6 Kiến thức thiết kế đồ họa cơ bản dành cho các Designer – Minh Duy Solutions

5/5 – (152 bình chọn)

Thiết kế đồ họa đang trở thành nghề của thời đại. Xây dựng vững chắc nền tảng kiến thức cơ bản về Thiết kế đồ họa sẽ giúp ích rất lớn không chỉ cho quá trình học tập mà còn cho sự phát triển nghề trong tương lai. Dưới đây là 6 mục kiến thức nền tảng quan trọng mà bạn  không thể bỏ qua. 

Typography – Nghệ thuật thiết kế câu chữ

Có thể thấy Typography – Kiểu chữ ở khắp mọi nơi quanh ta. Nó nằm trong những cuốn sách chúng ta đọc, trên các trang web chúng ta truy cập, thậm chí trong cuộc sống hàng ngày – trên các biển báo đường phố, nhãn dán đệm hay bao bì sản phẩm.

Phân loại font chữ là kiến thức căn bản đầu tiên mà người học Thiết kế đồ họa cần biết khi tìm hiểu về Typography. Dưới đây là 3 font chữ phổ biến nhất mà bạn cần phân biệt được:

  • Serif font – chữ có chân: Kiểu chữ theo phong cách truyền thống, phông chữ phổ biến trong các ấn phẩm in, tạp chí, báo.
  • Sans serif fonts – chữ không chân: Phông chữ mang hơi hướng hiện đại, dễ đọc hơn trên màn hình vi tính.
  • Display fonts – chữ hiển thị: Đa dạng cách trình bày này phù hợp cho những văn bản nhỏ, ít chữ như poster, tờ rơi.

Ngoài ra, mỗi loại phông chữ lại có ngụ ý nghệ thuật riêng ẩn chứa đằng sau. Vì thế, trong mỗi tác phẩm thiết kế, việc lựa chọn font chữ làm sao để toát lên được ý nghĩa của con chữ cũng là một điều mà nhà thiết kế phải suy ngẫm.

Việc sử dụng phông chữ trong Thiết kế đồ họa là một bộ môn khoa học, trong đó bạn phải nắm rõ kiến thức cơ bản về khoảng cách dòng, khoảng cách giữa các ký tự (kerning), độ dài của chuỗi ký tự và phân cấp:

  • Khoảng cách dòng: là khoảng cách giữa các dòng trong 1 đoạn, bạn cần lưu ý phân biệt khoảng cách dòng và khoảng cách đoạn.
  • Khoảng cách giữa các ký tự: là khoảng cách giữa các ký tự trong 1 chữ.
  • Độ dài của chuỗi ký tự: là độ dài của một xâu ký tự, nói cách khác là độ dài của một từ.
  • Phân cấp trực quan: là nguyên tắc sắp xếp các yếu tố thể hiện thứ tự quan trọng trong một sản phẩm giúp người nhìn tập trung được vào điều quan trọng theo mức độ lần lượt.

Color – Màu sắc

Trong mỹ thuật học nói chung hay bất kỳ tác phẩm đồ họa, thiết kế đồ họa nào, màu sắc giữ một tầm ảnh hưởng quan trọng đến thông điệp trong sản phẩm. Mỗi màu sắc sẽ thế hiện một hồn khí, khía cạnh riêng, có thể bổ sung hay tạo ra tương phản, mục đích sau cùng là thể hiện được dụng ý mà người thiết kế muốn truyền tải.

Các nhà thiết kế đồ họa đã tuân theo lý thuyết màu sắc trong nhiều thế kỷ và bất kỳ ai cũng có thể học hỏi được điều đó. Với kiến thức cơ bản về màu sắc, bạn sẽ học Thiết kế đồ họa  theo một cách hoàn toàn mới.

  1. Primary colors – Màu cơ bản: xanh dương, vàng và đỏ; 3 màu này kết hợp = đen
  2. Secondary colors – Màu thứ cấp: sự kết hợp của hai màu cơ bản; đỏ + vàng = da cam; vàng + xanh dương = xanh lá; xanh dương + đỏ = tím
  3. Tertiary Hues – Màu tam cấp: Trộn các màu thứ cấp và cơ bản với nhau tạo nên một dải màu

Khi bắt đầu học Thiết kế đồ họa, bên cạnh việc phân biệt các loại màu bạn còn cần hiểu những thuật ngữ cơ bản như:

  1. Hue – Tông màu: Riêng màu hồng chẳng hạn, bạn có thể thấy nó ở các tông khác nhau.
  1. Saturation – Độ bão hòa: Màu sắc có độ bão hòa cao sáng hơn hoặc phong phú hơn. Màu không bão hòa có ít sắc tố hơn.
  2. Value – Giá trị màu: Liên quan đến độ đậm hay nhạt của mà

Layout & Composition – Dàn trang và bố cục

Ở lĩnh vực Thiết kế đồ họa, dàn trang (layout) chính là một trong những kiến thức cơ bản và quen thuộc nhất. Bất kỳ ai nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về thiết kế, đặc biệt là thiết kế giao diện website, đều cần hiểu rõ về layout cũng như nắm được cách dàn trang, sắp xếp bố cục.

