6 đặc sản mang phong vị núi rừng Tây Bắc
Lam nhọ
Chỉ nghe cái tên thôi là chúng ta đã tò mò không biết đây là món ăn nào mà lạ lùng thế, nó có ngon không, muốn nếm thử quá. Lam là nướng và nhọ là nhừ, có nghĩa là thịt trâu hoặc thịt bò sau khi được thái lát mỏng sẽ được ướp gia vị riêng như mắc khén, gừng tỏi, bí non, quả cà rừng cuối cùng nướng trên bếp than hồng cho đến khi từng thớ thịt săn lại, thơm lừng.
Rêu đá nướng
Rêu đá là loại rau sạch của người dân Lai Châu. Người ta phải rất kỳ công khi lấy chúng về từ các tảng đá bên suối để chế biến thành các món ăn ngon cho gia đình như nấu canh, nướng, xào… Khi sơ chế rêu, người làm cần vớt rêu cho vào rổ, rửa qua nước sạch nhằm loại bỏ cát và các chất bẩn, bỏ lên một tảng đá to, hoặc thớt rồi dùng một khúc gỗ to để đập, cứ làm như thế vài lần thì mới có thể đem nấu.
Rêu nướng tẩm với các gia vị như sả, gừng, bột ớt, hạt dổi, quả muối, hạt sẻn…rồi được gói vào lá dong và vùi trong tro nóng. Món ăn mang lại sự tò mò và thích thú cho du khách khi lần đầu thưởng thức bởi sự mềm, ngậy và hương vị đặc trưng.
Cá bống vùi tro
Cá bống vùi tro là món ăn khá cầu kì, phức tạp phải khách quý vô cùng thì người dân nơi đây mới tỉ mẩn chế biến món này để chiêu đãi. Cá bống chuẩn người ta phải bắt ở suối Tùng Lâm, thịt ngon, dai chắc ngọt, thơm
Cá bống sau khi được sơ chế sạch sẽ mang đi tẩm ướp cùng các loại gia vị: mắc khén, lá húng băm nhỏ sả, ớt, gừng, hạt tiêu,… ướp chừng 15-30 phút thì khéo léo gói gọn trong lá dong. Lá dong dùng để gói cá bống cũng phải là loại bánh tẻ, không rách, khổ to vừa. Sau khi gói trong lá dong đẹp đẽ thì vùi vào gio tầm 30 phút lật lại 1 lần, chừng 5, 6 lần thì cá sẽ chín.
Khi ăn người ta sẽ thấy vị ngậy của cá, mùi thơm nhẹ của lá dong nướng, pha trộn một cách hoàn hảo.
Lợn cắp nách
Lợn cắp nách là loại lợn đặc sản của vùng cao Tây Bắc. Giống lợn này được bà con dân tộc thả rông trong rừng, tự đi kiếm ăn nên mỗi con chỉ nặng chừng 10 – 15 kg. Do ăn các loại lá cây, rau cỏ trong rừng nên thịt của chúng rất chắc và thơm ngon. Lợn cắp nách được chế biến thành nhiều món ngon như hấp, nướng, nấu giả cầy, hầm, nấu canh… Món nào cũng được tẩm ướp và nấu cùng các loại lá, hạt mang phong vị núi rừng, mang lại cảm giác lạ miệng, đặc biệt cho du khách lần đầu thưởng thức.
Lợn cắp nách nướng hay quay đều nhồi lá mắc mật bên trong, bên ngoài da giòn vàng rụm, bên trong khi chín thịt ngọt, dai và thơm.
Canh tiết lá đắng
Lá đắng là một thứ lá chỉ có riêng ở vùng Lai Châu, là thành phần chủ chốt của món canh đặc sản nơi đây. Canh lá đắng. Để nấu món này cũng khá là đơn giản gồm phổi lợn, chút tiết, rau thơm và lá đắng.
Cách nấu món này đầu tiên phải rửa phổi lợn thật sạch, băm nhỏ miếng tiết và phổi lợn cùng bột ngọt, tiêu, ớt…ướp tầm 10 phút. Sau đó chuẩn bị các loại rau thơm, và nắm lá đắng đã được phơi khô hoặc để tươi. Cuối cùng đun nước thật sôi rồi cho tất cả nguyên liệu vào cho đến khi chín kỹ.
Đối với những ai lần đầu ăn món này sẽ cảm thấy khó ăn vì đắng, chát hơi tê tê đầu lưỡi. Nhưng những ai ăn quen sẽ thấy được vị ngọt, thơm bùi, ngậy đến kì lạ của món canh. Không những là món ăn lạ miệng, món canh lá đắng này còn có tác dụng giải rượu, chữa được các bệnh về đường tiêu hóa.
Măng nộm hoa ban
Nếu ai đã có dịp ghé qua các bản làng người Thái ở Lai Châu sẽ không chỉ biết đến một truyền thuyết đầy cảm động về hoa ban – măng đắng mà còn được thưởng thức một món ăn có chứa đủ vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi của món Măng nộm hoa ban.
Măng có rất nhiều loại, loại nào cũng dùng làm nộm được nhưng ngon nhất thì có măng nứa và măng đắng. Măng đắng cần sắt nhỏ ngâm nước muối 30 phút sau đó luộc 2 lần rồi vớt ra để ráo, còn nếu là măng nứa đem luộc rồi tước nhỏ. Hoa ban cần chọn những bông tươi, ngắt lấy những cánh hoa dày để dùng. Tiếp theo cần chọn được một con cá suối tươi ngon, mình dày, đem nướng trên than củi, gỡ lấy thịt.
Món ngon ngày Tết của người Hà Nội xưa đang dần biến mất trong tiếc nuối
Xem thêm video đang được quan tâm
7 lợi ích của vitamin C.