6 bước cơ bản xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững
6 bước cơ bản xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình, mang đến nhiều giá trị giúp gắn kết nhân viên. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vô cùng quan trọng, một doanh nghiệp không có văn hóa, không có tầm nhìn, giá trị cốt lõi và chiến lược để phát triển bền vững thì sẽ không thể trụ trong thời buổi thị trường đầy biến động như ngày nay.
Có một sự thật, tuổi đời của văn hóa công ty có thể nhiều hơn tuổi đời của người lãnh đạo doanh nghiệp. Chúng ta thấy rất nhiều doanh nghiệp tồn tại hơn một thế kỷ, không ngừng phát triển và mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội. Điều này thể hiện nền văn hóa công ty được xây dựng vững chắc và thực hiện nghiêm túc ngay từ khi bắt đầu.
Nhưng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp, cần rất nhiều yếu tố, cũng như quá trình dài lâu. Trong bài viết này, BEMO sẽ giúp bạn thấy rõ hơn những yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp và các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp cơ bản.
1. Những yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững, bạn nên nắm bắt những yếu tố cốt lõi gồm:
- Tầm nhìn:
Tầm nhìn là định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp mà người lãnh đạo đề ra từ trước khi xây dựng doanh nghiệp và quyết tâm thực hiện nó.
Tầm nhìn được coi như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, định hướng cho nhân viên đi theo, phát huy những giá trị tốt đẹp và không ngừng phát triển. Tầm nhìn phải phù hợp và khả thi với tình hình thực tiễn của từng doanh nghiệp.
- Giá trị cốt lõi:
Đây là đặc trưng của doanh nghiệp. Để theo đuổi tầm nhìn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần có giá trị cốt lõi, những bản chất riêng, khác biệt, để khách hàng hay chính nhân viên vừa nghĩ đến đã có thể nhận ra. Đây cũng chính là thước đo chuẩn mực cho tất cả hoạt động xoay quanh mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
- Con người
:
Nhân tố con người luôn là quan trọng và cần thiết nhất vì nếu không có nhân lực, ai sẽ là người chia sẻ những chiến lược cũng như giá trị cốt lõi, ai sẽ là thực hiện để phát huy tốt nhất những mục tiêu đó? Nếu không có nhân loại thì văn hóa cũng không được sinh ra và văn hóa công ty cũng vậy.
Một đội ngũ vững chắc sẽ tạo nên văn hóa công ty bền vững, vì họ có giá trị thích nghi với định hướng chung của tổ chức. Tuyển dụng đúng người sẽ mang đến lợi ích to lớn, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, ứng viên phù hợp văn hóa công ty thì lòng trung thành và sự cống hiến của nhân viên cũng ăn sâu bén rễ hơn.
Hơn nữa, nhân viên mới sẽ mang đến giá trị mới chưa từng có để hoàn thiện hơn nền văn hóa doanh nghiệp.
- Quy định/nội quy của doanh nghiệp
:
Những chính sách, quy định chung được xem là đặc trưng văn hóa công ty, mọi thành viên trong tổ chức đều phải tuân thủ các giá trị chung. Khi toàn thể doanh nghiệp làm theo các quy định chung, thì chứng tỏ rằng phương châm quản lý hiệu quả, tạo ra môi trường làm việc nhất quán, thấu hiểu lẫn nhau.
- Đa dạng văn hóa
:
Nguồn nhân lực đến từ các vùng miền khác nhau, điều này tạo ra sự khác biệt cho văn hóa công ty. Họ sẽ phải trao đổi, học hỏi các giá trị vùng miền để thấu hiểu nhau hơn, chính điều này tạo nên văn hóa học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp nên xem xét để hình thành một văn hóa công ty phù hợp nhất.
- Công nghệ:
Khi một doanh nghiệp chuyển đổi số, sẽ tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, đồng nhất, và hiện đại. Đây cũng yếu tố đóng góp cho văn hóa công ty, giúp công việc hoạt động trơn tru, thu hút nhiều nhân tài cống hiến khả năng của họ.
Trên đây là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến văn hóa công ty, cũng như góp phần xây dựng hệ thống quản trị lâu dài. Nhưng bắt đầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào mới đúng cách? Đọc tiếp phần bên dưới nhé.
