6 câu hỏi thường hỏi về chuyên ngành tâm lý học – Du học Trường ĐH công nghệ Đông Á
Bạn đã bao giờ nghe đến chuyên ngành Tâm lý học chưa? Bạn có biết chuyên ngành tâm lý sẽ học những gì không? Bạn có biết học chuyên ngành tâm lý học ra trường sẽ làm gì không? Nếu chưa thì hãy đọc bài viết dưới đây của ESA để hiểu thêm về ngành học này nhé!
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, áp lực trong: gia đình, bạn bè, công việc, học tập,… Những vấn đề này khiến chúng ta bị căng thẳng và stress. Nhiều người lạc quan, mạnh mẽ có thể vượt qua và làm chủ những khó khăn đó. Trong khi đó, cũng có những người họ không vượt qua được dẫn đến mắc các bệnh về tâm lý con người. Nhẹ là chứng rối loạn lo âu. Nặng là bệnh trầm cảm, thậm chí tự tử.
Đó cũng là lí do ra đời của chuyên ngành Tâm lý học. Và ESA nghĩ rằng trong tương lai, chuyên ngành này sẽ rất phát triển ở Việt Nam. Vì dưới áp lực của cuộc sống, nhu cầu được tâm sự và tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt tinh thần của chúng ta ngày càng cao.
Hãy đọc bài viết dưới đây của ESA để hiểu thêm về ngành Tâm lý học này nha!
Chuyên ngành Tâm lý học là gì?
Ngành Tâm lý học là một ngành học thuộc lĩnh vực nghiên cứu về xu hướng hành vi, tâm lý, tinh thần của con người dựa trên những hành động và cảm xúc của họ.Chuyên ngành này còn được nhiều bạn trẻ yêu thích vì khát khao đóng góp cho cộng đồng của các bạn. Mong muốn hiểu, cảm thông, giúp đỡ và hỗ trợ những người bị bệnh về tinh thần, tâm lý vượt qua được. Để trên thế giới này, chúng ta không còn nghe thêm ca bệnh nào chết với lí do: tự tử, trầm cảm.
Sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học, bạn sẽ trở thành:
-
Chuyên viên tâm lý thị trường.
-
Nhà tư vấn tâm lý học đường.
- Chuyên viên ngành Tư vấn tâm lý xã hội
-
Chuyên viên tâm lý vấn đề: hôn nhân, xã hội,..
-
Bác sĩ Tâm lý.
-
…v…v…v…
Một số lĩnh vực trong chuyên ngành Tâm lý học:
Chuyên ngành Tâm lý học bao gồm nhiều lĩnh vực. Tùy vào sở thích của bạn để chọn lĩnh vực phù hợp. Ví dụ bạn yêu trẻ con thì chọn Tâm lý học giáo dục. Bạn thích khám phá, điều tra, có thể chọn ngành Tâm lý học tội phạm. Dưới đây ESA đã liệt kê danh sách các lĩnh vực nhỏ thuộc chuyên ngành Tâm lý học để bạn đọc dễ dàng chọn lực:
- Tâm lý tội phạm hay còn gọi là Tâm lý học tội phạm
- Tâm lý học hành vi.
- Tâm lý học xã hội.
- Tâm lý học ứng dụng.
- Tâm lý học lâm sàng.
- Tâm lý học phát triển.
- Tâm lý học quản lý.
- Tâm lý học giáo dục.
Các câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Học Tâm lý học bao nhiêu năm?
Thời gian học huyên ngành Tâm lý học không dài như Y, Dược. Chuyên ngành Tâm lý học sẽ học trong 4 năm. Nếu bạn theo đuổi các cấp cao hơn, thì thời gian học sẽ dài hơn. Nếu học lên thạc sĩ tâm lý học sẽ mất thêm từ 1,5 – 2 năm nữa. Nếu tiếp tục học lên tiến sĩ sẽ mất khoảng 3 – 5 năm.
Câu hỏi 2: Tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là một ngành rất đặc thù. Kiến thức cần phải học rất lớn. Đặc biệt là phải đối mặt với những ca bệnh khó, phức tạp. Nếu không có các tố chất dưới đây thì bạn sẽ không thể học giỏi chuyên ngành, không thể tiến xa trong sự nghiệp.
- Khéo léo, biết lắng nghe và chia sẻ.
- Linh động, biến hóa trong mọi tình huống.
- Thích khám phá, nghiên cứu thế giới nội tâm.
- Ham hỏi học, không ngại khó khăn.
- Tư duy tốt.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
Câu 3: Tâm lý học thi khối nào?
Các câu hỏi như “Ngành Bác sĩ tâm lý thi khối nào ?”, “Ngành Tâm lý học khối nào?”, “Tâm lý học thi khối nào?”, “Tâm lý học ngoài khối B còn xét tuyển khối nào khác không?” có chủ đề nội dung giống nhau, chỉ khác nhau ở câu từ. Vì vậy, ESA xin trả lời chung như sau: chuyên ngành tâm lý học xét tuyển nhiều khối thi, chứ không chỉ khối B như ngành Y Dược. Dưới đây là tổ hợp các môn thi bạn có thể lựa chọn:
- Văn – Sử – Địa.
