5 phần mềm tạo Intro Video cực hay cho người mới bắt đầu

Intro là một phần quan trọng trong mỗi video. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp Intro khi xem các clip trên mạng xã hội dù chúng chỉ kéo dài vài giây ngắn. Vậy Intro thực chất là gì và có ý nghĩa như thế nào trong sản xuất Video? Có những phần mềm nào tạo intro video dễ dàng cho người mới bắt đầu? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

1. Intro video là gì?
Intro là cách viết gọn của introduction, có nghĩa là “sự giới thiệu”. Nhiệm vụ của nó được bộc lộ ngay từ tên gọi. Intro là phần mở đầu của mỗi video, thường kéo dài khoảng 5-30s với mục đích giới thiệu. Phần intro thường sẽ được chèn hình ảnh hoặc logo nhằm giới thiệu đơn vị sản xuất, tài trợ hoặc sơ lược nhất về nội dung của video. Trong qua phần intro video người xem sẽ định hình được khái quát những gì mình sắp xem. Ngoài ra phần Intro còn có tác dụng gây ấn tượng với xem, tạo sự nhận biết, giúp người xem ghi nhớ được kênh của bạn hay tên doanh nghiệp.

2. Sự quan trọng của phần Intro trong video
Trong hầu hết tất cả các video với nội dung truyền thông, quảng cáo thì phần Intro luôn đóng vai trò rất quan trọng. Đây chính là lúc bạn có thể tận dụng cơ hội để đưa logo, slogan, tên thương hiệu, hình ảnh đại diện của nhãn hàng xuất hiện một cách hợp lý nhất nhằm mục đích truyền tải thông điệp và quảng bá thương hiệu tới khách hàng. Ngay cả đối với những video không có nội dung quảng cáo trên Youtube hay Facebook thì phần intro cũng rất cần thiết. Bởi vì nó như một phần để người xem nhận ra bạn, ấn tượng với bạn trong vô vàn những người làm nội dung.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những giây đầu tiên trong video rất quan trọng, người xem sẽ thường chú ý đến những giây đầu tiên này để đưa ra quyết định có nên tiếp tục theo dõi video của bạn hay không. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên tận dụng tối đa những gì phần intro có thể mang lại để có thể dẫn dắt khán giả đi sâu hơn vào nội dung video bạn muốn truyền tải.

3. Cần lưu ý gì khi làm intro video?
Intro video có vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp và dẫn dắt người xem video. Vì thế để có thể tạo một intro chuyên nghiệp và thu hút người xem thì bạn không thể bỏ qua các lưu ý dưới đây:

  • Thời lượng

Mặc dù đoạn intro video quan trọng nhưng nó chỉ là tiền đề, nội dung chính của video chính mới là điều bạn muốn khán giả tập trung vào. Bởi vậy thời lượng của intro nên được giới hạn trong khoảng từ 5-30s. Intro video quá dài sẽ khiến người xem nôn nóng vì phải chờ đợi lâu mà không thấy nội dung chính. Vì thế khoảng thời gian trên là thích hợp để tạo cảm giác tự nhiên cho video mà không gây cảm giác khó chịu cho người xem, cũng vừa đủ để bạn có thể giới thiệu về thương hiệu, nội dung phía sau một cách ngắn gọn, gây ấn tượng với người xem.

 

  • Nhạc và hiệu ứng intro video

Ngoài thời lượng thì nhạc và hiệu ứng của intro video cũng là điều bạn cần lưu ý. Bạn cần gây ấn tượng qua đoạn nhạc nền ngắn nhưng đủ để người xem nhớ đến. Hiệu quả nhất là khi người xem chỉ cần nghe thoáng qua là có thể xác định được đây là video của bạn và nhớ đến thương hiệu và kênh của bạn ngay lập tức.
Có nhiều quan điểm rằng logo sẽ là điều dễ nhất trong việc quảng bá cho một thương hiệu. Tuy nhiên, intro video cũng hiệu quả nhất định, khi kết hợp tốt với hình ảnh, nhạc nền của video thì sẽ tạo được hiệu ứng tốt hơn nữa. 
Nếu như những hình ảnh và âm thanh của intro video thường được sử dụng liên tục trong các video của cùng một nhãn hàng, điều này có thể tạo ra sự ghi nhớ đối với người xem. Đôi khi những đoạn intro video có thể đi vào tiềm thức của người xem làm họ ghi nhớ những hình ảnh, âm thanh của thương hiệu. Từ đó, đoạn intro video cũng là cách để nhận diện thương hiệu doanh nghiệp. 

 

  • Ý tưởng và xác định mục đích chính của video

Một điều cũng vô cùng quan trọng để có một đoạn intro hiệu quả là bạn cần xác định mục đích intro video của mình. Intro sẽ đóng vai trò giới thiệu thương hiệu/ sản phẩm, hay là một đoạn ngắn để nhá hàng cho video tiếp theo,… Bạn nên xác định rõ ngay từ đầu đoạn intro sẽ để làm gì để từ đó đưa ra ý tưởng và nội dung phù hợp với các phần khác của video chính.

 

4. Các phần mềm tạo Intro Video
Tất nhiên không phải ai trong chúng ta đều là những editor chuyên nghiệp, việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng để dựng video cũng rất khó và phức tạp.Vì thể hãy cùng GoChek điểm qua một số phần mềm quen thuộc, dễ sử dụng cho những người mới bắt đầu để có thể tạo được những intro video thật hấp dẫn nhé!

  • Camtasia Studio

Camtasia là tên gọi quen thuộc của Camtasia Studio. Đây là phần mềm người dùng chỉnh sửa video và quay lại màn hình máy tính chất lượng cao. Phần mềm này được TechSmith sáng tạo và phát hành. 

