6 Bản thuyết minh sản phẩm sáng tạo 2023 mới nhất – Bản thuyết minh sản phẩm KHKT

6 Bản thuyết minh sản phẩm sáng tạo 2023 mới nhất

Bản thuyết minh sản phẩm sáng tạo trong cuộc thi Khoa học kĩ thuật cho thiếu niên nhi đồng được Hoatieu.vn sưu tầm và đăng tải trong bài viết này, mời các bạn tham khảo. Bản thuyết minh sản phẩm sáng tạo đưa ra những thông tin chung về sản phẩm dự thi.

Dưới đây là các bài thuyết trình sáng tạo khoa học kỹ thuật, bài 1, 2, 3, 4 Hoatieu chia sẻ là các bài mẫu có sản phẩm cụ thể để các bạn tham khảo. Hai mẫu 5, 6 là bản thuyết trình sáng tạo khoa học kỹ thuật theo dạng form để các bạn điền thông tin sản phẩm, mô hình của mình vào.

1. Bài thuyết trình sáng tạo khoa học kỹ thuật nhi đồng

MẪU THUYẾT MINH CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TỈNH …. NĂM 2022 – 2023

Kính gửi: Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng

1. Tên: Mô hình sản phẩm, hộp nhạc dành cho trẻ em

2. Chủ đề: Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em

3. Ý tưởng sáng tạo: Tạo ra đồ chơi tái chế, thân thiện với môi trường

4. Nguyên vật liệu chế tạo:

Để làm được mô hình hộp nhạc, bước đầu ta phải chuẩn bị một số dụng cụ như (đĩa CD, khúc gỗ, một bộ dây cót nhạc, một chiếc hộp hình chữ nhật, giấy trang trí, kéo, băng dính, keo…)

5. Mô tả chi tiết quá trình tạo ra mô hình, sản phẩm:

Bước đầu, ta lấy năm đĩa CD, rồi dung keo con voi dính chặt lại theo hình bông hoa năm cánh

Bước tiếp theo, lấy thìa que kem bằng gỗ, rồi cắt lấy đầu của thìa kem (bốn đầu thìa kem ). Dùng một khúc gỗ nhỏ, rồi lấy đầu của những thìa kem, dính chặt vào mặt trên của khúc gỗ ta được hình bông hoa bốn cánh.

Bước tiếp theo, ta dùng keo con voi dính trọng tâm của năm chiếc đĩa hình cánh hoa lại với mặt trên của bốn đầu thìa kem hình bông hoa bốn cánh.

Bước tiếp, ta lấy một chiếc hộp hình chữ nhật, đục một lỗ nhỏ trên mặt đáy, đặt một bộ dây cót nhạc vào bên trong, sao cho 1 thanh sắt nhỏ gắn với bộ dây cót bên trong hộp thò lên qua cái lỗ đục trên chiếc hộp.

Bước cuối, gắn phần thò lên khỏi chiếc hộp với phần dưới của khúc gỗ chứa hình bông hoa bốn cánh lên mặt trên, và dung giấy trang trí chiếc hộp cho thật đẹp, thế là ta đã có hộp nhạc đồ chơi hoàn chỉnh.

6. Cách sử dụng vận hành.

Ta chỉ cần dung tay kéo chiếc đĩa hình cánh hoa theo chiều kim đồng hồ một, hai vòng rồi thả ra, hộp sẽ hoạt động bằng cách phát ra âm thanh rung động từ bộ dây cót trong hộp.

7. Giá trị mô hình sản phẩm.

– Tính mới: Thay thế cho các vật liệu bằng kim loại

– Tính sáng tạo: Dùng những vật liệu đơn giản, dễ tìm, thân thiện với môi trường

– Khả năng áp dụng: Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng, bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống

………, ngày …. tháng ….. năm 2023

Tác giả, đại diện nhóm tác giả

(Ký, ghi rõ họ tên)

2. Bài thuyết minh mô hình tham dự Cuộc thi sáng tạo

Thuyết minh sản phẩm khoa học kỹ thuật Thuyết minh sản phẩm khoa học kỹ thuật

Bài thuyết trình mô hình sản phẩm tham dự cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng: Sản phẩm dự thi: Mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

“Thuyết minh các mô hình/sản phẩm tham dự Cuộc thi sáng tạo Thanh,

thiếu niên và Nhi đồng tỉnh ……………”

Tên giải pháp dự thi: Mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Lĩnh vực: Đồ dùng học tập, sản phẩm thân thiện với môi trường.

