6 Cách làm bánh trôi nước cực kì dễ làm 02 / 2023
Chè trôi nước hay bánh trôi nước nếu biết nấu đúng cách sẽ mềm, ngọt và thơm, hợp khẩu vị không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn còn là món ngon truyền thống để cúng Tết Đoan Ngọ. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 6 cách làm bánh trôi nước cập nhật mới nhất 02/2023.
Nội Dung Chính
Nguồn gốc của bánh trôi
Bánh trôi là món bánh cổ truyền của người Việt, thường được sử dụng trong dịp lễ tết. Đặc biệt không thể thiếu cho ngày tết Hàn Thực hay còn gọi là tết Thanh minh mùng 3/3. Bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Đó chính là hậu duệ của người Việt sau này. Chính vì thế mà có tên gọi là “đồng bào” thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của người Việt. Bánh trôi, bánh chay ra đời thể hiện truyền thống đáng quý đó của dân tộc.
Bánh trôi có tốt cho sức khỏe không?
Bánh trôi được đánh giá là món ăn tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 100g gạo nếp có chứa 74.9g glucid, 8.6g protid, 1.5g lipid, 14g nước, 0.6g xeluloza, 0.8g tro, 32mg canxi, 98mg photpho, 1.2mg sắt và một số vitamin như B1, B2, PP.
Bánh trôi tốt cho sức khỏe. Hình minh họa.
Tùy theo giống lúa và điều kiện địa hình, khí hậu khác nhau mà chất lượng của gạo nếp sẽ có những thay đổi. Nhưng nhìn chung, hàm lượng protid và lipid ở gạo nếp cao hơn so với gạo tẻ.
Theo y học cổ truyền, gạo nếp vị ngọt, tính ấm, vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế; có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn, thường được dùng để chữa các chứng hư lao, tiết tả do tỳ vị hư nhược, vị quản thống, tự hãn, đạo hãn và đa hãn, tiêu khát, huyễn vựng do huyết hư. Gạo nếp giàu chất bột là dưỡng chất chính trong khẩu phần bữa ăn của người Việt. Nếu thiếu chất bột khi ăn dễ bị tụt đường huyết, người mệt mỏi, chân tay bủn rủn, làm việc khó tập trung, bụng đói cồn cào…
Tổng hợp 6 cách làm bánh trôi nước cập nhật 02/2023
1. Cách làm bánh trôi nước (chè trôi nước) thơm ngon cho Tết Đoan Ngọ
Nguyên liệu làm Chè trôi nước
Cho 4 người
- Bột nếp 600 g
- Đậu xanh không vỏ 150 g
- Đường thốt nốt hoặc đường vàng 215 g (200g – nước đường và 1 muỗng canh – nhân bánh)
- Nước cốt dừa 100 ml
- Bột năng làm vỏ bánh 1 ít
- Nước 300 ml (100ml – nhân bánh và 200ml – nước đường)
- Nước nóng 100 ml
- Hành phi 1 muỗng canh
- Gừng nhỏ 1 củ
- Mè đã rang 15 g
- Dầu 1/3 muỗng cà phê
- Muối 1 muỗng cà phê
Bột gạo nếp là gì?
Bột gạo nếp là loại bột có màu trắng tự nhiên, mịn và gây dính tay được làm bằng cách ngâm hạt gạo nếp (hay còn gọi là gạo sáp) trong nước từ 12 – 16 tiếng cho gạo thật mềm.
Rồi đem đi xay với lượng nước vừa đủ để cho ra hỗn hợp bột nước, cho vào bao vải sạch, treo lên cho đến khi rút hết nước, thu được khối bột đặc đem đi giã thật nhuyễn, phơi khô và xay lại 1 – 2 lần đến khi bột thật mịn là hoàn tất.
Hiện nay bạn có thể mua bột gạo nếp ở các chợ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị hoặc Bách hóa XANH trên toàn quốc với mức giá cho 1 bịch 400gr dao động từ 19.000 – 21.000 VNĐ/ bịch (giá cập nhật vào ngày 7/5/2021).