Dưới đây là 5 nguyên tắc cơ bản trong dàn trang và bố cục:

Proximity – Hiệu ứng lân cận: có cách gọi khác là visual space – là hiệu ứng sử dụng yếu tố cốt lõi của thị giác với mục đích tạo nên mối liên hệ giữa các phần nội dung. Theo đó, bạn cần đảm bảo các thông tin được liên kết với nhau.

White space – Khoảng trắng: Dù nói là khoảng “trắng” nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bắt buộc đó là màu trắng. 

Alignment – Căn chỉnh: Khi gõ văn bản trên word, có lẽ chúng ta vẫn thường thực hiện điều này. Có thể hình dung như các nội dung thiết kế của bạn được sắp xếp trong một khung lưới. Hãy chú ý để đường căn thẳng tâm của hình ảnh với chữ như thế nào.

Contrast – Độ tương phản: trong dàn trang và bố cục, sự tương phản có thể đem tới sự thu hút, tạo điểm nhấn với những thể hiện quan trọng mà bạn muốn người xem quan tâm.

Repetition – Độ lặp lại: Mỗi tác phẩm đều cần có cái nhìn và đem tới cảm nhận nhất quán. Với những đối tượng chính, việc lặp lại chúng sẽ củng cố bố cục trong thiết kế của bạn.

Image – Hình ảnh

Hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong cả Thiết kế đồ họa cơ bản và nâng cao . Bất kể chủ đề là gì, người xem thường có xu hướng nhìn về những bức ảnh đẹp, chau chuốt đầu tiên. 

Ngoài ra, khi muốn cách thể hiện trong bức hình trở nên khác đi hay đặc biệt hơn, một số thao tác bạn có thể dùng như: cắt, thay đổi kích thước, điều chỉnh bộ lọc

Fundamentals – Nguyên tắc cơ bản của thiết kế

Một số nguyên tắc Thiết kế đồ họa cơ bản sau sẽ theo bạn suốt quá trình học tập và trải nghiệm với nghề, vì vậy bạn cần nắm rõ:

  • Line – Đường kẻ
  • Shape – Hình dạng
  • Form – Hình khối
  • Texture – Chất liệu
  • Balance – Độ cân bằng

Brand Identity – Nhận diện thương hiệu

Một cách dễ hiểu, Nhận diện thương hiệu nằm ở những vật dụng, hình ảnh trực quan: trang web, bao bì sản phẩm, các loại quảng cáo mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp thấy. Ngay cả những vật dụng cá nhân như tài liệu, danh thiếp cũng mang hình thức nhận dạng riêng. 

Dưới đây là những kiến thức cơ bản bạn cần nắm được về thiết kế nhận diện thương hiệu:

Logo (hay Biểu trưng) là thứ nhận dạng thương hiệu cho doanh nghiệp, công ty hay thậm chí là cá nhân, bằng cách sử dụng nhãn hiệu với kiểu thiết kế cụ thể.

Màu sắc: Đối với một thương hiệu, màu sắc giúp xác định một cách mạnh mẽ vị trí của tổ chức, doanh nghiệp đó trong tâm trí của người xem. Hơn thế, yếu tố này tạo cảm giác thống nhất khi sử dụng trên nhiều dự án hoặc nền tảng.

Kiểu chữ: là một trong những khía cạnh đơn giản của việc xác định đối tượng nhưng yếu tố này có thể biểu đạt một cách đáng ngạc nhiên. Chúng nên được chọn cẩn thận và phản ánh bản sắc độc đáo riêng thương hiệu bạn muốn xây dựng 

Hình ảnh: là một phần rất lớn trong việc xây dựng một bản sắc riêng. Mỗi bức ảnh, đồ họa, biểu tượng hay nút chọn… đều là cơ hội để giới thiệu cũng như định hình cách nhìn nhận về thương hiệu của bạn.

Nguồn: Arena Multimedia