tin thương hiệu và nguồn gốc trà sữa thông qua các phương tiện truyền thông hoặc ngay tại các cơ sở trà sữa.
Thay thế loại sữa tách béo
Bạn có thể thay thế bằng các loại sữa tách béo như sữa đậu nành, sữa hạt, sữa dừa hay các loại sữa tốt cho sức khỏe thay thế sữa thường sử dụng trong trà sữa.
Giảm topping khi uống trà sữa
Trong thành phần topping cũng được sử dụng nhiều đường hoặc chất tạo ngọt kém lành mạnh. Do vậy, chúng ta nên ít uống và uống ít cho một lần. Với những người trót nghiện thì không uống quá 100ml/lần/ngày hoặc cốc size L thì chỉ nên uống 1 tuần/lần và sau đó giảm dần.
Đôi khi thức uống bạn chọn còn được phủ kem bề mặt để tạo cảm giác béo ngậy. Nhưng những hương vị đó chỉ đánh lừa vị giác để bạn tiêu thụ thực phẩm còn thực chất chúng khiến bạn mất kiểm soát cân nặng khá nhanh.