Khi mua bạn nên mua những bịch không bị xẹp (xì hơi) và nhớ xem hạn sử dụng trước khi mua nhé!
Phân biệt bột nếp và bột gạo tẻ
Bột nếp sẽ có màu trắng tinh, màu tự nhiên của hạt gạo nếp. Khi chạm vào bột sẽ rất mịn, gây dính tay và có công dụng làm cho thực phẩm có độ dẻo và dai sau khi chế biến.
Bột gạo tẻ thì sẽ có màu trắng đục và hơi sạm. Khi chạm vào bột mềm, mịn, có công dụng giúp cho thực phẩm không bị khô sau khi chế biến.
Ngoài ra bột gạo tẻ được dùng nhiều trong các món bánh, như bánh canh, bánh bò, bánh ướt, cao lầu, bánh đúc, bánh xèo,… Còn bột gạo nếp thì được sử dụng trong món chè, xôi và một số loại bánh khác.
Cách chế biến Chè trôi nước
Làm nhân bánh
Vo sạch đậu xanh, ngâm với 50 ml nước trong khoảng 8 tiếng.
Sau 8 tiếng vớt đậu ra cho vào nồi sạch bắc lên bếp.
Cho 100 ml nước cốt dừa, 50 ml nước lọc còn lại cho vào nồi khuấy đều, nấu cùng đậu trong khoảng 30 phút cho đến khi đậu mềm ra thì tắt bếp, để nguội.
Đậu xanh nguội hẳn cho 1/2 muỗng cà phê muối vào trộn đều vò thành từng viên nhỏ đường kính khoảng 5 – 6 cm.
Làm nước đường gừng
Gừng gọt vỏ, cắt miếng nhỏ và dùng cán dao đập dập, đường thốt nốt cắt ra từng miếng nhỏ. Nếu không có đường thốt nốt, bạn có thể dùng đường vàng thay thế nhưng dùng đường thốt nốt sẽ cho vị ngọt thanh, dễ ăn hơn, màu cũng đẹp hơn.
Sau khi đường tan, cho gừng vào nồi, điều chỉnh lửa vừa, sau đó khuấy đều 1 vòng là tắt bếp để gừng giữ được mùi thơm.
Làm bánh trôi
Cho 600 gram bột nếp vào tô sạch, cho từ từ nước ấm vào bột để tránh để bột bị nhão.
Dùng tay nhào thật mịn hỗn hợp bột, cho đến khi bột không còn bị vón cục.
Dùng màng bọc thực phẩm đậy miệng tô lại, để bột nghỉ trong khoảng 30 phút.
Sau đó bạn lấy bột ra, chia thành từng phần nhỏ, vo tròn.
Cán mỗi viên bột mỏng sao cho đường kính khoảng 8 – 10 cm đủ để bao trọn phần nhân.
Cho nhân đậu xanh lên bột, gói lại thật kín.
Nấu chín bánh
Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, khi nước đã sôi thì mở lửa vừa lại rồi cho nhẹ tay lần lượt từng viên bột đậu xanh vào nồi luộc tầm 30p cho đến khi các viên này nổi lên trên mặt nước thì chúng đã chín.
Múc các viên này cho vào tô nước lạnh.
Thành phẩm
Vớt viên chè ra, cho vào tô sạch, thêm nước đường đã nấu vào, rắc ít mè rang lên trên để tăng thêm phần hương vị.
Lời khuyên cho bạn khi nấu chè trôi nước
Vỏ bột bọc bên ngoài viên đường thật khít, tránh để khí lọt vào. Nếu bọc không khít, khi đun, chiếc bánh dễ bị vỡ.
Khi nước sôi, bạn vặn lửa về mức trung bình rồi thả nhẹ nhàng từng viên bánh vào. Tiếp tục luộc bánh với ngọn lửa vừa phải để bánh chín đều, tránh trường hợp nấu lửa to khiến bánh bị nát mà nhân bên trong thì chưa chín.
Khi bánh chín, vớt bánh ra và ngâm ngay vào tô nước đá lạnh khoảng 5 – 10 phút cho bánh săn lại và không bị dính với nhau.
