5 nỗi khổ làm Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bài viết này sẽ chỉ ra những nỗi khổ làm Marketing SMB thường gặp nhất mà không phải ai cũng biết, cùng tìm hiểu để rút kinh nghiệm cho bản thân mình bạn nhé!

Hiện nay, các tổ chức doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động quảng cáo. Trong khi đó, chiến dịch quảng cáo thành công lại chính là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc bán hàng hiệu quả. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, nếu bạn nhìn rõ những nỗi khổ làm Marketing SMB này và nỗ lực cải thiện, bạn sẽ có cơ hội trở nên lớn mạnh và thoát khỏi những trở ngại hiện tại, cùng khám phá ngay với Mắt Bão nhé!

1. Marketing SMB là gì?

SMB là viết tắt của từ Small and medium sized businesses, là cụm từ chỉ Doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ. Marketing SMB được hiểu là các chiến lược Marketing dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ này.

Hiện nay, có đến 97% Doanh nghiệp Việt Nam nằm trong nhóm SMB này. Và có đến 60% SMB có đóng góp ảnh hưởng đến GDP bình quân của Việt Nam. Điều này cho thấy rằng SMB là nhóm Doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi thực hiện Marketing SMB lại gặp rất nhiều khó khăn. Dưới đây là 5 nỗi khổ khi làm Marketing cho nhóm SMB này. Cùng theo dõi nhé.

2. Ngân sách, nguồn lực hạn chế

Đối với những doanh nghiệp SMB, nhất là các Start Up, nguồn tài chính là vấn đề cực kỳ nhạy cảm và luôn được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Làm sao để ngân sách không quá lớn mà vẫn đảm bảo được sẽ cho ra kết quả tức thì, tăng doanh số bán hàng cũng như tăng độ phủ thương hiệu? Nói tóm lại, yêu cầu của doanh nghiệp là những khoản đầu tư cho quảng cáo phải chính xác và không thể bỏ sông bỏ biển.

Thực tế cho thấy, ngân sách hạn hẹp chính là một trong những nỗi khổ làm Marketing SMB. Tuy nhiên, không phải là khổ mà không có cách giải quyết, bởi hiện nay thị trường có đa dạng nhiều kênh quảng cáo khác nhau. Cho nên, bạn có thể lựa chọn kênh quảng cáo hiệu quả nhưng phù hợp với mình, không tốn quá nhiều chi phí. Digital là một gợi ý tương đối lý tưởng mà bạn nên cân nhắc.

3. Không có chiến lược triển khai

nỗi khổ làm Marketing SMB

Thiếu chiến lược triển khai Marketing cụ thể, chi tiết

Hãy tưởng tượng, mọi thứ bạn sắp xếp trong đầu nhưng không được chuẩn bị ra giấy hay một File cụ thể sẽ như thế nào? Chắc chắn là không thể Logic và thống nhất được khi triển khai. Nhiều công việc cùng một lúc sẽ khiến bạn quên trước, quên sau và làm việc không còn hiệu quả. Không có chiến lược triển khai cũng là một nỗi khổ làm Marketing SMB của doanh nghiệp  trong quảng cáo.

Hãy cố gắng nắm bắt tốt xu hướng thị trường và lên kế hoạch triển khai cụ thể, chi tiết nhất. Các kế hoạch càng bài bản, hiểu rõ thị trường sẽ càng góp phần tăng khả năng thành công trong mọi chiến dịch quảng cáo.

4. Hoạt động Marketing rời rạc, thiếu nhất quán

Nhiều doanh nghiệp nhỏ rất thường hay sử dụng cách làm Marketing rời rạc, nhỏ giọt để rồi dẫn đến thiếu nhất quán. Chỉ khi nào có sự kiện hay sản phẩm, dịch vụ ra mắt cần truyền thông thì mới đầu tư làm quảng cáo để gây sự chú ý của khách hàng. Tất cả những thời gian còn lại thì là việc kinh doanh đơn giản như Sales, tư vấn, bán hàng,… Và họ luôn phàn nàn, than vãn rằng, tất cả mọi hoạt động đều tốn kém nhưng không hề đem về kết quả như mong muốn.