1. Ý tưởng sáng tạo

Hiện tại:

Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái đất cơ mà. Sao chúng ta lại phải lo thiếu nước? Nhưng các bạn có biết rằng 3/4 hay 75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà chúng ta không thể sử dụng được cho những mục đích hàng ngày được. Đó là chưa kể đến 99.7% trong số 3% nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng đá và tuyết. Vậy chỉ còn 0.3% trong tổng số 3/4 kia là nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt cho mình. Quá ít phải không nào?

Mặc dù lượng nước ngọt ít là vậy nhưng hàng ngày chúng ta vẫn đang luôn làm cho nó ít hơn bằng sự vô tâm trong cách sử dụng nước một cách hoang phí và làm ô nhiễm nguồn nước.

Hiện nay công nghiệp phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý một cách bài bản thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi. Báo chí đã phanh phui rất nhiều những doanh nghiệp vì không muốn bỏ ra một số tiền lớn xử lý nước thải đã cố tình che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra tự nhiên. Điều này sẽ dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước xung quanh và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh đó.

Tương lai…

Theo như dự đoán của những nhà phân tích thì trong tương lai nước sạch sẽ là một nguồn tài nguyên quý hiếm không khác gì dầu mỏ ở những thập kỷ trước và thậm trí nước còn có tầm quan trọng hơn rất nhiều. Dầu mỏ có thể được thay thế bằng khí đốt và những nguồn nhiên liệu khác. Nhưng nước thì không. Sẽ không khó tưởng tượng ra viễn cảnh xung đột giữa những quốc gia xung quanh việc chiếm hữu nguồn nước sinh hoạt.

2. Cấu tạo, quy trình vận hành mô hình/sản phẩm

2.1 Cấu tạo

Mô hình của chúng em được cấu tạo như sau:

  • Phần núi, bề mặt trái đất, hồ, sông, biển, hạt mưa được làm từ xốp.
  • Mặt trời được làm từ giấy bìa màu.
  • Đám mây được làm từ các sợi bông, bìa carton.
  • Ngoài ra còn có các chất liệu khác như: màu vẽ, tre, que kem, giấy màu, keo gián.

2.2 Quy trình vận hành

Vòng tuần hoàn của nước chính là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trên bầu khí quyển của Trái Đất. Nước được chuyển hóa từ thể này sang thể khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Mặt trời làm nóng nước từ các đại dương, hồ, sông sau đó nước biến thành hơi nước qua quá trình bốc hơi. Thực vật cũng bị mất nước ở dạng hơi nước từ lá của chúng vào không khí do quá trình thoát hơi nước. Khi hơi nước bay lên không trung gặp khí lạnh tạo thành các hạt nước nhỏ, cùng với hàng tỉ các hạt nước nhỏ khác tạo thành các đám mây. Và những hạt nước nhỏ ấy kết hợp với bụi, kim loại nặng, chất bẩn trong không khí nếu chúng rơi xuống mặt đất sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Nên những đám mây nhân tạo ở phía trên sẽ làm nhiệm vụ hút, lọc những chất bẩn đó và trực tiếp loại bỏ các chất làm ô nhiễm môi trường không khí sau đó chỉ còn những hạt mưa ít chất bẩn rơi xuống đất. Quá trình này được gọi là quá trình ngưng tụ. Khi những đám mây trở nên nặng và không thể giữ được những hạt nước chúng sẽ rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa, mưa đá hoặc tuyết. Quá trình này được gọi là sự kết tủa. Một số lượng nước rơi xuống ngấm vào lòng đất tạo thành các mạch nước ngầm mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Số lượng nước còn lại rơi xuống hồ, sông và biển. Sau đó mặt trời lại tiếp tục làm nóng lượng nước này một lần nữa. Sự luân chuyển này được gọi là vòng tuần hoàn nước.

3. Bài thuyết minh sản phẩm khoa học kỹ thuật

Bài thuyết trình mô hình sản phẩm tham dự cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng: Sản phẩm dự thi: Tháp chuông, hộp nhạc dành cho trẻ em và đồng hồ cát làm từ phế liệu.