2. Bánh trôi chay đậu xanh
Chuẩn bị
40 phút
Chế biến
20 phút
Độ khó
Trung bình
Nguyên liệu làm Bánh trôi chay đậu xanh
Cho 4 người
- Bột nếp 200 gr
- Đậu xanh không vỏ 200 gr
- Bột năng hoặc bột sắn dây 100 gr
- Tinh dầu hoa bưởi hoặc dầu chuối 10 g
- Vừng trắng rang chín. 10 g
- Đường 200 gr
- Dụng cụ thực hiện
- Nồi hấp, vỉ hấp, thau, rổ, chén, nồi.
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Bánh trôi chay đậu xanh
Làm nhân bánh
Đậu xanh vo sạch sẽ rồi ngâm nước 2 – 4 tiếng cho hạt đậu nở mềm, tiếp theo bạn đổ đậu ra rửa lại cho sạch. Sau đó cho đậu vào xửng và đem hấp tới khi hạt đậu chín mềm là tắt bếp.
Lưu ý: Bạn cũng có thể dùng đậu xanh còn vỏ. Ngâm nở đậu, bạn đãi sạch vỏ và hấp đến khi đậu mềm.
Bạn múc một ít đậu vừa hấp chín để riêng ra bát lát nữa nấu chè, phần đậu còn lại cho vào cối và đem giã nhuyễn hoặc có thể cho vào máy xay cho nhuyễn mịn.
Đổ đậu ra chảo và thêm đường, bật bếp xào cho nhân đậu tan đều với đường, dẻo mịn, và khô ráo có thể vo viên được là tắt bếp.
Cho thêm chút dầu hoa bưởi và đảo đều rồi để cho nhân đậu nguội bớt. Chia đều nhân đậu thành những viên đều nhau sau đó vo viên lại cho tròn, bọc kín lại để nhân không bị khô.
Làm vỏ bánh
Bạn cho bột nếp vào tô to sau đó thêm từng ít nước ấm vào trộn đều, khi thấy bột vừa đủ độ ẩm là dừng lại, nhồi cho tới khi bột thành một khối mịn dẻo là được.
Tạo hình bánh
Ngắt một miếng bột vừa phải rồi vo tròn. Sau đó ấn dẹt miếng bột, cho nhân vào giữa và gói lại cho kín sau đó bạn lăn cho bánh tròn đều.
Tiếp theo ấn dẹt chiếc bánh và tạo một hõm giữa sao cho giống chiếc bánh chay là được. Cứ như vậy bạn gói cho hết chỗ bột và nhân bánh.
Nấu bánh
Đổ nước vào nồi đun cho nước sôi sau đó thả bánh vào luộc, khi thấy bánh chín nổi lên thì luộc thêm 1 – 2 phút nữa mới tắt bếp, vớt bánh ra thả vào tô nước lạnh 5 phút cho bánh nguội.
Nấu nước chè
Tận dụng nồi nước luộc bánh chay để nấu chè, thêm đường cho đủ ngọt, nấu cho sôi lên.
Cho bột năng hoặc bột sắn dây vào bát và thêm nước khuấy đều cho tan, tiếp theo bạn chế từ từ vào nồi chè, vừa chế vừa khuấy để chè không bị vón cục.
Khi thấy nồi chè có độ sánh đặc thì dừng lại, nấu cho chè sôi lên mới cho đậu xanh nguyên hạt đã để lại khi nãy vào, khuấy đều là tắt bếp.
Cho thêm chút tinh dầu hoa bưởi hoặc dầu chuối cho thơm sau đó khuấy thêm lần nữa là xong phần chè.
Thành phẩm
Vớt bánh chay bày ra bát sau đó bạn múc phần chè vừa nấu vào cùng, rắc thêm vừng trắng rang chín lên trên, để cho nguội là có thể thưởng thức, vậy là món bánh chay đã hoàn thành.
Thông tin sản phẩm:
Bạn có thể sử dụng nồi hấp 10.5 lít để nấu bánh. Với thiết kế đáy nồi 3 lớp truyền nhiệt, giúp thức ăn nhanh chín. Sản phẩm dùng được cho cả bếp ga, bếp hồng ngoại, giúp bạn linh hoạt trong việc nấu nướng.