 

Ưu điểm
– Quay phim màn hình máy tính chất lượng cao.
– Dễ dàng chỉnh sửa các video với đầy đủ công cụ, thao tác đơn giản. Ngoài ra việc cài ứng dụng về máy cũng rất nhanh gọn, dễ dàng, ngay cả những người không rành rọt về công nghệ cũng phải là điều đáng lo ngại
– Hỗ trợ nhiều nền tảng hệ điều hành.
– Video sản xuất có chất lượng tốt, định dạng phong phú, chia sẻ đơn giản.
– Ứng dụng có một giao diện thân thiện, bắt mắt, chuyên nghiệp.
– Hiệu năng hoạt động của phần mềm khá tốt. Ứng dụng chạy mượt mà, không có hiện tượng chậm hay đơ. Video sau khi xuất bản gần như không có bất cứ lỗi kỹ thuật nào. Đây thực sự là một công cụ tiện ích cho mọi người dùng máy tính.
Nhược điểm
– Phần mềm có dung lượng khá nặng: Chính vì phần mềm Camtasia có dung lượng tương đối lớn nên những thiết bị có cấu hình thấp sẽ không mượt mà. Bên cạnh đó, dung lượng của các video cũng chiếm một lượng bộ nhớ tương đối. Sở dĩ, Camtasia có dung lượng lớn vì nó phải cung ứng nhiều tính năng đa dạng và nâng cao.
– Không có bản dùng miễn phí: Quay video màn hình là nhu cầu thường xuyên của người dùng máy tính hiện nay. Với Camtasia 32 bit, chúng ta dễ dàng làm được điều đó nhưng đáng tiếc ứng dụng này không có bản dùng miễn phí. Muốn tận dụng được các tính năng trên ứng dụng bắt buộc người dùng phải trả tiền.

  • BluffTitler

BluffTitler là phần mềm chỉnh sửa video cho phép người dùng có thể tạo, xử lý các thông số cho video, áp dụng các hiệu ứng video 3D, được phát hành bởi Outerspace Software

Giao diện sử dụng của phần mềm BluffTitler 

Ngoài ra, hệ thống mẫu có sẵn (template) của BluffTitler cũng đa dạng và dễ đồng bộ, giúp người dùng có thể dễ dàng sáng tạo. 
Điểm mạnh của phần mềm này chính là sự đơn giản, không cần quá nhiều bước phức tạp nhưng vẫn có thể tạo được những đoạn intro video ấn tượng. Do đó, đây chắc chắn là một phần mềm đáng thử cho bất cứ ai mới vào nghề. 
Giao diện sử dụng của phần mềm BluffTitler

  • Flixpress

Flixpress được xem như một trong những nền tảng tạo intro video trực tuyến tốt nhất. Người dùng có thể thoải mái tải lên (upload) và chèn các hình ảnh, âm thanh của riêng bạn. 

Phần mềm Flixpress

Ưu điểm
– Hoạt động trên nền tảng web cho phép bạn truy cập nhanh chóng, thuận tiện.
– Hỗ trợ nhiều mẫu intro với nội dung phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực giúp cho người mới bắt đầu xây dựng video intro có thể dễ dàng sử dụng.
– Có thể tải và chèn hình ảnh, âm thanh của bạn vào intro video đơn giản, ít phức tạp.
– Cho phép xem lại video sau khi thực hiện xong.
– Hỗ trợ bạn có thể lưu trữ video intro dưới nhiều định dạng khác nhau, tùy theo mong muốn.
Nhược điểm
– Đa số các mẫu intro đã khá cũ, không còn được bắt mắt.
– Bản miễn phí, intro video tải về có kèm theo hình mờ trang web, chất lượng video thấp chỉ đạt 360p.

  • Intro Cave

Đây là phần mềm cung cấp hàng nghìn mẫu intro video có sẵn và phong phú ở nhiều chủ đề, thời lượng khác nhau. 

Giao diện phần mềm Intro Cave 

Ưu điểm
– Nhiều mẫu template, được phân chia rõ ràng theo các chủ đề, màu sắc, phong cách khác nhau nên sẽ rất thuận tiện cho bạn trong quá trình lựa chọn và thực hiện. 
– Bạn chỉ cần tải lên những hình ảnh, video, nhập nội dung bạn muốn và phần mềm này sẽ làm mọi việc còn lại vì thế bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để tạo intro video
Hạn chế
– Người dùng phải đăng ký tài khoản và trả phí cho những mẫu Intro Logo chuyên nghiệp.
– Ngoài ra, tốc độ Load hơi chậm cũng khiến cho người dùng cảm thấy hơi khó chịu khi sử dụng phần mềm này. 
 

  • Canva

Canva được thành lập năm 2012 và nổi tiếng là một công cụ online dùng để thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh cũng như các dạng đồ họa khác. 

Giao diện phần mềm Canva

Nguồn tài nguyên của Canva cho phép người dùng sử dụng hơn một triệu mẫu thiết kế, hình ảnh, video và phông chữ khác nhau. Phần mềm này được yêu thích và tin dùng của cả những người nghiệp dư lẫn những chuyên gia lành nghề. 
Những mẫu template intro lẫn outro video trên Canva được thiết kế với nhiều phong cách khác nhau, vô dùng đa dạng và phong phú. 
Sự đơn giản, dễ sử dụng của phần mềm này cũng khiến nó ngày càng phổ biến và được yêu thích bởi nhiều Marketer. 
Tất nhiên để sử dụng nhiều mẫu hơn bạn cần phải trả phí.