THUYẾT TRÌNH MÔ HÌNH SẢN PHẨM
CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG​​​​​​

Kính thưa Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng Trường Tiểu Học…………
Kính thưa BGK cùng toàn thể các em học sinh.

Tôi xin thay mặt cho Nhi đồng lớp ……., thuyết trình mô hình sản phẩm sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng.

I. Sản phẩm 1:

1. Tên gọi mô hình sản phẩm: Tháp chuông, hộp nhạc dành cho trẻ em.

2. Ý tưởng sáng tạo: Tạo ra đồ chơi tái chế, thân thiện với môi trường.

3. Nguyên vật liệu chế tạo: Để làm được mô hình tháp chuông, hộp nhạc bước đầu ta phải chuẩn bị một số dụng cụ như (gỗ, một bộ dây cót nhạc, thanh sắt, bút màu trang trí, băng dính, keo…)

4. Cách sử dụng vận hành:

– Ta chỉ cần dùng tay kéo tấm gỗ hình cánh hoa theo chiều kim đồng hồ một, hai vòng rồi thả ra, hộp sẽ hoạt động bằng cách phát ra âm thanh rung động từ bộ dây cót trong hộp.

– Hộp phía bên trái, các em có thể để bút (hộp bút).

5. Giá trị mô hình sản phẩm:

– Tính mới: Thay thế cho các vật liệu bằng kim loại.

– Tính sáng tạo: Dùng những vật liệu đơn giản, dễ tìm, thân thiện với môi trường.

– Khả năng áp dụng: Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng, bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống.

II. Sản phẩm 2:

1. Tên gọi mô hình sản phẩm: Đồng hồ cát

2. Ý tưởng sáng tạo: Tạo ra đồ chơi tái chế, thân thiện với môi trường

3. Nguyên vật liệu chế tạo: Để làm được mô hình Đồng hồ cát bước đầu ta phải chuẩn bị một số dụng cụ như (gỗ, 2 chiếc lọ thủy tinh hay nhựa, cát, băng dính, keo…)

4. Cách sử dụng vận hành

– Ta chỉ cần dùng tay đảo ngược chiếc lọ thì cát ở phần trên sẽ chảy từ từ xuống phần dưới theo 1 thời gian nào đó (với đồng hồ này thì thời gian là 20 giây).

– Hộp phía bên phải, các em có thể để bút (hộp bút).

5. Giá trị mô hình sản phẩm:

– Tính mới: Thay thế cho các vật liệu bằng kim loại

– Tính sáng tạo: Dùng những vật liệu đơn giản, dễ tìm, thân thiện với môi trường.

– Khả năng áp dụng: Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng , bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, đồng hồ cát còn tượng trưng cho thời gian trong cuộc đời mỗi con người, phần trên là tương lai, bên dưới là quá khứ, mỗi hạt cát rơi là mỗi giây phút trôi qua. Vì vậy, bạn cần trân trọng và sống sao cho cuộc đời mình thật ý nghĩa.

Chế một chiếc đồng hồ cát để trên bàn làm việc hay bàn học hoặc nơi bạn thường xuyên ngồi để chiêm ngưỡng và luôn trân trọng cuộc đời là một điều thật tuyệt vời.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc, kính chúc Ban tổ chức, BGK sức khỏe. Chúc hội thi thành công tốt đẹp!

4. Bản thuyết minh giải pháp dự thi cuộc thi sáng tạo trẻ

BẢN THUYẾT MINH
GIẢI PHÁP DỰ THI CUỘC THI SÁNG TẠO TRẺ HUYỆN ………….

——————————————

1. Tên giải pháp dự thi: Mây tre cùng em đến trường

Sản phẩm dự thi: Chiếc cặp của em

2. Ngày tạo ra giải pháp:……………..

Mô tả ngắn gọn giải pháp kỹ thuật đã biết:

Vận dụng kỹ thuật đan lát được học từ các thế hệ đi trước:

+ Kỹ thuật đan nong mốt

+ Kỹ thuật tạo hình

3. Mô tả giải pháp dự thi, thuyết minh tính mới của giải pháp: Với những kỹ thuật đó thì chúng em đã tiến hành

Giải pháp dự thi: một chiếc cặp đựng sách vở, đồ dùng học tập có dạng hình hộp chữ nhật

