50 hình ảnh khoa học công nghệ nổi bật năm 2015 (P2)
Máy gia tốc hạt lớn mạnh mẽ nhất thế giới Large Hadron Collider (LHC) đã chính thức hoạt động trở lại sau 2 năm tạm ngừng để nâng cấp. Lần trở lại này, máy đã “lợi hại gấp đôi” về mức năng lượng tạo ra khi cho các nguyên tử va chạm so với trước đây. Lần tái khởi động này đã có những tín hiệu khả quan bước đầu, không chỉ kiểm chứng những giả thuyết trước đây mà còn hứa hẹn sẽ phát hiện ra thêm nhiều điều khác trong tương lai, bao gồm cả vật chất tối, lỗ đen,… vốn là những vấn đề đau đầu nhất trong vật lý hiện đại.
Bằng cách dựa trên kỹ thuật chụp ảnh schlieren do nhà vật lý học người Đức August Toepler phát minh ra vào năm 1864 (giúp ghi lại được những thay đổi trong thước đo khúc xạ của không khí), kết hợp với những công nghệ hiện đại của thế kỷ 21, NASA đã chụp được bức ảnh trong khoảnh khắc máy bay đang phá vỡ bức tường âm thanh.
Khó có thể tin được đây là một khung cảnh có thật ngoài tự nhiên. Nhiếp ảnh gia Alexander Heilner đã ghi lại được bức ảnh từ trên máy bay khi đang ngang qua khu vực mỏ Intrepid Potash, gần Moab, Utah. Và từ đây, chúng ta không quá khó đoán ra nguồn gốc của các màu sắc này – một nghệ thuật của hóa học.
Khi đang khảo sát các mẩu xương hóa thạch 75 triệu năm trước của một con khủng long, các nhà khoa học đã vô tình phát hiện ra bằng chứng đầu tiên về các tế bào máu của khủng long. Cụ thể, bên trong mảnh vỡ hóa thạch của móng một con khủng long, các nhà khoa học đã tìm thấy các tế bào giống hệt nhau về mặt hóa học so với tế bào máu của chim emu (được cho là có họ hàng gần gũi nhất của loài khủng long). Đồng thời, họ còn tìm thấy nhiều dấu vết của collagen với các axit amin được bảo quản đầy đủ,…Máy gia tốc hạt lớn mạnh mẽ nhất thế giới Large Hadron Collider (LHC) đã chính thức hoạt động trở lại sau 2 năm tạm ngừng để nâng cấp. Lần trở lại này, máy đã “lợi hại gấp đôi” về mức năng lượng tạo ra khi cho các nguyên tử va chạm so với trước đây. Lần tái khởi động này đã có những tín hiệu khả quan bước đầu, không chỉ kiểm chứng những giả thuyết trước đây mà còn hứa hẹn sẽ phát hiện ra thêm nhiều điều khác trong tương lai, bao gồm cả vật chất tối, lỗ đen,… vốn là những vấn đề đau đầu nhất trong vật lý hiện đại.Bằng cách dựa trên kỹ thuật chụp ảnh schlieren do nhà vật lý học người Đức August Toepler phát minh ra vào năm 1864 (giúp ghi lại được những thay đổi trong thước đo khúc xạ của không khí), kết hợp với những công nghệ hiện đại của thế kỷ 21, NASA đã chụp được bức ảnh trong khoảnh khắc máy bay đang phá vỡ bức tường âm thanh.Khó có thể tin được đây là một khung cảnh có thật ngoài tự nhiên. Nhiếp ảnh gia Alexander Heilner đã ghi lại được bức ảnh từ trên máy bay khi đang ngang qua khu vực mỏ Intrepid Potash, gần Moab, Utah. Và từ đây, chúng ta không quá khó đoán ra nguồn gốc của các màu sắc này – một nghệ thuật của hóa học.