6 Bác sĩ khám và điều trị bệnh Hô hấp trẻ em giỏi

bệnh hô hấp ở trẻKhi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh hô hấp, bố mẹ nên đưa bé đi khám sớm tránh bệnh diễn biến nặng thêm – Ảnh minh họa

Bệnh liên quan đến đường hô hấp khá phổ biến ở nước ta, nhất là đối với miền Bắc có khí hậu đủ 4 mùa, mỗi thời điểm chuyển mùa là bệnh lý về hô hấp có điều kiện phát triển. Đặc biệt trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả.

Theo thống kê, bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ 30-55% bệnh lý trẻ em. Trung bình trẻ em dưới 5 tuổi mắc 3-10 đợt mỗi năm. Phần lớn bệnh hô hấp tự khỏi, khoảng 25% sẽ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi.

Trẻ dễ mắc những bệnh hô hấp nào

  • Viêm mũi dị ứng: triệu chứng chính là chảy nước mũi trong và nhiều, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi nhiều, có thể kèm theo ngứa mắt.
  • Viêm mũi họng: tuổi dễ bị nhất là 3-6 tuổi.
  • Viêm họng: xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở lứa tuổi đi học, 3-15 tuổi, ít khi gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.
  • Viêm amiđan cấp: Sốt, ho, đau họng, khó nuốt, Amiđan sưng đỏ, có mủ.
  • Viêm VA: thường ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn.
  • Viêm thanh khí phế quản cấp: là tình trạng viêm phù nề cấp vùng hạ thanh môn. Bệnh nhân có thể có các dấu hiệu tắc nghẽn đường thở hoặc có nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn đường thở nặng như lơ mơ, tím tái, vẻ mệt và kiệt sức, co lõm ngực nặng.
  • Viêm phổi: là bệnh lý viêm của phổi do tác nhân nhiễm trùng.
  • Viêm tiểu phế quản.
  • Hen suyễn.

Vì sao nên đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu bệnh hô hấp

Tuy nhiều bệnh hô hấp có thể khỏi sau một thời gian ngắn, nhưng các bố mẹ không được chủ quan, lơ là khi trẻ bị bệnh. Vì bệnh hô hấp cũng có thể dẫn đến các biến chứng tại chỗ như: áp xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amiđan, áp xe thành họng ở trẻ nhỏ. Một số biến chứng gần như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi.

6 Bác sĩ khám và điều trị bệnh Hô hấp trẻ em giỏi

Các bố, các mẹ có thể tham khảo danh sách 6 bác sĩ, chuyên gia về hô hấp nhi dưới đây để biết thêm thông tin về các bác sĩ giỏi, cũng như nắm được cách để giúp bé khám được với những bác sĩ đó.

1. PGS. TS Đào Minh Tuấn

Đơn vị công tác:

  • Trưởng khoa Hô hấp – Bệnh viện Nhi Trung ương (từ 1996 đến nay)
  • Trưởng khoa Quốc tế – Bệnh viện Nhi Trung ương

Chuyên môn:

  • Tốt nghiệp đại học y Hà Nội năm 1982
  • Từng học tập và tu nghiệp về Nhi khoa tại Pháp, Úc, Hàn Quốc, Thụy Sĩ,
  • PGS Đào Minh Tuấn đã có hơn 50 đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực nhi khoa như: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, căn nguyên viêm phế quản phổi tái nhiễm trẻ em qua nội soi phế quản…

Hiện nay, bác có lịch khám ngoài giờ tại phòng khám riêng của bác tại 155B Đội Cấn, từ 17h30-21h các ngày trong tuần. Phụ huynh nên liên hệ trước khi đến, tránh trường hợp bác sĩ không khám do lịch trình đột xuất.

2. Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc

  • Nguyên Trưởng khoa Hô hấp Nhi – Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương

Bác sĩ tham gia tư vấn trên nhiều diễn đàn sức khỏe, nhiều trang báo như: Vào hè, bệnh nhi tăng cao (báo sức khỏe),Trẻ em mắc bệnh do virus tăng vọt (báo tuổi trẻ),Quá tải bệnh nhi viêm đường hô hấp (báo người lao động),Phòng bệnh cho trẻ thời điểm giao mùa (VTV),Cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa thu (báo tiền phong)…

Hiện bác sĩ Nguyễn Văn Lộc đã về hưu và chỉ thăm khám cho trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp tại Phòng khám riêng của bác tại số 69/19 Lạc Trung, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Phòng khám của bác khám và điều trị các bệnh lý về nội khoa, đặc biệt là các bệnh lý về hô hấp cho trẻ từ 0 – dưới 15 tuổi. Nếu đưa bé đến khám, bố mẹ nên liên hệ trước để hỏi thời gian chính xác của bác.

3. Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Nguyệt

  • Bác sĩ Chuyên khoa Nhi cấp II
  • Nguyên Phó khoa Hô hấp – Bệnh viện Nhi Trung ương

Có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các vấn đề về hô hấp và các bệnh thường gặp của Nhi khoa tại Bệnh viện tuyến cuối chuyên ngành Nhi, với các thế mạnh:

  • Viêm mũi, họng, VA, viêm xoang, ho, sổ – nghẹt mũi ở trẻ em
  • Viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi, ngạt mũi, hắt hơi nhiều lần)

Hiện nay, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Nguyệt có lịch khám tại chuyên khoa Nhi – Phòng khám Vietlife – số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

4. TS.BS Phạm Thị Kim Thanh

  • Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương (1983 – 2005)
  • Đề tài “Lao trẻ em và các biện pháp phòng chống”, đề tài cấp Nhà nước 
  • Khoảng 25 để tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (1985 – 2005)

Hiện tại, bác sĩ Phạm Thị Kim Thanh đã nghỉ công tác tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Ngoài ra, bác sĩ có lịch khám tại Phòng khám tư trên đường Đê Lê Thành, người bệnh có thể đăng ký khám tại đây. 

5. PGS. TS Nguyễn Thị Xuân Tú

  • Bác sĩ Nội trú Nhi tại Đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ nội trú Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Hautepierre, Strasbourg, Cộng hòa Pháp
  • Nguyên Giảng viên chuyên khoa Nhi – Đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ khoa Nhi, Khoa hô hấp, Khoa Sơ sinh Bệnh viện Xanh Pôn
  • Bác sĩ Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, Việt Nam (1997-2011)
  • Bác sĩ Nhi khoa – Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (từ 11/2011 đến nay)

Với trẻ nhỏ có triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp – mạn tính, viêm phổi, hen phế quản… muốn được bác sĩ thăm khám và chữa trị có thể đến Khoa Nhi – Bệnh viện Việt Pháp – Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

6. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu An

  • Bác sĩ Chuyên khoa Nhi cấp II
  • Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Thanh Nhàn
  • Bác sĩ đã có 35 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa

Bác sĩ An đã tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và nhận chứng chỉ về “Cấp cứu Nhi khoa”, “Hô hấp nhi khoa”, “Hen nhi khoa” do Bệnh viện Nhi Trung ương cấp. Bác sĩ An đã tham gia vào nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về Bệnh Thấp tim, Sốt xuất huyết dengue”, “Bệnh hô hấp”, “Bệnh tiêu chảy cấp” tại Bệnh viện Thanh Nhàn.

Hiện nay, bác sĩ An có lịch khám tại khoa Nhi – Bệnh viện Vinmec – số 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, các bố các mẹ có thể liên hệ trước và đưa bé đến khám.