Sản phẩm hoàn thiện: chiếc cặp hình hộp chữ nhật

+ Chiều dài: 25cm

+ Chiều rộng: 6cm

+ Chiều cao: 23cm

+ Nắp cặp 27cm x 17cm

+ Dây đeo: 90cm

Tính mới của giải pháp: Thông thường, cặp xách được làm từ các loại vải, nhựa tái chế,… . Bây giờ, chúng em đã thay thế chúng bằng một nguyên liệu mới, sẵn có ở địa phương là mây (cũng có thể dùng dang, song,…)

4. Thuyết minh về khả năng áp dụng của giải pháp dự thi:

Chiếc cặp là một đồ dùng rất quan trọng đối với mỗi học sinh khi đến trường. Nó như một người bạn thân để san sẻ những khó khăn cùng với các em. Đặc biệt, sản phẩm của chúng em được làm từ mây, trọng lượng của nó nhẹ hơn và độ bền của nó cũng cao hơn so với một chiếc cặp bình thường. Mặt khác, mây là một loại cây phổ biến trên địa bàn huyện Đakrông nên chúng ta có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có này. Hơn nữa, người dân ở đây cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đan lát nên nếu giải pháp được phổ biến rộng rãi, em tin rằng sẽ có nhiều chiếc cặp hơn nữa đồng hành cùng các em đến trường. Ngoài ra, sản phẩm này có thể được áp dụng thường xuyên, hiệu quả cho học sinh ở những nơi có nguyên liệu là mây, dang, song,…

5. Thuyết minh về lợi ích kinh tế – xã hội của giải pháp dự thi:

Thực tế ở địa phương chúng em, mỗi hộ gia đình có rất nhiều con em trong độ tuổi đến trường, thậm chí, có nhà có 5 đến 7 bạn. Vì thế, việc trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cho các con là một việc rất khó thực hiện. Với sản phẩm của chúng em hi vọng sẽ giải được bài toán khó khăn này. Từ nay, các em đến trường không phải lo đến chuyện cặp xách nữa. Hơn nữa, Đakrông là một huyện nghèo, người dân lại chưa chú trọng đến việc phát triển kinh tế cho gia đình, nếu có chăng nữa thì cũng không biết làm như thế nào và bắt đầu từ đâu. Đây là cơ hội tạo công ăn việc làm cho những người có kinh nghiệm đan lát muốn kiếm tiền. Sản phẩm ra đời không chỉ giúp tiết kiệm chi phí học tập mà còn đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình

6. Toàn văn giải pháp:

Vào ngày 20 tháng 5 năm 2013, trường chúng em phát động cuộc thi “Sáng tạo trẻ huyện Đakrông” lần thứ nhất năm 2013 nhằm khơi dậy và phát huy phẩm chất, tiềm năng sáng tạo, tinh thần xung kích của thanh thiếu niên nhi đồng trong thi đua học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt. Và cũng để tạo điều kiện, môi trường cho thanh thiếu niên, nhi đồng phát huy năng lực, tư duy sáng tạo góp phần phát triển kinh tế xã hội và đào tạo nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao.

Hòa chung trong không khí sáng tạo sôi nổi của cuộc thi, chúng em cũng muốn thử sức cùng cuộc thi với ý tưởng mà em đã ấp ủ từ lâu.

Đakrông là một huyện miền núi với điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Chứng kiến cảnh các bạn học sinh đến trường với những quyển sách, quyển vở trên tay mà không có tiền mua cặp xách, đặc biệt là các em học sinh tiểu học còn rất nhỏ, sách thì nhiều mà tay em lại bé, ôm không xuể; em đã có ước muốn là làm sao có thể giúp cho các em có được một cái cặp để đi học. Thật may mắn, tình cờ em nhìn thấy bà cụ đang ngồi đan một cái gùi, mà người dân bản gọi là A Chói – dùng để gùi đồ, thế là em suy nghĩ ngay đến việc dùng các loại nguyên liệu này để làm chiếc cặp đi học. Và cuộc hành trình sáng tạo bắt đầu.