Thực chất, truyền thông và quảng cáo là một hành trình dài hơn của một doanh nghiệp đi đến với khách hàng. Bạn không thể lúc làm lúc ngưng hay không có kế hoạch cụ thể, thống nhất mà muốn thay đổi nhận thức của khách hàng và tạo dựng tình cảm cũng như sự tin tưởng của họ vững chắc được. Sau một đợt quảng cáo, họ sẽ lãng quên bạn vì bạn không còn bất cứ hoạt động nào.

Để người tiêu dùng nhớ lâu và trung thành với thương hiệu của bạn, bạn cần bắt đầu với một chiến dịch rõ ràng, chi tiết và nhất quán. Từ gây ấn tượng, thu hút sự chú ý cho đến đồng cảm, yêu thích, tin cậy rồi chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết là hoàn toàn có thể nếu bạn khắc phục được nỗi khổ làm Marketing SMB này.

5. Không triển khai Marketing đa kênh

nỗi khổ làm Marketing SMB

Cần kết hợp quảng cáo đa kênh để phủ sóng độ nhận diện thương hiệu

Đừng chỉ chăm chăm tập trung vào một kênh truyền thông quảng cáo mà hãy kết hợp nhiều kênh với nhau. Bởi vì, mỗi kênh sở hữu những ưu điểm, nhược điểm riêng, việc kết hợp giúp bạn chọn lọc và lấy cái mạnh của kênh này áp chế cái yếu của kênh kia được dễ dàng hơn.

Chẳng hạn, quảng cáo Facebook có khả năng thực hiện Target khách hàng chính xác dựa trên cơ sở Profile cá nhân. Thế nhưng, không ai xác định được các thông tin này liệu đối tượng đó đăng tải lên Facebook có đúng hay không vì không được kiểm duyệt tốt. 

Facebook tăng độ phủ cho thương hiệu tốt nhờ lượng người dùng sử dụng nền tảng này đông, song, vì quá đại trà nên nó không khiến khách hàng quá tin để đưa ra quyết định mua hàng ngay lập tức.

6. Không có chiến lược xây dựng thương hiệu

nỗi khổ làm Marketing SMB

Không có chiến lược xây dựng thương hiệu là nỗi khổ làm Marketing SMB nghiêm trọng nhất

Thương hiệu, hình ảnh của công ty bạn trong lòng người dùng chính là đích đến cuối cùng mà bạn cần tiến hành. Vậy, bạn bỏ quên điều này, không có chiến lược xây dựng thương hiệu có phải là một thiệt thòi lớn hay không? 

Việc tạo nên dấu ấn thương hiệu trong khách hàng vô cùng quan trọng, nó giúp khách nhớ về bạn mỗi khi nhắc về một sản phẩm, dịch vụ hay ngành nghề mà bạn đang kinh doanh. Và đương nhiên, khi có nhu cầu, họ sẽ lựa chọn ngay bạn vì hình ảnh thương hiệu của bạn hiện lên đầu tiên trong đầu. Điều này dẫn đến một kết quá tất yếu là doanh nghiệp của bạn sẽ có vị trí vững chắc trên thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận.

Bất cứ công việc, ngành nghề gì cũng có những thách thức và khó khăn mà bạn cần phải vượt qua. Nỗi khổ làm Marketing SMB cũng vậy, nó hoàn toàn không ngoại lệ. Nếu bạn hiểu rõ các khó khăn, thử thách này, chắc chắn bạn sẽ tìm được cho mình hướng khắc phục, cải thiện tốt. Từ đó giúp chiến dịch quảng cáo của mình hiệu quả hơn, thuận lợi đi đến thành công nhanh chóng hơn.