Hiện nay, mức giá dao động của bộ nồi hấp khoảng từ 380.000 – 1.600.000 đồng, tùy sản phẩm (giá cập nhật vào tháng 05/2022).
3. Bánh trôi bánh chay màu sắc
Chuẩn bị
15 phút
Chế biến
30 phút
Độ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Bánh trôi bánh chay màu sắc
Cho 4 người
- Bột nếp 300 gr
- Bột năng 45 gr
- Hoa đậu biếc khô 5 gr
- Thịt gấc 50 gr
- Rượu trắng 100 ml
- Đường thốt nốt 150 gr
- Đậu xanh không vỏ 170 gr (đã hấp chín)
- Dừa nạo 30 gr
- Đường trắng 30 gr
- Bột sắn tây 10 gr
Cách chọn mua gấc tươi ngon
Hãy họn những quả gấc có vẻ ngoài còn nguyên vẹn, cuống vẫn còn tươi, quả to tròn màu đỏ tươi, gai nở đều.
Thử cầm quả gấc lên nếu thấy nặng tay, ấn nhẹ cảm giác vỏ hơi cứng đấy thường là những quả gấc chín ngon.
Không chọn những quả vỏ chỗ mềm chỗ cứng, cuống héo hay bị dập vỡ, nếu thế sẽ không ngon và không bảo quản được lâu.
Thông tin nơi mua hoa đậu biếc khô
Bạn có thể tìm mua hoa đậu biếc khô ở các siêu thị, cửa hàng bán nguyên liệu thiên nhiên hoặc đặt mua trên các kênh bán hàng trực tuyến.
Ngày nay có thể dễ dàng tìm mua hoa đậu biếc khô nhưng để mua được hoa chất lượng, an toàn thì hãy mua ở những nơi uy tín, chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ.
Cách chế biến Bánh trôi bánh chay màu sắc
Ngâm hoa đậu biếc, gấc
Ngâm hoa đậu biếc trong 100ml nước nóng trong khoảng thời gian 5 phút.
Cho thịt gấc vào tô nhỏ, ngâm trong 100ml rượu trắng trong 5 phút.
Trộn bột
Trộn 100gr bột nếp cùng với 15gr bột năng vào tô, sau đó cho 100ml nước vào cùng.
Tiếp tục trộn 100gr bột nếp và 15gr bột năng, lấy 100ml nước hoa đậu biếc đã ngâm vào tô.
Cuối cùng là 100gr bột nếp và 15gr bột năng và 100ml nước cốt gấc.
Chúng ta có tổng 3 tô bột riêng biệt.
Nhào bột
Sau khi trộn bột thì dùng tay nhào bột cho tới khi bột mịn đều, dần chuyển thành màu xanh biếc và đỏ gấc.
Cuối cùng có được 3 loại bột màu khác nhau, để yên cho bột nghỉ 10 phút.
Sên nhân đậu xanh
Đặt chảo lên bếp để lửa vừa, cho 100gr đường thốt nốt đã nghiền nhuyễn, 30gr dừa vạo và 150gr đậu xanh đã hấp chín vào chảo.
Vừa sên vừa đảo đều tay hỗn hợp trên lửa cho đến khi bột dần tạo thành 1 khối dẻo mịn thì tắt bếp, chờ cho nhân đậu xanh nguội bớt.
Tạo hình, luộc bánh
Chia nhỏ bột đậu xanh ra thành các phần nhỏ, vò thành các viên tròn mỗi viên khoảng 10gr.
Dùng dao cắt 50gr đường thốt nốt còn lại thành các hình vuông nhỏ khoảng 3gr.
Lấy số bột đã nhào xong lúc nãy bắt đầu tạo hình.
Ly 1 lượng nhỏ bột vò tròn rồi làm dẹp để nhét viên đường vào. Tương tự, lấy 1 lượng bột nhiều hơn, nắn tròn tương tự để nhét nhân viên đậu xanh vào.