- Toán – Văn – Anh.
- Toán – Sinh – Hóa.
- Văn – Sử- Anh.
- Toán – Lý – Hóa.
- Toán – Lý – Anh.
- Toán – Hóa – Sinh.
Câu hỏi 4: Chương trình đào tạo chuyên ngành Tâm lý học cơ bản bao gồm gì?
Chương trình đào tạo chuyên ngành Tâm lý học ở đa số các trường đại học cơ bản đều giống nhau. Các bạn phải học các môn chung như triết học, pháp luật đại cương, giáo dục thể chất,… Sau đó năm 2,3,4 sẽ học các môn cơ sở ngành, chuyên ngành. Cuối cùng là thực tập và thi tốt nghiệp hoặc làm khóa luận/ đồ án.
Dưới đây một số môn cơ sở ngành, chuyên ngành các bạn phải học:
- Tâm lý học đại cương.
- Tâm lý học nhân cách.
- Tâm lý học đám đông.
- …v…v…v…
Câu hỏi 5: Ngành Tâm lý học ở trường nào?
Ngành Tâm lý học hiện nay chưa được ưa chuộng ở Việt Nam. Nhiều bậc phụ huynh không biết nói là gì hoặc lo sợ về cơ hội nghề nghiệp của ngành này. Do đó, còn khá ít trường đào tạo về chuyên ngành này. Điều này sẽ bó hẹp lựa chọn của học sinh.
Dưới đâu là danh sách 08 trường đào tạo chuyên ngành Tâm lý học ở Việt Nam:
Trường đại học
Khối thi
Điểm chuẩn 2020
Học phí ngành tâm lý học/ Năm
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn
- B00; D01; D14
- C00
- 25,9
- 26,6
khoảng 15 triệu đồng
Trường Đại học Sài gòn
- D01
22.15
khoảng 12 triệu đồng
Trường Đại học Văn Hiến
- A00: Toán, Lý, Hóa
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- C00: Văn, Sử, Địa
- D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
15
khoảng 30 – 32 triệu đồng
Trường Đại học Văn Lang
- B00, B03, C00, D01
18
khoảng 30 triệu – 40 triệu đồng
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- C00, D01, B00
15,5
khoảng 11 triệu 700 đồng
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
- A00, A01, С00, D01
18
khoảng 26 triệu – 46 triệu đồng
Trường Đại học Lao động – xã hội
- Toán, lý, hóa
- Toán, văn, anh
- Toán, lý, anh
- Văn, sử, địa
15
khoảng 8 triệu đồng
Trường Đại học Hoa Sen
- A01, D01, D08, D09
16
khoảng 45 triệu đồng
Tương lai của ngành Tâm lý học
Cho tới thời điểm hiện tại, trên thế giới, ngành Tâm lý học thu hút rất nhiều sinh viên và mang lại thu nhập khổng lồ cho nhiều người.
Theo thống kê hàng năm báo chí công bố, tỉ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, trẻ tự kỷ, học sinh bị trầm cảm,… liên tục tăng theo năm. Vì vậy, chuyên ngành Tâm lý ở Việt Nam học bắt đầu vào đà phát triển. Các trung tâm tư vấn tâm lý, dịch vụ tư vấn tâm lý ngày càng nhiều. Đây chính là điểm sáng của ngành này.
Sau khi ra tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học, bạn có thể làm những công việc với mức lương tương ứng như sau:
-
Chuyên viên tâm lý thị trường: trên dưới 10 triệu đồng cho 1 tháng. Định mức lương này sẽ tăng sau khi bạn đã có vài năm kinh nghiệm. Đồng thời, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào hiệu suất làm việc của bạn. Tức là, nếu bạn làm việc năng suất, bạn hoàn toàn có thể đạt mức: 15 triệu đến 20 triệu cho 1 tháng.
-
Chuyên viên tâm lý vấn đề: hôn nhân, xã hội,..: trên dưới 10 triệu đồng 1 tháng. Tuy nhiên, mức lương của công việc này còn phụ thuộc vào bằng cấp và kinh nghiệm làm việc của bạn.
-
Bác sĩ Tâm thần: lương khởi đầu của bác sĩ dao động từ 10 đến 15 triệu đồng 1 tháng. Sau khi du học ngành tâm lý học và nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và đạt đủ trình độ, kỹ năng chuyên môn, khi đã trở thành chuyên gia tâm lý học thì bạn hoàn toàn có thể mở phòng khám riêng để chữa bệnh cho mọi người. Lúc này, mức lương của bác sĩ tâm thần có thể lên đến mức vài chục triệu cho 1 tháng.
Lời kết:
Bài viết trên đây đã tổng hợp tất tần tật thông tin về chuyên ngành Tâm lý học. ESA hi vọng mình sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong quá trình chọn lựa ngành học trước kì thi đại học vào tháng 6 sắp tới. Chúc các em học tập tốt!
Thông tin về các ngành học khác, bạn có thể quan tâm:
- Thông tin về ngành Dược học
- Thông tin về ngành Điều dưỡng