5+ món ăn dặm lươn cho bé: công thức từ chuyên gia
Lươn là loại thuỷ sản nước ngọt chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như: Protein, canxi, sắt, vitamin và khoáng chất… Vì thế trong giai đoạn ăn dặm rất nhiều mẹ đã sử dụng loại thực phẩm này để bồi bổ cho bé yêu của mình. Vậy các món ăn dặm lươn cho bé nào đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, tốt nhất cho bé? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Thành thạo 2.000+ từ & 6.000 câu tiếng anh Phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng anh Giỏi Toán – tiếng Anh theo phương pháp hiện đại Phát triển EQ & khả năng tiếng Việt
10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã giỏi tiếng Anh như người bản xứ & phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua các app của Monkey
Nội Dung Chính
Lợi ích của thịt lươn với trẻ
Lươn là thực phẩm đã quá quen thuộc với người Việt trong cuộc sống hiện nay. Không chỉ tốt cho người lớn, các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng đưa thịt lươn vào khẩu phần ăn của trẻ sẽ giúp cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu. Từ đó trẻ có thể tăng trưởng tốt hơn cả về thể chất và trí tuệ. Cụ thể:
Cung cấp đầy đủ năng lượng để trẻ vui chơi, hoạt động cả ngày mà không mệt mỏi.
Xây dựng các tế bào trong máu để hạn chế tình trạng thiếu máu ở trẻ – vấn đề rất được các bà mẹ quan tâm.
Phát triển thị lực nhờ vào lượng vitamin A dồi dào có trong thịt lươn.
Phát triển mô và xương tốt hơn nhờ hàm lượng canxi cao (trong 100g thịt lươn có tới 39mg canxi).
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ, nhất là những trẻ chuẩn bị đi học, thay đổi môi trường mới.
Bổ sung các loại vitamin như A, D, B1, B2, B6, B12… và một số khoáng chất thiết yếu khác.
5+ món ăn dặm lươn cho bé ngon bổ dưỡng
Súp lươn bí đỏ
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Lươn: 100g
Bí đỏ: 100g
Cháo trắng: 1 chén
Gừng: 3 lát
Dầu ăn, nước mắm
Các bước thực hiện
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn
Lươn làm sạch, bỏ đầu và nội tạng sau đó luộc khoảng 5 phút với gừng cắt lát. Sau khi chín vớt ra tách xương gỡ lấy phần thịt. Thịt lươn có thể để nguyên hoặc băm nhuyễn tuỳ khả năng ăn thô của trẻ.
Cho bí đỏ vào ninh nhừ với nồi nước luộc lươn. Khi bí đỏ đã nhừ cho cháo trắng vào và khuấy đều.
Cho thịt lươn vào cùng một chút nước mắm (trẻ dưới 1 tuổi không cần thêm), đun sôi thêm 1 – 2 phút thì tắt bếp. Múc cháo ra bát và cho bé thưởng thức.
Canh lươn rau ngót
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Thịt lươn: 90g
Gừng: 3 lát
Rau ngót
Cháo trắng: 1 chén nhỏ
Các bước thực hiện
Thịt lươn làm sạch, mang đi nấu chín với 500ml nước và vài lát gừng. Thịt lươn sau khi chín lất ra tách lấy thịt, băm nhuyễn.
Rau ngót tuốt lá, rửa sạch với nước để ráo, sau đó dùng dao băm nhỏ.
Cháo trắng cho vào nồi cùng một ít nước luộc lươn đun ở lừa vừa đến khi sôi thì cho thịt lươn băm nhuyễn vào.
Khuấy đều rồi cho rau ngót băm nhỏ vào nấu thêm 2 – 3 phút. Với trẻ trên 1 tuổi nêm thêm chút gia vị, dưới 1 tuổi không cần, tắt bếp và múc ra bát.
Cháo lươn cà rốt
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Gạo: 50g
Thịt lươn đã sơ chế: 30g
Cà rốt: ½ củ
Hành tím, rau mùi
Nước mắm
Các bước thực hiện
Thịt lươn đã sơ chế rửa sạch lại với nước rồi luộc chín; sau đó vớt ra lọc lấy thịt bỏ phần xương. Thái nhỏ hoặc băm nhuyễn tuỳ khả năng ăn thô của bé.
Gạo vo sạch, ninh cùng nước thành cháo.
Cà rốt gọt vỏ thái miếng, sau khi luộc chín thì nghiền hoặc xay nhỏ.
Hành tím băm nhuyễn, phi thơm trên chảo rồi cho thịt lươn vào xào cùng đến khi săn lại. Trẻ trên 1 tuổi có thêm nêm chút nước mắm.
Khi cháo đã chín cho cà rốt và thịt lươn vào khuấy đều. Đun thêm 2 – 3 phút rồi tắt bếp là xong.
Súp lươn đậu xanh
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Lươn: 100g
Gạo: 50g
Đậu xanh: 30g
Hành ngò
Dầu ăn, nước mắm
Các bước thực hiện
Lươn mang đi làm sạch cho hết nhớt, bỏ đầu và nội tạng rồi luộc chín. Gỡ lấy thịt lươn rồi băm nhỏ.
Đậu xanh ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút. Gạo vo sạch.
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc.
Cho gạo và đậu xanh đã ngâm vào nấu cùng nước để thành cháo. Sau khi nấu khoảng 15 phút cho bí đỏ vào nấu cùng đến khi cháo nở, bí chín nhừ.
Hành khô băm nhỏ phi thơm với dầu ăn, sau đó cho thịt lươn vào xào cùng đến khi thịt lươn săn lại. Cho thịt lươn vào nồi cháo đun thêm 2 phút thì tắt bếp. Bé trên 1 tuổi có thể nêm chút gia vị vừa miệng ăn.
