6 kỹ năng cần có để quản trị nhân lực hiệu quả

Bên cạnh cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Để hiểu hơn về vai trò công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp và kỹ năng cần có để quản lý nhân sự hiệu quả tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Quan-tri-nhan-luc-quan-tri-nhan-luc-la-cong-tac-khong-the-thieu-trong-doanh-nghiep

Quản trị nhân lực là công tác không thể thiếu trong doanh nghiệp

Vai trò của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp

Quản trị nhân lực là hoạt động thu hút, xây dựng, đào tạo phát triển, sử dụng, đánh giá và giữ chân lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, quản trị nguồn nhân lực có vai trò to lớn đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. 

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, đây là yếu tố chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và năng lực cao. Tuy nhiên, đó cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp khi phải có khả năng quản lý và tạo môi trường phát triển cho nhân sự cống hiến nhiều nhất có thể.

* Xem thêm: Khóa học Quản trị dự án Agile – APM

Quan-tri-nhan-luc-la-yeu-to-song-con-cua-moi-doanh-nghiep

Quản trị nhân lực là yếu tố “sống còn” của mỗi doanh nghiệp

Nếu không có hoạt động quản trị nhân lực, mọi hoạt động của doanh nghiệp có thể sẽ “rối tung” vì mỗi nhân viên đều có tính cách, sở thích và năng lực riêng biệt.

Ngược lại, hoạt động quản trị nhân lực tốt sẽ tạo ra đội ngũ nhân viên năng lực cao nhiệt tình và gắn bó lâu dài, từ đó tạo ra lợi nhuận vô cùng lớn cho doanh nghiệp.

Top 6 kỹ năng quản trị nhân lực cốt lõi của nhà quản lý nhân sự

Giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cơ bản nhất của nhà quản lý nhân lực tại doanh nghiệp. Bạn phải nhạy bén và khéo léo trong quan hệ với nhân viên, đồng thời hiểu rõ tính cách cũng như tính chất công việc của từng người, luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra những chỉ dẫn phù hợp khi cần. Một số lời khuyên cho nhà quản trị nhân lực, cụ thể:

  • Sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc một cách rõ ràng, thuyết phục;  

  • Luôn truyền cảm hứng tới những người xung quanh với phong cách giao tiếp linh hoạt và tích cực;

  • Kỹ năng thuyết trình ấn tượng để thu hút sự tập trung của người nghe và có tính thuyết phục cao.

Giao-tiep-la-ky-nang-co-ban-trong-quan-tri-nhan-luc

Giao tiếp là kỹ năng cơ bản trong quản trị nhân lực

Nhìn nhận và giải quyết vấn đề

Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2020, có tới 36% việc làm đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp. Công tác quản trị nhân lực đòi hỏi nhà quản lý phải được trang bị kiến thức và kỹ năng để giải quyết những vấn đề này hiệu quả nhất. Khi đó, các quyết định sẽ được đưa ra một cách nhanh chóng và chính xác hơn.

Để có được kỹ năng này. các nhà quản lý cần không ngừng tư duy để tìm ra nguồn gốc của vấn đề, từ đó phân tích và giải quyết vấn đề một cách khách quan. 

nha-quan-tri-nhan-luc-can-nang-cao-ky-nang-nhin-nhan-va-giai-quyet-van-de

Nhà quản trị nhân lực cần nâng cao kỹ năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề

Kỹ năng quản trị cảm xúc

Kiểm soát cảm xúc là quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là với công tác quản trị nhân lực. Quản lý tốt cảm xúc sẽ giúp nhà quản trị nhân lực giảm bớt căng thẳng trong công việc, các mâu thuẫn được giải quyết hài hòa và mang tính xây dựng hơn. Từ đó, dễ dàng đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề khó khăn hiệu quả hơn.

Thấu hiểu và chấp nhận cảm xúc của chính mình sẽ giúp nhà quản trị kiểm soát tốt cảm xúc, cư xử đúng mực, xem xét kỹ lưỡng hành động và lời nói, không để xảy ra sai sót đáng tiếc và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp. 

Người quản trị giỏi quản lý cảm xúc sẽ nhận được những ảnh hưởng tích cực trong phong cách làm việc, cụ thể:

  • Cải thiện đáng kể sự gắn kết giữa các nhân viên trong công ty

  • Tránh đưa ra quyết định bị chi phối bởi cảm xúc

  • Giảm xung đột giữa các nhân viên

  • Cải thiện giao tiếp với cấp dưới

  • Quản lý khó khăn và khủng hoảng, giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

ky-nang-quan-tri-cam-xuc-rat-quan-trong

Kỹ năng quản trị cảm xúc rất quan trọng với nhà quản lý

Kỹ năng đào tạo và huấn luyện nhân viên

Một điều quan trọng không thể thiếu trong quá trình đào tạo nhân viên đó là người quản lý phải nắm được những nguyên tắc cơ bản trong đào tạo nhân sự.

Để đạt được hiệu quả trong việc đào tạo và huấn luyện nhân viên, nhà quản trị phải xây dựng lòng tin ở nhân sự, học hỏi và lắng nghe nhân viên. Điều này sẽ giúp nhân viên chủ động hơn và không cảm thấy bị áp lực bởi nhà quản trị nhân lực. Trên tất cả, các nhà quản trị hãy nhớ rằng trung tâm của quá trình đào tạo chính là nhân viên.

moi-nha-quan-ly-deu-can-co-ky-nang-dao-tao-nhan-vien

Đào tạo và xây dựng đội nhóm là kỹ năng vô cùng quan trọng

Kỹ năng xây dựng và dẫn dắt nhóm

Xây dựng và dẫn dắt đội nhóm là kỹ năng không thể thiếu của nhà quản trị nhân lực. Một người làm công tác quản trị nhân lực hiệu quả là người nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên. Từ đó, tạo điều kiện và động viên, khuyến khích họ phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

Cần lưu ý, trong quản trị nhân lực, nhà quản lý là người đi đầu để dẫn dắt nhóm đi theo định hướng chung của công ty, không phải đi sau để tạo sức ép, đốc thúc nhóm. 

Một nhà quản lý giỏi là người có khả năng xây dựng và dẫn dắt nhóm hiệu quả, mỗi thành viên đều cảm thấy được truyền động lực làm việc và cống hiến cho công ty. Từ đó, gia tăng năng suất lao động và giữ chân nhân tài hiệu quả. 

Để trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp, hãy lựa chọn chương trình Đào tạo quản lý NeoManager.

Trên đây là những kỹ năng cần có của người quản lý trong công tác quản trị nhân lực. Hy vọng qua bài viết này, các nhà quản lý sẽ hiểu được mình cần hoàn thiện những kỹ năng nào để quản trị nhân sự đạt được hiệu quả như mong muốn.

Hãy đồng hành cùng Học viện Agile để được chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích nhất về quản trị nhân sự và phương pháp điều hành theo mô hình Agile.

* Xem thêm: Huấn luyện nhóm: Nghệ thuật xây dựng và dẫn dắt đội nhóm