5 tuyệt chiêu cao tay để xử đẹp kẻ tiểu nhân
Người quân tử khi thể hiện lòng bao dung, tha thứ về mặt nhân nghĩa nhiều quá, có lúc cũng sẽ bị tiểu nhân lợi dụng để hãm hại. Những người quá coi trọng nhân nghĩa, thường hay bỏ sót, tha tội cho kẻ tiểu nhân. Vì vậy, không nên lạm dụng nhân nghĩa để đối nhân xử thế, nhất là với kẻ xấu, kẻ thù đối nghịch. Đối với kẻ tiểu nhân đã phạm phải ác nghiệp tày trời, nên biết thu hẹp lại lòng từ bi, giảm bớt sự nhân nghĩa, vị tha. Lấy đức báo oán, vậy lấy gì để báo đức đây? Đối đãi với người quân tử thì từ lời phát ngôn đến cách hành xử phải đối dáp theo tinh thần quân tử, nghĩa hiệp. Nhưng đối phó với kẻ tiểu nhân thì phải dùng chính pháp để xử lý công minh. Chỉ cần trong tâm không hổ thẹn là được rồi.
Trong cuộc sống dù ở bất cứ nơi nào, chúng ta cũng có thể phải đối mặt với những kẻ tiểu nhân. Những kẻ này thường không từ bỏ mọi thủ đoạn để đạt được mục đích phần lớn là đen tối, ám muội. Do đó khi giao du với kẻ tiểu nhân không thể không thận trọng cảnh giác, nếu nhẹ thì bạn sẽ bị tổn thất lớn, còn nếu nặng thì sẽ mang họa diệt thân. Dưới đây là 5 cách người khôn ngoan nên đối phó với hạng tiểu nhân “bẩn tính”.
Trong cuộc sống dù ở bất cứ nơi nào, chúng ta cũng có thể phải đối mặt với những kẻ tiểu nhân. Những kẻ này thường không từ bỏ mọi thủ đoạn để đạt được mục đích phần lớn là đen tối, ám muội. Do đó khi giao du với kẻ tiểu nhân không thể không thận trọng cảnh giác, nếu nhẹ thì bạn sẽ bị tổn thất lớn, còn nếu nặng thì sẽ mang họa diệt thân. Dưới đây là 5 cách người khôn ngoan nên đối phó với hạng tiểu nhân “bẩn tính”. 1/ Không nên lạm dụng nhân nghĩa. Người quân tử khi thể hiện lòng bao dung, tha thứ về mặt nhân nghĩa nhiều quá, có lúc cũng sẽ bị tiểu nhân lợi dụng để hãm hại. Những người quá coi trọng nhân nghĩa, thường hay bỏ sót, tha tội cho kẻ tiểu nhân. Vì vậy, không nên lạm dụng nhân nghĩa để đối nhân xử thế, nhất là với kẻ xấu, kẻ thù đối nghịch. Đối với kẻ tiểu nhân đã phạm phải ác nghiệp tày trời, nên biết thu hẹp lại lòng từ bi, giảm bớt sự nhân nghĩa, vị tha. Lấy đức báo oán, vậy lấy gì để báo đức đây? Đối đãi với người quân tử thì từ lời phát ngôn đến cách hành xử phải đối dáp theo tinh thần quân tử, nghĩa hiệp. Nhưng đối phó với kẻ tiểu nhân thì phải dùng chính pháp để xử lý công minh. Chỉ cần trong tâm không hổ thẹn là được rồi.
Nội Dung Chính
2/ Trấn áp kẻ xấu.
Tiểu nhân sở dĩ được gọi là tiểu nhân vì họ biết rõ chuyện “mềm nắn rắn buông”, gặp kẻ cứng rắn hơn thì họ mới biết sợ. Do đó, khi đối đãi với tiểu nhân thì nhất định không được sợ mà phải dùng đạo lý để chống trả mạnh mẽ, cho họ thấy bạn không phải là kẻ dễ bắt nạt, bị uy hiếp dể dàng.
Tiểu nhân khác với kẻ ác, kẻ ác tự có kẻ ác trị, nhưng tiểu nhân gặp người mạnh hơn họ thì lập tức sẽ “co vòi” lại ngay.
3/ Tình cảm không cần bộc lộ hết, sự việc không nên phô bày hết, thuận theo thời vận biến đổi mà nắm thời cơ trị tội kẻ tiểu nhân.
Ở cùng với tiểu nhân, nếu không thể tránh được việc cùng làm chung, thì cần phải biết ẩn mình.
Không nên khinh suất bộc lộ ra quan điểm, cũng không nên nhẹ dạ nói với họ về các điểm tốt/xấu, mạnh/yếu của bản thân mình, cũng không bình phẩm về người khác với họ hoặc khi có mặt họ. Những lời vô tâm có thể trở thành vũ khí để cho họ lợi dụng để công kích, bắt lổi nặng nhẹ người đã nói ra.
Thuận theo tình thế luôn biến đổi, người giỏi biết ẩn mình đợi cho đến đúng thời cơ thích hợp để ra tay trị tội kẻ tiểu nhân.
4/ Giả sợ hãi mà thực là nhẫn nại, bề ngoài cung kính, bên trong e dè, cũng khiến kẻ tiểu nhân bị mê hoặc, chủ quan.
Làm người chính trực thì dù trong lòng có rực lửa cũng chớ nên biểu lộ ra ngoài. Trong lòng e dè họ, lại càng nên cung kính với họ, dẫu cho lòng dạ họ xấu tệ đến đâu đi nữa cũng sẽ bị mê hoặc, chủ quan mà không xuống tay hạ thủ với bạn.
Biết cách chế ngự tâm trạng mình, khiến cho họ không để ý đến bạn, cảm thấy bạn là người vô tích sự, dần dà sẽ lơ là cảnh giác. Đến lúc đó, quay giáo phản kích thì tốn ít sức mà dễ đạt đến thành công.
5/ Giao tiếp với tiểu nhân thì không nên nói lý lẽ trực ngôn, can gián điều sai thì phải giỏi biện luận, không chê trách là được rồi.
Tiểu nhân không hề coi trọng lý lẽ trái phải đúng sai và khi thảo luận nguyên tắc, các tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu đối với họ không có ý nghĩa gì hết.
Kẻ tiểu nhân thường hành xử theo nhận thức sơ đẳng, bản chất hẹp hòi và thế giới quan khác, với loại người này không thể dùng lời lẽ bình thường để thuyết phục được. Do đó, chớ nên đem sự thật ra mà nói chuyện đạo lý, mà chê trách này nọ, vì ngoài việc khiến cho họ hận ghét bạn không hề quên thì chẳng có tác dụng gì. Côn trùng mùa hè đâu có thể nói chuyện với băng tuyết được.
Tranh luận với tiểu nhân chỉ thêm lảng phí lời, cho nên tốt nhất là, đường lớn đến chân trời, mỗi người đi một bên, giống như kiểu “tránh voi chẳng xấu mặt nào”!!
Quảng cáo