Tiếp tục thao tác cho đến khi hết số bột vào nhân, cuối cùng sẽ có được các viên chè với màu khác nhau.
Đặt nồi lên bếp bật lửa vừa, cho nước vào đun sôi để tiến hành luộc chè, cho từng màu vào nồi để luộc riêng, khi chín thì vớt ra cho vào thao nước lạnh.
Mẹo nhỏ:
Cách nhận biết chè đã luộc chín là khi chúng nổi lên mặt nước.
Không nên luộc chè chung 1 nồi nước, sẽ khiến màu chè không đẹp, nên nấu từng nồi nước luộc từng loại sẽ đẹp hơn.
Nấu nước đường
Lấy 10gr bột sắn dây ngâm với 30ml nước, đặt nồi lên bếp bật lửa vừa, cho 200ml nước, 30gr đường và bột sắn dây vừa ngâm vào nồi, vừa đun vừa khuấy đến lúc sôi.
Sau khi nước đường đã sôi thì cho vào 20gr đậu xanh đã hấp chín vào nấu chung, tiếp tục khuấy đều tay cho sô thêm tầm 2 – 3 phút thì tắt bếp.
Thành phẩm
Xếp các viên chè ra chén, cho nước đường đậu xanh vừa đun xong vào, rắc lên trên 1 ít dừa nạo hoặc không cho nước đường vào thì có thể rắc lên 1 ít vừng cho thêm đẹp mắt và thơm lừng.
Bánh trôi khi làm xong có màu sắc sinh động, vô cùng bắt mắt. Khi ăn vào cả vỏ và nhân đều mềm dẻo, vị ngọt vừa phải không gây ngán, còn có vị dừa với đậu xanh béo béo, bùi bùi. Đây quả là món ăn đáng để bỏ thời gian vào bếp đấy!
Tết Hàn thực là gì?
Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, xuất hiện chủ yếu tại các tỉnh Trung Quốc, khu vực miền Bắc Việt Nam và thường được chào đón tại các cộng đồng người Hoa trên Thế Giới
Ngày tết này đã có từ lâu đời, là truyền thống ở một số tỉnh của Trung Quốc và được xem là ngày lễ lớn đối với các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, cùng với một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới.
“Hàn Thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”, hàng năm vào ngày này nhiều gia đình sẽ nấu món bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên như một cách tưởng niệm và nhớ đến tổ tiên trong ngày lễ ngày.
4. Cách làm bánh trôi nước ngon không cưỡng nổi tại nhà
Nguyên liệu làm bánh trôi nước
Bột nếp
Đậu xanh xát vỏ
Đường thốt nốt
Đường trắng
Gừng
Muối
Dầu ăn
Dừa nạo
Nguyên liệu làm bánh trôi nước
Cách làm bánh trôi nước
Bước 1 Làm nhân bánh
Bạn rửa sạch đậu xanh đã xát vỏ rồi ngâm trong nước khoảng 30 phút. Sau đó nấu chín, dùng thìa tán mịn đậu xanh thành dạng nhuyễn. Cho thêm đường vào để tạo độ ngọt cho nhân bánh. Nặn nhân bánh thành hình tròn.
Bước 2 Làm vỏ bánh
Để làm vỏ bánh bạn đổ nước sôi và dầu ăn vào bột nếp, nhào đều tay. Lưu ý không đổ quá nhiều nước, khi nặn bánh sẽ rất khó. Sau khi nhào bột bánh, bạn đậy kín để trong vòng 30 phút.
Tiếp theo bạn xoa bột vào tay để không bị dính. Lấy một lượng bột bánh vừa đủ lăn đều trên tay, rồi bỏ nhân đậu xanh vào bên trong. Lưu ý lúc bọc nhân lại phải thật khéo léo, cẩn thận không để lòi nhân ra. Vì nếu không bọc kín khi nấu bánh sẽ bị vỡ và nhân sẽ rơi ra.
Tiếp tục, bạn dùng hai bàn tay lăn bánh thành hình dạng tròn đẹp mắt rồi đặt lên đĩa. Giữ khoảng cách giữa các viên bánh để chúng không bị dính vào với nhau.
