6 Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ Mầm Non mẹ nên biết
Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non là điều vô cùng quan trọng ba mẹ cần quan tâm. Có đạo đức tốt, trẻ sẽ giúp ích cho xã hội và bản thân con cũng có nhiều cơ hội thành công hơn trong tương lai.
10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã giỏi tiếng Anh như người bản xứ & phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua các app của Monkey
Nội Dung Chính
Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non là gì?
Trẻ nhỏ cần phải trang bị cho mình rất nhiều bài học, nhiều kiến thức, kỹ năng để phục vụ cuộc sống. Để trở thành người tốt, người có ích trẻ sẽ phải học hỏi rất nhiều, rèn luyện rất nhiều. Một trong những điều mà bất cứ trẻ nào cũng phải trang bị cho mình chính là đạo đức. Đạo đức của mỗi bạn nhỏ sẽ được hình thành từng ngày và khi lớn lên sẽ có được chuẩn mực đạo đức cho riêng mình.
Giáo dục đạo đức là một công việc vô cùng quan trọng với mỗi đứa trẻ. Chính vì vậy mà ngay ở bậc mầm non, cha mẹ, nhà trường đã phải có kế hoạch và nhận thức được việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Theo đó, giáo dục đạo đức cho những trẻ mầm non chính là việc trang bị cho trẻ bộ chuẩn mực đạo đức xã hội. Những chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ được biến chuyển để trở thành những niềm tin, những thói quen, những nhu cầu của trẻ.
Thông qua việc giáo dục đạo đức cho bé mầm non sẽ giúp trẻ biết được như thế nào trở thành người tốt, thành người có ích cho xã hội. Đặc biệt dựa vào những chuẩn mực đạo đức đó sẽ giúp trẻ có thể biết được nhận thức, hành động theo lẽ phải, biết sống cho mình, cho gia đình và cho xã hội. Một người dù có tài giỏi đến đâu mà không có đạo đức thì cũng không có được thành công. Hình thành hành vi đạo đức đúng mức cho trẻ là bài toán mà mỗi cha mẹ đều phải giải đáp được.
Vì sao cần giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non?
Giáo dục chuyên môn, kiến thức cho trẻ đã quan trọng nhưng giáo dục đạo đức lại càng là một vấn đề cực kỳ cấp thiết. Đứa trẻ nào cũng cần được giáo dục đạo đức để khi lớn lên trở thành người tốt, biết làm đúng, sống đúng. Có thể thấy, việc giáo dục đạo đức cho bé ở độ tuổi mầm non mang đến nhiều lợi ích như:
-
Hình thành nhân cách cho trẻ: Trẻ ở độ tuổi mầm non đang trong quá trình hoàn thiện bản thân, hoàn thiện tính cách. Việc giáo dục đạo đức sẽ giúp trẻ hình thành những tính cách tốt, hạn chế sự ương bướng, ngang bướng, khó bảo.
-
Nhận thức được điều đúng, sai trong cuộc sống: Trước mỗi sự việc trẻ sẽ biết được điều đó là đúng hay sai để có thể làm hoặc không làm. Trẻ biết được cái xấu để biết đường tránh và hạn chế những hậu quả không có lợi cho mình.
-
Bảo vệ cái đúng: Khi trẻ hình thành được nhận thức đúng về thế giới, trẻ sẽ có đủ tự tin, đủ mạnh mẽ để có thể đứng ra bảo vệ điều đúng, đấu tranh cho lẽ phải.
-
Ý thức bảo vệ bản thân: Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non giúp trẻ có ý thức về bảo vệ bản thân trước những cái xấu, trước những điều nguy hiểm trong cuộc sống. Khi đó trẻ sẽ có đủ những trang bị đều có thể xử lý, bảo vệ mình.
-
Thực hiện đúng quy định: Giáo dục cho trẻ về bổn phận của mình đối với gia đình, với bạn bè và với xã hội. Trẻ sẽ biết thực hiện đúng các quy định của từng môi trường khác nhau.
-
Trẻ tự lập hơn: Giáo dục đạo đức giúp trẻ biết tự lập, tự biết phương pháp học tập, biết thực hiện những công việc phục vụ bản thân.
Việc giáo dục đạo đức mang đến rất nhiều những lợi ích cho trẻ. Cha mẹ ý thức được việc giáo dục đạo đức cũng sẽ giúp trẻ có được một tương lai tươi sáng hơn. Từ đó trở thành người tốt, người có ích và sống biết có trách nhiệm.
Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non là gì?