Đầu tiên, chúng em đã tiến hành chuẩn bị nguyên liệu là 2,5kg mây; 2,5m dây đồng; 2,5m dây cước, nút khóa và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bạn trong nhóm: Bạn Văn Thị Quỳnh, bạn Hồ Thị Phương đi tìm mây, vót mây; còn em chuẩn bị dây cước, dây đồng, nút khóa. Đối với chúng em, việc tìm mây, vót mây là công việc tương đối khó khăn vì phải tìm đúng loại mây thích hợp có độ dẻo dai, bền chắc vừa đủ. Sau khi tìm được mây, chúng em tiến hành chẻ mây và vót thành sợi mảnh dưới sự hướng dẫn của ông Hồ Văn Số. Như vậy phần chuẩn bị coi như tạm ổn.

Và lúc này là công việc chính: Đan chiếc cặp.

Với những sợi mây mảnh đã vót chúng em tiến hành đan và tạo hình. Bắt đầu với việc đan phần đáy cặp, những sợi mây dài được uốn lên tạo các nếp gấp vuông góc với đáy và tiếp tục đan dần lên xung quanh như vậy cho đến khoảng 23cm và cố định phần trước. Phần lưng cặp thì chúng em tiếp tục kéo dài lên và làm thành nắp chiếc cặp. Hai bên hông chiếc cặp thì chúng em đan chéo lên để làm thành quai đeo. Trong quá trình làm chúng em đã sử dụng dây cước để trang trí cho sản phẩm thêm đẹp mắt, dây đồng để cố định các mũi đan ở xung quanh và làm móc khóa. Đến đây công việc làm chiếc cặp đã hoàn thiện.

Như vậy nhóm chúng em đã hoàn thành ý tưởng của mình. Với chiếc cặp được làm từ nguyên liệu chủ yếu là mây, các em nhỏ có thể dùng nó để đến trường khi gia đình không có tiền để mua. Mặt khác, với những tiềm năng sẵn có ở địa phương như: nguyên liệu phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm đan lát dày dặn, nên nếu có thể nhân rộng mô hình sáng tạo này thì nó sẽ mang lại lợi ích kinh tế vô cùng lớn cho bản thân và gia đình chúng ta.

Khi sử dụng chiếc cặp này vào mùa mưa, học sinh có thể dùng thêm túi ni-lon để đựng sách vở và khi bị ướt, các em có thể hong khô bên bếp lửa của nhà mình.

Nhóm tác giả

5. Bản thuyết trình sáng tạo khoa học kỹ thuật (Mẫu chung)

BẢN THUYẾT MINH GIẢI PHÁP
THAM DỰ CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG

I. Thông tin chung:

– Tên mô hình sản phẩm dự thi: ………………………..

– Tên tác giả:……………………………………………………

Các đồng tác giả gồm:

(1) …………………………………………….

(2) …………………………………………….

…………………………………………………

– Địa chỉ lớp, trường: …………………………………………

II. Thuyết minh giải pháp

1. Tính mới, tính sáng tạo, ý tưởng của người dự thi:

………………………………………………………………………..

2. Các vật liệu làm ra sản phẩm:

…………………………………………………………………………

3. Cách lắp đặt, lắp ráp, sử dụng, vận hành,… (nếu có):

…………………………………………………………………………

4. Hiệu quả – lợi ích của giải pháp

………………………………………………………………………..

5. Khả năng áp dụng, nhân rộng giải pháp

…………………………………………………………………………

(Phần thuyết minh là phần bắt buộc, cần ghi chi tiết, rõ ràng, minh họa hình ảnh/hình vẽ (nếu có) về mô hình sản phẩm dự thi).

Ngày …… tháng ….. năm………

Tác giả hoặc đại diện nhóm tác giả

6. Bài thuyết minh sản phẩm khoa học kỹ thuật (Mẫu chung)

Thuyết minh sáng tạo

BẢN THUYẾT MINH SẢN PHẨM KHKT

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên sản phẩm:………………………………………………

……………………………………………………………………….

2. Ngày tạo sản phẩm:……………………………………….

3. Thuộc lĩnh vực: …………………………………………….

4. Người dự thi: ………………………………………………..

5. Học sinh lớp……….. trường:………………………

6. CBGV hướng dẫn: …………………………………………

7. Số điện thoại: ……………, E-mail: ………………….

II. PHẦN TÓM TẮT NỘI DUNG SẢN PHẨM:

Tóm tắt những điểm chính yếu nhất của sản phẩm, bao gồm các nội dung sau:

  1. Vấn đề sản phẩm giải quyết được;
  2. Mô tả tóm tắt nội dung của sản phẩm, kết quả thử nghiệm;
  3. Hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường;
  4. Khả năng áp dụng;

III. PHẦN MÔ TẢ NỘI DUNG SẢN PHẨM:

Tên sản phẩm:

…………………………………………………………

Mục đích của sản phẩm dự thi: (Sản phẩm nhằm giải quyết được những vấn đề gì và đang đặt ra từ thực tế.)

