53 Câu đối tết chữ hán hay ý nghĩa may mắn cho năm 2018

Tết Nguyên đán của Trung Quốc còn được gọi là Lễ hội mùa xuân, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong năm. Vào dịp này, người Trung Quốc thường có nhiều hoạt động đặc sắc để đón tết. 

Dán câu đối đỏ

Trước Tết Nguyên đán, gần như mọi gia đình ở Trung Quốc đều dán hai câu đối được viết trên giấy màu đỏ dán trước cửa nhà. Phong tục này xuất phát từ trước thời nhà Tống (960 – 1279). Ngày nay, câu đối có thể được dán trên bức tường chính ở trong nhà.

 

cach don tet cua nguoi trung quoc

Phong tục được duy trì từ lâu ở Trung Quốc mỗi dịp Tết Nguyên đán (Ảnh: Vox).

 

Dọn dẹp nhà cửa

Với mong muốn rũ bỏ những xui xẻo trong năm cũ, người Trung Quốc có truyền thống dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ tinh tươm đón tết. Những món đồ cũ được bỏ đi, bụi bẩn được lau dọn. Công việc thường được hoàn thành trước ngày 30 tết.

Ăn sủi cảo

Người Trung Quốc có truyền thống ăn sủi cảo vào dịp đầu năm mới và điều này có ý nghĩa tạm biệt năm cũ qua, chào năm mới – một mùa xuân mới tới. Món ăn này có nhân làm từ hỗn hợp thịt lợn băm và rau củ, được gói trong vỏ bánh làm bằng bột mỳ. Đôi khi người ta bỏ một đồng tiền xu vào chiếc bánh ngẫu nhiên. Nếu ai lấy trúng chiếc bánh có tiền xu thì coi như năm mới nhiều điều may mắn tốt lành.

Một số gia đình sẽ chuẩn bị thêm món cá hấp cho bữa ăn đầu năm. Trong tiếng Trung Quốc, chữ cá (鱼 -yú) có cùng cách phát âm như 余 , có nghĩa là “thặng dư” hoặc “thêm”. Vì vậy ăn cá cũng như năm mới thêm của cải dư thừa.

 

cach don tet cua nguoi trung quoc

Món ăn may mắn chào năm mới ở Trung Quốc (Ảnh: Chinesenewyear)

 

Xem chương trình chào xuân trên CCTV

Kể từ khi Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng Gala mừng năm mới lần đầu tiên vào năm 1983, đến nay, đây là một trong những chương trình được xem nhiều nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Do dân số lớn, chương trình này còn tự hào với lượng khán giả đông đảo hơn bất kỳ chương trình giải trí nào trên thế giới.

Gala gồm các màn biểu diễn hát, múa, trò chuyện với người nổi tiếng và các vở hài kịch… tất cả để khán giả cảm thấy hạnh phúc trong đêm giao thừa.

Chúc tết bạn bè, người thân

Những ngày đầu năm mới, người Trung Quốc sẽ đến chơi nhà bạn bè và người thân, thậm chí ở lại ăn cơm liên hoan. Họ cũng gửi cho nhau những lời chúc năm mới may mắn, an lành và nhiều điều tốt đẹp. Một số người cũng đi lễ chùa cầu bình an vào dịp này.

Tiền may mắn trong phong bao màu đỏ

Vào dịp Tết Nguyên đán, người lớn sẽ tặng trẻ nhỏ tiền may mắn trong phong bao màu đỏ, còn được gọi là “tiền mừng tuổi” – ý nghĩa rằng sức khỏe và hạnh phúc sẽ đến trong năm tới. Ngày nay, một số thanh niên cũng tặng tiền may mắn cho người già trong gia đình thay lời chúc sức khỏe và bình an.

 

cach don tet cua nguoi trung quoc

Em bé với phong bao màu đỏ. (Ảnh minh họa: Chinawhisper)

Vào dịp Tết Nguyên đán, ở Trung Quốc cũng diễn ra nhiều lễ hội văn hóa và ẩm thực đặc sắc để người dân và du khách tới chung vui.