2. Cách xây dựng văn hóa bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty, các doanh nghiệp nên cân nhắc 6 bước dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra đánh giá tổ chức hiện tại
Đầu tiên, doanh nghiệp cần đánh giá chất lượng văn hóa hiện tại đang gặp phải vấn đề gì. Điều này không hề dễ dàng vì văn hóa là giá trị vô hình, nên doanh nghiệp chỉ có thể quan sát, hoặc khảo sát nhân viên. Do đó, nếu doanh nghiệp có những dấu hiệu sau, thì là lúc nên thay đổi văn hóa ngay:
- Khi tuyển dụng vị trí trống liên tục:
Là dấu hiệu cho thấy văn hóa công ty đang gặp vấn đề, vì nhân sự cảm thấy không phù hợp, hoặc khâu quản lý kém gây ảnh hưởng đến tâm lý nhân viên.
- Cấp quản lý kém:
Đây được cho là yếu tố cần phải cải thiện khi xây dựng văn hóa tại công ty, vì họ sẽ tạo thói quen xấu cho nhân viên như trễ nải công việc, thiếu tính kỷ luật.
- Thiếu truyền thông nội bộ:
Dấu hiệu cho thấy cần phải thay đổi văn hóa công ty, vì nhân viên thiếu sự gắn kết, phòng ban không hòa đồng, không có sự tương tác. Điều này dễ dẫn đến xung đột khi trao đổi ý kiến vì nhân viên ít giao tiếp để thấu hiểu nhau.
- Thiếu ý kiến của nhân viên:
Điều này cho thấy doanh nghiệp không tạo điều kiện để nhân viên cởi mở, góp ý, chia sẻ để cải thiện chính sách, quy trình làm việc. Đây là một môi trường làm việc thiếu sáng tạo và có tính đàn áp.
Và còn nhiều yếu tố khách quan khác mà doanh nghiệp cần phải xác định trước khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Bước 2: Ý tưởng đặc sắc cho văn hóa công ty
Sau khi đã xác định được các yếu tố độc hại ảnh hưởng văn hóa chung của công ty, thì doanh nghiệp nên xác định tiêu chí để thay đổi. Doanh nghiệp cần có ý tưởng về những tiêu chí cho văn hóa nội bộ và tỷ lệ ưu tiên, chẳng hạn:
-
Mức độ quan tâm công ty: 60%
- Mục tiêu doanh nghiệp: 10%
- Đào tạo: 6%
- Thoải mái: 3%
- Hiệu suất: 90%
Khi có sự ưu tiên như trên, doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng xây dựng các yếu tố văn hóa quan trọng đầu tiên và cải thiện giá trị cốt lõi nhanh chóng hơn
Bước 3: Lựa chọn giá trị cốt lõi
Nếu muốn có một văn hóa công ty bền vững, đồng nhất thì doanh nghiệp cần phải có giá trị cốt lõi, thay vì đưa ra vài từ dễ nghe. Thế nên, doanh nghiệp nên đặt ra câu hỏi để tìm giá trị riêng của mình:
-
Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu là gì?
- Doanh nghiệp sẽ được biết đến với yếu tố nào?
- Mục tiêu kinh doanh phù hợp với tập thể nhân viên hay không?
- Văn hóa riêng biệt của doanh nghiệp là gì? Chẳng hạn, môi trường làm việc chuyên nghiệp, thành tích nhân viên được công nhận, đào tạo nhân viên xuất xắc, dịch vụ khách hàng tốt nhất hay là yếu tố khác.
Dựa trên những giá trị cốt lõi bạn có thể dễ dàng tuyển dụng hay sa thải nhân viên. Điều này giúp công ty chọn lọc được những người phù hợp và cảm thấu với văn hóa công ty. Từ đó, nhân viên có thể trở thành “những đại sứ thương hiệu”, chứ không chỉ riêng bộ phận Marketing hay bộ phận Quan hệ khách hàng. Chính các nhân viên cũng có thể trở thành đại sứ thiện chí cả trong và ngoài công ty.