Bước 3 Luộc bánh
Bước cuối cùng là luộc bánh. Bạn đun sôi nước rồi nhẹ nhàng thả bánh vào nồi. Dùng muỗng khuấy đều để bánh không bị dính vào nhau. Chờ đến khi bánh nổi lên trên mặt nước là chín. Một lưu ý khi luộc bánh là nên để lửa nhỏ.
Sau đó, bạn chỉ cần vớt bánh ra thả vào nước lạnh để bánh săn mình và không bị dính. Chờ khoảng 1 phút là có thể vớt ra, để ráo nước rồi thưởng thức. Nhiều người còn nấu thêm nước đường chan vào bánh để ăn ngon hơn.
Bước 4 Nấu nước đường
Cách nấu nước đường cũng rất đơn giản. Bạn lấy một lượng nước vừa đủ, đặt lên bếp để lửa nhỏ. Cho đường thốt nốt, gừng đã rửa sạch, đập dập vào nồi rồi dùng muỗng canh khuấy đều để đường tan. Sau đó, vặn lửa to hơn, khi thấy màu nước hơi sền sệt lại, dậy mùi hương của gừng thì tắt bếp.
Nấu nước đường
Bước 5 Thành phẩm
Sau khi bánh trôi nước đã luộc chín và nước đường đã nấu xong thì bạn có thể thưởng thức ngay lập tức để cảm nhận vị ngon của món bánh này.
Thưởng thức
Đổ nước đường vào bát cùng với bánh trôi, rắc thêm chút mè (hoặc dừa nạo) lên là có ngay món bánh trôi nước vô cùng hấp dẫn.
Thưởng thức bánh trôi nước
5. Cách làm bánh trôi nước miền Bắc
Nguyên liệu bánh trôi:
– Bột gạo nếp: 500 g
– Bột gạo tẻ: 50 g
– Dừa nạo
– Đường phèn
– Vừng trắng
– Muối
Các bước làm bánh trôi Miền Bắc:
Bước 1: Nhào bột bánh trôi
– Tiến hành trộn bột tẻ với bột nếp theo tỷ lệ 1:4, tức là cứ 1 phần bột gạo tẻ trộn với 4 phần bột gạo nếp (tùy từng khẩu phần ăn mà bạn trộn sử dụng khối lượng nhiều hay ít).
– Cho nước và ít muối vào hỗn hợp bột, trộn đều đến khi nào bột dẻo thành khối, mềm, không bị rơi vụn ra, không bị dính tay khi trộn.
– Cuối cùng bọc bột lại rồi ủ trong 30 phút.
Hỗn hợp bột đã được nhào mịn, dẻo thành khối
Bước 2: Làm nhân bánh
– Cắt đường phèn thành những miếng nhỏ sao cho vừa với bánh.
– Rang vừng trắng đến khi hạt vừng có mùi thơm thì tắt bếp, không nên rang vừng quá cháy.
Đường phèn và vừng trắng sau khi được chế biến
Bước 3: Tiến hành nặn bánh
– Bạn lấy từng phần bột bánh đã ủ một rồi xoa thành hình tròn. Dùng ngón tay ấn vào giữa viên bột rồi đặt vào nhân đường. Sau đó, vê viên bột lại thật kín để bao lấy hết phần đường.
– Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột và nhân. Xếp bánh trôi đã nặn ra đĩa.
Công đoạn nặn bánh trôi
Bước 4: Luộc bánh trôi
– Đun một nồi nước sôi vừa đủ với lượng bánh muốn nấu. Khi nước sôi thả bánh vào. Đến khi nước sôi trở lại thì hạ nhỏ lửa.
– Tiếp tục đun cho đến khi bánh nổi lên, vỏ bánh trong là bánh đã chín, để khoảng 15 giây rồi vớt ra, thả vào nồi nước đun sôi để nguội.
Lưu ý: Không nên luộc bánh lâu quá dễ làm nát bánh
– Dùng muôi có lỗ vớt bánh ra đĩa, rải đều để các viên bánh không bị đè lên nhau.