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Giới thiệu sản phẩm dự thi

Ý tưởng của sản phẩm: (Dựa trên ý tưởng nào)………..

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Các nội dung chủ yếu: (Đây là phần chính của Bản thuyết minh , tác giả cần trình bày chi tiết về quy trình công nghệ, kết cấu, thiết bị, thành phần nguyên nhiên liệu … có bản vẽ, sơ đồ diễn giải đính kèm).

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Các thông số, chỉ tiêu, tính năng kỹ thuật đạt được (nếu có).

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Đánh giá giải pháp

Tính mới và tính sáng tạo:

  • Điểm sáng tạo: (trình bày những điểm sáng tạo của sản phẩm)

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

  • Đánh giá: (đánh dấu vào những ô thích hợp hoặc viết riêng)

□ Lần đầu tiên thực hiện trong nước.

□ Đang có tính mới trong nước.

□ Đã được cấp Bằng độc quyền Sáng chế hoặc Giải pháp hữu ích.

□ Được thiết kế mô phỏng theo công nghệ nước ngoài đã nhập vào Việt Nam.

□ Có tính sáng tạo về công nghệ.

□ Có tính sáng tạo trong kết cấu.

(Có thể lý giải thêm về các mục đích đánh dấu trên đây hoặc điểm khác)

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Khả năng áp dụng:

  • Trình bày về khả năng áp dụng vào thực tiễn của sản phẩm: (Có thể áp dụng cho những đối tượng nào, ở địa phương nào …)

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

  • Đánh giá: (đánh dấu vào những ô thích hợp hoặc viết riêng)

□ Triển khai được ngay so với trình độ kỹ thuật và thị trường vật tư trong nước hiện nay.

□ Cần thêm một số chủng loại vật tư không thông dụng (Có thể nêu rõ thêm bên dưới)

□ Cần có thêm một số điều kiện kỹ thuật khác (Có thể nêu rõ thêm bên dưới)

□ Có tính áp dụng đơn chiếc.

□ Có tính áp dụng trong sản xuất loại nhỏ hoặc theo thời vụ.

□ Có tính áp dụng ở quy mô công nghiệp.

□ Có khả năng áp dụng đại trà.

Có thể lý giải thêm:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Hiệu quả:

* Kỹ thuật: (So sánh các chỉ tiêu, thông số, kết cấu, tính linh hoạt, hiệu quả của giải pháp mang lại … so với các giải pháp đã biết trước đây)

………………………………………………………….

………………………………………………………….

………………………………………………………….

* Kinh tế: (Hiệu quả kinh tế thiết thực do giải pháp mang lại)

………………………………………………………….

…………………………………………………………

* Xã hội: (Các tác động tích cực về mặt xã hội do giải pháp mang lại: các tác động môi trường, điều kiện lao động, uy tín sản phẩm, mỹ quan công nghiệp, mỹ quan xã hội …)

………………………………………………………..

…………………………………………………………

Mức độ triển khai: (đánh dấu vào những ô thích hợp hoặc viết riêng)

□ Nội dung thiết kế đã có đủ các thông số kỹ thuật và khả thi.

□ Đã thử nghiệm thành công (có phụ lục, tài liệu minh chứng đính kèm) từ ngày …. tháng …. năm ……

□ Đã ứng dụng trong sản xuất ở quy mô nhỏ ngày …. tháng …. năm ……

□ Đã ứng dụng và sản xuất ổn định, đại trà từ ngày … tháng … năm ……

(Lý giải thêm):

……………………………………………………………

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Phụ lục minh hoạ: (Đánh dấu vào các ô thích hợp hoặc viết riêng)

□ Bằng độc quyền Sáng chế, Giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.

□ Phiếu chứng nhận, kiểm nghiệm chất lượng hoặc độc tố.

□ Bản vẽ, sơ đồ.

□ Mô hình, vật mẫu.

□ Các kết quả đo, khảo sát thử nghịêm (có dấu xác nhận của cơ quan thử nghiệm, đo lường)

□ Bản nhận xét của các chuyên gia trong ngành.