Bước 4: Kế hoạch xây dựng văn hóa rõ ràng
Một kế hoạch chuyển đổi, xây dựng văn hóa là rất quan trọng, vì nếu không ý tưởng sẽ mãi nằm trên giấy. Do đó, ở bước này đòi hỏi cấp lãnh đạo phải khởi xướng, đưa ra tầm nhìn, thúc đẩy nhân viên tin tưởng vào giá trị doanh nghiệp, cùng nhau xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa công ty thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào cấp lãnh đạo, vì họ là đầu tàu dẫn dắt nhân viên đạt mục tiêu. Không gì thuyết phục nhân viên hơn bằng những hành động thiết thực mang lại hiệu quả nhất định. Hãy nhớ rằng nếu bạn có một nền văn hóa đúng đắn, bạn sẽ có được mọi thứ, bao gồm cả một thương hiệu mạnh.
Bước 5: Triển khai thực tế
Khi mọi thứ đã chuẩn bị, thì đây là lúc doanh nghiệp làm theo kế hoạch xây dựng văn hóa với các yếu tố:
-
Đội ngũ tham gia dự án
Phòng ban nào sẽ tham gia và triển khai yếu tố quan trọng đầu tiên. Từ đó, doanh nghiệp có thể tính toán được thời gian, khối lượng công việc cho nguồn lực tham gia.
-
Truyền thông văn hóa công ty
Việc này giúp nhân viên hiểu được tầm quan trọng khi thay đổi văn hóa hiện tại, chính lãnh đạo phải là người truyền đạt thông điệp văn hóa công ty sẽ hỗ trợ nhân viên phát triển thế nào, cũng như thúc đẩy họ bứt phá.
-
Thay đổi nội thất thiết kế, một không gian mở
Điều này tạo ra một môi trường làm việc mới, tạo cảm hứng cho nhân viên làm việc với sự đổi mới, chứng minh doanh nghiệp đang thực sự thay đổi, và chính bản thân nhân viên cũng sẽ thay đổi theo.
- Tuyển dụng nhân tài mới
Công cuộc xây dựng văn hóa mới cần phải có nguồn lực, và nếu có điều kiện công ty nên tuyển dụng thêm nhân tài phụ trách. Họ sẽ có thể đóng góp những ý kiến mới từ bên ngoài, kết hợp với nhân viên kỳ cựu sẽ tạo ra được giá trị to lớn hơn.
- Xây dựng một hệ thống khen thưởng phù hợp
Thiết kế lại mô hình khen thưởng mới sẽ là cơ hội để nhân viên nỗ lực thích ứng với văn hóa mới. Khi những phúc lợi mới được thành lập cùng với tiêu chí kèm theo, nhân viên sẽ tự điều chỉnh hành vi để đạt được phúc lợi đó. Đây là một công cụ rất hữu ích để hỗ trợ nhân viên mau chóng hòa nhập vào văn hóa công ty.
Bước 6: Đánh giá kết quả
Khi đã triển khai áp dụng văn hóa công ty mới trong tổ chức, doanh nghiệp nên đo lường kết quả sau một thời gian. Cụ thể, doanh nghiệp có thể đo lường bằng những cách sau:
-
Làm khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên để biết được những gì chưa hoàn hảo trong quá trình chuyển đổi văn hóa công ty. Phòng chuyên trách có thể sử dụng khảo sát qua email để thu nhập thông tin dễ dàng hơn, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với tập thể.
-
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng chỉ số nhân viên nghỉ việc (ETR), chỉ số gắn kết của nhân viên (eNPS), chỉ số hài lòng của nhân biên (ESI). Với 3 chỉ số này, lãnh đạo có thể biết được văn hóa công ty đang có nút thắt ở đâu, từ đó có thể đưa ra phương án điều chỉnh kịp thời.
Vậy là bài viết đã mang đến cái nhìn tổng quát về các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp, cũng như đưa ra 6 bước cơ bản giúp xây dựng văn hoá doanh nghiệp đúng hướng. Mong rằng BEMO đã giúp các doanh nghiệp giải quyết được bài toán quản trị đầy cam go và có một cái nhìn bao quát hơn về văn hoá công ty.