Trẻ mầm non đang trong độ tuổi phát triển và hoàn thiện về tư duy, nhận thức, kiến thức, thế giới quan. Chính vì vậy mà việc giáo dục đạo đức cho trẻ vào thời điểm này sẽ mang đến nhiều hiệu quả vượt trội. Theo đó, để giáo dục đạo đức cho bé mầm non, cha mẹ, cô giáo cần chú trọng đến những nội dung cơ bản sau:
-
Giúp trẻ phát triển những cảm xúc tích cực: Trẻ nhỏ sẽ nhận biết được người nào thương yêu mình và sẽ có xu hướng nghe lời, yêu thương người đó. Vì vậy nắm bắt tâm lý này, cha mẹ cần phải dạy trẻ thông qua những lời bảo ban nhẹ nhàng. Ba mẹ tuyệt đối không sử dụng đòn roi bởi sẽ làm trẻ sợ sệt và lâu dần hình thành tâm lý chống đối. Tình cảm của mọi người xung quanh đối với trẻ chính là chất xúc tác để trẻ hình thành được những cảm xúc tích cực nhất.
-
Giúp trẻ biết yêu thương mọi người, biết vâng lời người lớn: Trẻ nhỏ thường có xu hướng bắt chước người lớn. Do vậy nếu cha mẹ là một tấm gương mẫu mực, chắc chắn trẻ sẽ trở thành một con người biết yêu thương, biểu nghe lời người lớn. Trẻ sẽ có những thái độ tích cực nhất trước những lời chỉ bảo, dạy dỗ của người lớn.
-
Dạy trẻ những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ bản thân: Trẻ nhỏ cần được học cách tự lập. Việc tự lập giúp trẻ có sự chủ động trước mọi vấn đề trong cuộc sống. Cha mẹ cũng cần giáo dục kỹ năng sống để trẻ có đủ hành trang bước vào cuộc đời. Theo đó, trẻ mầm non cần phải biết tự phục vụ mình trong nhiều công việc như đánh răng, mặc quần áo, đi giày dép…
-
Giúp trẻ hòa đồng với mọi người: Sự hòa đồng giúp trẻ có thêm tự tin hơn. Cha mẹ cần để trẻ tiếp xúc nhiều với cộng đồng để trẻ có được cái nhìn toàn diện nhất về cuộc sống. Trong quá trình khám phá trẻ cũng sẽ hình thành thái độ thân thiện, gần gũi và chan hòa với mọi người hơn.
-
Giúp trẻ nhận biết được những điều phải, trái: Trong cuộc sống xung quanh chúng ta luôn tồn tại những điều đúng và không đúng. Cha mẹ cần dạy trẻ nhận thức được điều nào nên và không nên làm. Từ đó trẻ sẽ có ý thức về lẻ phải trong cuộc sống.
-
Giúp trẻ nhận biết được sự nguy hiểm và cách xử lý: Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non còn là việc cha mẹ cần giúp trẻ nhận thức được những nguy hiểm có thể đến với chúng ra trong cuộc sống. Thông qua đó, cha mẹ cần lồng ghép những cách xử lý để trẻ có thể tự tin và mạnh mẽ hơn.
Có thể nói, giáo dục đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là phạm trù rộng lớn. Giáo dục đạo đức sẽ là cả một quá trình để giúp trẻ hình thành những tính cách tốt, trở thành người có ích, biết yêu thường, biết sai và nhận sai cũng như biết xin lỗi.
Nguyên tắc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Dạy trẻ về đạo đức luôn là một quá trình không hề dễ dàng. Vì vậy, để đảm bảo có thể truyền đạt được mọi nội dung của giáo dục đạo đức cho bé mầm non, cha mẹ và cô giáo cần lưu ý đến những nguyên tắc sau:
-
Sự toàn diện: Cha mẹ, cô giáo cần dạy trẻ đầy đủ các nội dung về giáo dục đạo đức. Điều này sẽ giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện, có được cái nhìn tổng quát nhất về thế giới mình đang sống.
-
Đảm bảo tính mục đích: Cha mẹ, giáo viên cần xác định rõ những mục đích nhỏ để cùng trẻ chinh phục. Từ đó có thể thực hiện những mục đích to lớn hơn.
-
Cần có sự kết hợp giữa giáo dục và nuôi dưỡng, chăm sóc: Trẻ học về đạo đức sẽ cần học trong nhiều môi trường khác nhau. Trẻ cần học những kỹ năng cơ bản khi ở nhà, kỹ năng khi trong môi trường chung…
-
Khuyến khích trẻ làm việc theo nhóm: Làm việc theo nhóm sẽ giúp trẻ có thể thể hiện được nhiều tính cách. Từ đó cha mẹ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất và có được phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp cho trẻ. Bên cạnh đó, sống trong tập thể cũng giúp trẻ học hỏi được nhiều điều.
-
Linh hoạt trong việc giáo dục: Không đứa trẻ nào giống nhau. Vì vậy cha mẹ cần có sự linh hoạt trong quá trình giáo dục đạo đức để giúp mang đến hiệu quả tốt nhất.
-
Liên kết giữa gia đình và nhà trường: Nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp để giúp trẻ được phát triển toàn diện, được hoàn thiện bản thân và trau dồi được nhiều điều đúng.
-
Khuyến khích trẻ tự thể hiện mình: Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn, mạnh mẽ hơn và có can đảm để giải quyết, xử lý nhiều vấn đề bất ngờ.
Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Cần phải giáo dục đạo đức như thế nào hiệu quả nhất cho trẻ mầm non? Lựa chọn phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp sẽ giúp cha mẹ có thể thực hiện được mục đích của mình cũng như giúp trẻ có một hành trang đạo đức đầy đủ nhất. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau:
-
Giáo dục đạo đức thông qua các công việc hàng ngày: Trẻ ở nhà, cha mẹ hoàn toàn có thể giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các công việc. Việc cho trẻ thực hiện công việc nhà cũng giúp trẻ ý thức được trách nhiệm của mình với công việc chung.
-
Giáo dục đạo đức cho trẻ trên ghế nhà trường: Trẻ đi học sẽ được giáo viên giảng dạy những bài học đạo đức cũng như trẻ sẽ có môi trường để phát triển, hoàn thiện bản thân hơn.
-
Giáo dục đạo đức cho trẻ ở môi trường rộng lớn hơn: Thông qua các chuyến đi, những chuyến vui chơi, dã ngoại… là cơ hội giúp cha mẹ có thể lồng ghép nhiều bài học về đạo đức cho trẻ.
-
Những bài học về đạo đức cần nhẹ nhàng, gần gũi: Điều này giúp trẻ có thể thoải mái hơn trong việc tiếp thu. Cha mẹ không nên có thái độ tiêu cực trước mỗi vấn đề mà trẻ làm sai. Hãy nhẹ nhàng chỉ bảo để trẻ nhận thấy được điểm đúng và chưa đúng của vấn đề để có thể rút kinh nghiệm và sửa sai.
Xem thêm: Dạy bé 5 tuổi vẽ tranh – Cách giúp con phát triển tư duy
Phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Đối với trẻ mầm non thì việc giáo dục đạo đức hiệu quả nhất chính là cha mẹ nên sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Những phương tiện này chính là cầu nối giúp trẻ cảm thấy hào hứng hơn với những giờ học đạo đức. Cha mẹ có thể lựa chọn những phương tiện, công cụ sau để giúp giáo dục đạo đức hiệu quả nhất cho trẻ:
-
Trò chơi: Những trò chơi luôn là một môi trường hoàn hảo giúp cha mẹ lồng ghép các câu chuyện giáo dục đạo đức. Không có gì tuyệt vời hơn bằng những ví dụ thực tế để trẻ có thể rút ra bài học quý báu cho mình. Cha mẹ có thể tổ chức những trò chơi nho nhỏ trong gia đình gắn liền với các công việc nhà để trẻ phát huy tối đa mọi kỹ năng, nhận thức và thái độ của mình đối với sự việc xung quanh.
-
Những bài thơ, câu chuyện: Sách đóng vai trò quan trọng trong tuổi thơ của trẻ. Những câu chuyện, những bài thơ giúp trẻ có một tâm hồn phong phú hơn. Có rất nhiều câu chuyện mà cha mẹ có thể lựa chọn để giáo dục đạo đức cho trẻ. Cha mẹ có thể lựa chọn sách giấy hoặc những ứng dụng truyện online. Đặc biệt ứng dụng VMonkey hiện nay được coi là công cụ tuyệt vời cho cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho bé. Cụ thể VMonkey sở hữu nhiều câu chuyện, bài thơ, bài học cuộc sống bằng tiếng Việt vừa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ lại vừa giúp trẻ có được những bài học quý báu về đạo đức.
Để được tư vấn tốt nhất, ba mẹ hãy liên hệ Monkey thông qua tổng đài 1900 63 60 52. Hoặc để lại thông tin ngay TẠI ĐÂY để nhận được nhiều ưu đãi lên đến 40% và hàng ngàn tài liệu học tập Miễn Phí.
Lưu ý khi giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Giáo dục đạo đức là một công việc quan trọng giúp trẻ hình thành tính cách, nhận thức cũng như có điều kiện để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, để trẻ hợp tác cũng như giúp việc giáo dục đạo đức cho trẻ được hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
-
Phương pháp dạy linh hoạt: Lựa chọn linh hoạt các phương pháp, dụng cụ giáo dục để phù hợp với sở thích, nhận thức cũng như tính cách của trẻ.
-
Nhẹ nhàng với trẻ: Các bài học đều được giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng nhất. Cha mẹ không nên ép buộc, mắng mỏ hay đòn roi bởi sẽ khiến trẻ sợ, hình thành tâm lý chống đối và không nghe lời.
-
Tích cực cho con trải nghiệm: Cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài để trẻ có được những nhận thức, kiến thức thực tế hữu ích.
-
Không so sánh trẻ với các bạn: Ba mẹ không nên so sánh trẻ với các bạn mà hãy động viên, khích lệ khi trẻ làm tốt.
ĐỪNG BỎ LỠ!! Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt theo phương pháp hiện đại nhất. Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!
Việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng đối với sự trưởng thành của trẻ. Chính vì vậy cha mẹ cần có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này để có được phương hướng giáo dục trẻ mang lại hiệu quả tốt nhất.