– Rắc vừng, dừa nạo sợi lên trên bánh rồi thưởng thức.
Bánh trôi nước miền Bắc có vị ngọt béo
6. Cách làm bánh trôi nước miền Nam
Nguyên liệu làm bánh trôi:
– Bột nếp: 250 g
– Nước cốt dừa: 500 ml
– Gừng: 1 củ
– Mè trắng: 2 muỗng canh
– Đậu xanh không vỏ: 150 g
– Đường thốt nốt: 200 g
– Muối: ½ muỗng cafe
– Lá dứa: 3 lá
Hướng dẫn cách làm bánh trôi Miền Nam:
Bước 1: Nhào bột bánh trôi
– Cho bột nếp ra tô lớn. Đổ nước ấm vào, trộn và nhồi bột thành một khối mềm, dẻo, mịn. Sau đó bọc màng thực phẩm, để khoảng 20-30 phút.
Nhào bột nếp để làm bánh
– Đậu xanh ngâm nở, vo sạch, nấu cùng với 250ml nước cốt dừa và 50 ml nước lọc. Khi đậu xanh chín mềm thì tán nhuyễn, vo thành viên nhỏ.
– Vo bột nếp thành viên tròn, vừa ăn, ấn dẹp. Đặt viên đậu xanh vào giữa, vo tròn kín lại.
Nặn nhân đậu xanh vào bánh
– Mè trắng cho vào chảo rang chín.
Bước 2: Nấu bánh trôi
– Đun sôi 700ml nước với đường thốt nốt, gừng cắt sợi, lá dứa, 1/2 muỗng cà phê muối.
– Luộc viên bánh trôi trong nước sôi. Khi bánh nổi lên khỏi mặt nước thì vớt cho vào nồi nước đường, nấu nhỏ lửa khoảng 5-10 phút.
– Cuối cùng, múc bánh trôi và nước đường ra bát, để nguội. Rắc mè trắng lên trên và chan thêm nước cốt dừa.
Bánh trôi nước miền Nam có hương vị rất khác biệt
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh trôi nước
Tải ngay cách làm bánh trôi nước
Video hướng dẫn cách làm bánh trôi nước
Mua nguyên liệu làm bánh trôi nước ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh trôi nước, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Lưu ý khi làm bánh trôi nước:
– Đậu xanh nên chọn loại hạt nhỏ để nhân bánh thơm bùi hơn.
– Khi nhào bột, bạn đổ nước từ từ, vừa đổ vừa nhào để bột không bị nhão.
– Vo bột bọc bên ngoài nhân thật khít, tránh để khí lọt vào. Nếu bọc không khít, khi đun, chiếc bánh dễ bị vỡ.
Những ai không nên ăn bánh trôi
Mặc dù là món ăn truyền thống nhưng vào ngày Tết Hàn thực, một số người tuyệt đối không được ăn bánh trôi vì có thể gây huy hiểm đến sức khỏe.
Dưới đây là một số nhóm người không nên ăn bánh trôi:
Người bị tiểu đường: Do nhân bánh trôi chứa đường, chứa nhiều chất ngọt nên những người bị tiểu đường không nên ăn món này để tránh chỉ số đường trong máu vượt ngưỡng quá cao.
Người béo phì: Người thừa cân, béo phì cần hạn chế tinh bột. Nhưng bánh trôi lại làm hoàn toàn bằng bột gạo nên đây cũng là món ăn không dành cho người béo phì.
Người bị tim mạch, dạ dày: Nế ăn quá nhiều bánh trôi có thể làm tăng gánh nặng cho việc lưu thông máu khiến tim mệt hay thậm chí là nhồi máu cơ tim. Bánh trôi còn thúc đẩy bài tiết acid dạ dày làm cho bệnh tình của bệnh nhân bị đau dạ dày thêm trầm trọng.
Người có hệ tiêu hóa kém: Bánh trôi làm chủ yếu từ bột nếp, nếu ăn nhiều có thể gây nóng, đầy bụng, ợ hơi, không phù hợp với người có hệ tiêu hóa kém.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh trôi nước cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 02/2023, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!
Rate this post