□ Bản nhận xét của các chuyên gia trong các ngành chức năng lên quan.

□ Hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc hoá đơn bán (nếu có).

Phụ lục hay lý giải khác:

…………………………………………………………….

……………………………………………………………..

………………………………………………………………

Các thuyết minh khác:

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

…………………….Ngày … tháng … năm 20…

Tác giả

(hoặc đại diện tác giả)

7. Hướng dẫn viết bản thuyết minh mô tả mô hình, sản phẩm dự thi

Sau khi đã làm xong mô hình, sản phẩm sáng tạo dự thi các cuộc thi khoa học kĩ thuật thì một bản thuyết minh sản phẩm hay là điều không thể thiếu nếu muốn gây tượng ấn tượng với ban giám khảo và được cộng điểm vào bài thi của mình. Bản thuyết minh này không chỉ là bản giới thiệu mô hình, trình bày cách làm sản phẩm, lý giải nguyên lý hoạt động của sản phẩm mà còn là lúc để bạn nói lên được ý nghĩa và tác dụng của sản phẩm đem lại. Dưới đây là cách viết bản thuyết minh mô tả mô hình, sản phẩm dự thi trong các cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật sao cho chuẩn nhất, mời các bạn tham khảo.

1. Tên mô hình, sản phẩm

Tên giải pháp phải, đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng và thống nhất với tên ghi trong phiếu dự thi.

2. Lĩnh vực dự thi

(Chỉ ghi 1 lĩnh vực trong 5 lĩnh vực dự thi đúng với thể lệ)

3. Ý tưởng của người dự thi

Xuất phát từ đâu tác giả có ý tưởng để làm mô hình, sản phẩm dự thi

4. Trình bày tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm

Nếu mô hình sản phẩm dự thi hoàn toàn mới chưa có trên thị trường, thì mô tả toàn bộ tính mới của sản phẩm đó.

Nếu sản phẩm đã có trên thị trường, mà tác giả kế thừa và phát triển nó, thì nếu các điểm mới, điểm sáng tạo của sản phẩm so với sản phẩm đã có trước đây;

5. Các nguyên vật liệu làm ra mô hình, sản phẩm

Tác giả nêu rỏ tên nguyên vật liệu làm ra sản phẩm và giá thành của sản phẩm

6. Cách lắp ráp, lắp đặt sản phẩm

Tác giả vẻ sơ đồ lắp ráp kèm theo thuyết minh

7. Nguyên tắc hoạt động, vận hành của các mô hình, sản phẩm dự thi

Tác giả cần nêu rỏ các nguyên tắc hoạt động và công đoạn vận hành của mô hình sản phẩm.

8. Khả năng áp dụng của sản phẩm

– Sản phẩm, mô hình đã được ứng dụng có hiệu quả vào thực tế (nêu rõ địa điểm, thời gian được ứng dụng).

9. Hiệu quả đạt được của sản phẩm

– Sản phẩm đã giúp tác giả giải quyết những vấn đề gì trong sản xuất học tập và sinh hoạt

– Các chứng nhận, giải thưởng về sản phẩm từ các cuộc thi, triển lãm khác (nếu có).

10. Quy cách văn bản

– Bản thuyết minh đánh máy trình bày trên khổ giấy A4, nội dung không quá 20 trang;

– Dùng kiểu chữ (Font) Times New Roman, cỡ chữ (size) 13 hoặc 14, dãn dòng (line spacing) 1,3;

– Lề trên: 2 cm; lề dưới: 2 cm; lề trái: 3,5 cm; lề phải: 2 cm;

– Số trang đánh ở giữa, bên dưới;

– Nếu có hình hoặc bảng nằm ngang, đầu bảng/hình nằm về phía lề trái có đánh số thứ tự.

11. Quy cách trình bày bản thuyết minh – đóng thành quyển theo thứ tự sau

– Trang bìa: ghi tên giải pháp (ghi giống phiếu đăng ký dự thi)

– Thuyết minh sản phẩm;

– Lưu ý trong bản thuyết minh không ghi thông tin cá nhân bao gồm: tên tác giả, tên lớp, tên trường, địa chỉ cư trú,…

Trên đây là các mẫu bài thuyết trình về sản phẩm khoa học kỹ thuật mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.