5 món ăn đặc trưng của miền Nam trong dịp lễ Tết

THANH NGA (T/H)

  –  

Thứ tư, 10/02/2021 08:00 (GMT+7)

Trong văn hóa ẩm thực ngày Tết của nước ta có vô vàn món ăn thơm ngon đặc trưng. Những món ăn truyền thống trong mâm cơm Tết như: Bánh chưng, bánh tét, thịt mỡ, dưa hành,… Tuy nhiên, mỗi vùng miền đều có những món ăn mang bản sắc, đặc trưng riêng. Báo Lao Động đã liệt kê ra 5 món ăn đặc trưng của miền Nam trong dịp lễ Tết.

5 món ăn đặc trưng của miền Nam trong dịp lễ Tết
Ảnh đồ họa: Thanh Nga

Thịt kho nước dừa

Một món ăn mặn không thể thiếu trong danh sách món ăn ngày Tết miền Nam chính là thịt kho dừa. Món ăn này khác với thịt kho tàu ở chỗ chúng được sử dụng rất nhiều nước dừa khiến món ăn đặc, sánh thơm và béo ngậy. Thịt ba chỉ hoặc thịt đùi (chọn cả nạc cả mỡ) đem cắt khúc vừa ăn rồi nêm gia vị vừa ăn nấu đến khi chín thì cho trứng cút vào hầm chung với nước cốt dừa đặc. Để rửa liu riu cho đến khi cạn và sệt thì có thể thưởng thức ngay.

Dưa kiệu muối

Dưa củ kiệu là món ăn dân giã, thường được ăn kèm với bánh chưng bánh tét mỗi dịp Tết đến xuân về. Dưa kiệu muối với đường nhanh lên men và có độ giòn dai rất hấp dẫn. Cách muối vô cùng đơn giản và chỉ sau 2-3 ngày là có thể thưởng thức được ngay.

Gỏi cuốn

Miền Bắc hoặc miền Trung thường gọi là bánh cuốn nhưng miền Nam thường sử dụng tên phổ biến hơn là gỏi cuốn. Món ăn này vô cùng thú vị và đặc biệt ở chỗ chúng được sử dụng nguyên liệu kiến rất đa dạng như: Rau xà lách, giá, rau thơm, húng quế, tía tô, tôm khô, rau thơm, thịt luộc, tôm tươi…Tất cả được cuộn trong vỏ bánh tráng. Gia vị ăn kèm là tương ớt trộn với lạc rang giã nhỏ phi bằng dầu ăn với hành khô.

Xôi vò

Xôi vò là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày tết của người miền Nam. Xôi vò được làm từ ba nguyên liệu chính là: Nếp, đậu xanh và nước cốt dừa.

Đặc trưng nổi bật của món xôi này chính là những hạt xôi rời rạc không dính vào nhau như các món xôi thường thấy nhưng nó vẫn có cái vị dẻo của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, cùng mùi thơm và cái béo quyến rũ của nước cốt dừa. Một khi đã ăn rồi thì bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị đặc trưng của nó. Trong bữa cơm trình báo gia tiên, đĩa xôi vò vàng óng luôn được đặt trang trọng trong mâm cỗ. Nó thể hiện lòng hiếu nghĩa của con cháu với tổ tiên, họ mong ước năm cũ qua đi và chào đón năm mới an lành, may mắn.

Lạp xưởng

Nếu như Tết miền Bắc trong 3 ngày luôn món món giò chả (miền Nam gọi là chả lụa) thì ở miền Nam mâm cỗ ngày Tết phải có món lạp xưởng. Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng để ăn cũng như đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam Bộ. Có rất nhiều loại lạp xưởng khác nhau như: Lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc…

Trên bàn tiệc ngày Tết luôn có món lạp xưởng để người thân hay khách khứa nhâm nhi cùng với rượu.