Lươn hầm củ cải
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Thịt lươn: 100g
Củ cải trắng: 80g
Hành tươi
Dầu ăn, nước mắm
Các bước thực hiện
Thịt lươn sơ chế sạch sẽ sau đó luộc chín cùng vài lát gừng để khử mùi tanh. Thịt lươn chín vớt ra để nguội rồi lọc lấy thịt, cắt khúc vừa ăn.
Củ cải gọt vỏ, rửa sạch có thêm ngâm với nước muối, sau đó cắt khúc dài khoảng 3 – 4cm.
Ninh củ cải trắng với nước luộc lươn đến khi chín mềm.
Phi thơm hành khô với dầu ăn rồi trút thịt lươn vào đảo đều đến khi thịt săn lại thì tắt bếp. Đổ thịt lươn vào nồi củ cải trắng đun thêm 2 phút, cho hành tươi vào và tắt bếp.
Lươn xào mì
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Lươn: 300g
Mì hoặc miến
Trứng gà: 1 quả (bé dưới 1 tuổi chỉ lấy lòng trắng)
Hành lá, rau mùi
Hành tím băm nhỏ
Gia vị: dầu ăn, nước mắm, dầu hào
Các bước thực hiện
Lươn sơ chế sạch, lọc bỏ xương và nội tạng chỉ lấy phần thịt, sau đó cắt thành các miếng nhỏ dài 6 – 7cm. Ướp cùng một chút nước mắm (trẻ dưới 1 tuổi không cần ướp).
Mì (miến) ngâm với nước cho mềm, sau đó vớt ra cắt ngắn và trộn cùng dầu hào và trứng gà (trẻ dưới 1 tuổi chỉ lấy lòng đỏ, không cho dầu hào).
Hành lá, rau mùi rửa sạch thái nhỏ.
Phi thơm hành trên chảo cùng một chút dầu ăn, sau đó cho lươn vào đảo khoảng 2 – 3 phút đến khi thịt lươn săn lại thì múc ra cho vào đĩa.
Cho dầu ăn vào chảo xào mì (miến) đến khi chín rồi cho lươn vào đảo đều tay, cho hành và mùi vào đảo thêm 1 – 2 phút tắt bếp. Cho bé ăn khi còn nóng ấm.
Canh lươn nấu nấm
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Thịt lươn: 100g
Nấm rơm: 2 – 3 cái
Gạo trắng: 50g
Hành tím băm nhuyễn
Dầu ăn, nước mắm, hạt nêm…
Các bước thực hiện
Sơ chế lươn sạch sẽ, sau đó luộc hoặc hấp chín với vài lát gừng. Thịt lươn chín lấy ra để nguội rồi gỡ lấy thịt, phần xương có thể tiếp tục ninh với nước để lấy nước ngọt.
Nấm rơm rửa sạch, tuỳ vào khả năng ăn thô của bé bạn có thể bổ đôi hoặc băm nhuyễn.
Gạo trắng vo sạch, sau khi vớt xương lươn ra khỏi nồi nước dùng, bạn cho gạo vào nấu thành cháo.
Phi thơm hành khô rồi cho thịt lươn và nấm rơm vào đảo đều, sau đó cho vào cháo nấu thêm 2 – 3 phút thì tắt bếp.
Lưu ý khi sơ chế lươn nấu ăn dặm cho bé
Tuy là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bé yêu, thế nhưng việc sơ chế lươn làm sao để đảm bảo tươi ngon và giữ lại trọn vẹn chất dinh dưỡng lại không phải là điều dễ dàng. Trong quá trình sơ chế lươn, các mẹ hãy lưu ý những vấn đề sau:
Ưu tiên lươn tươi vừa mới đánh bắt: Những con lươn mới đánh bắt sẽ có 2 màu rõ rệt, phần bụng màu vàng và lưng màu đen, thịt săn chắc, thơm và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Không cho bé ăn lươn đã chết: Trong thành phần dinh dưỡng của lươn có chứa axit amin histidine rất tốt cho bé. Nhưng nếu lươn đã chết thì loại axit này sẽ biến đổi thành histamine và rất có hại cho cơ thể trẻ. Vì thế nếu lươn đã chết mẹ không nên cho bé ăn nữa nhé.
Ngâm lươn 1-3 tiếng để làm sạch bẩn trước khi chế biến: Lươn sống ở môi trường bùn lầy, dơ bẩn nên sẽ có nguy cơ nhiễm các loại ký sinh trùng. Vì thế cần ngâm lươn thời gian dài để loại bỏ hết bùn nhớt và đảm bảo sạch sẽ trước khi chế biến.
Loại bỏ hết nội tạng lươn: Lươn là loài động vật ăn tạp nên dễ có các ký sinh trùng bên trong nội tạng. Nếu mẹ không sơ chế kỹ và nấu chín rất có thể một số loại ấu trùng ký sinh sống rất dai trong lươn vẫn còn sống. Khi trẻ ăn vào rất dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột gây nguy hiểm.
Xem thêm: Top 10+ món ăn dặm hạt sen được chuyên gia gợi ý
Hy vọng những công thức ăn dặm lươn cho bé trên đây đã giúp các mẹ có thêm một vài gợi ý vào thực đơn của con yêu. Lươn là thực phẩm giàu dinh dưỡng hỗ trợ phát triển rất tốt cả thế chất và trí não. Vì thế các mẹ hãy ghi nhớ để giúp con yêu ngày càng cao lớn khỏe mạnh.