5 lễ hội xuân không thể bỏ qua dịp đầu xuân ở miền Nam
Lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh)
Lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh) là một trong những lễ hội đông vui nhất phương Nam. Lễ hội thường kéo dài từ đầu đến hết tháng Giêng, đón hàng triệu du khách từ TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh khác thuộc Nam bộ đổ về hành hương, lễ bái và thăm quan du lịch. Đoàn hàng nghìn người rồng rắn leo núi lên lễ đền Linh Sơn Thánh Mẫu là một trong những cảnh tượng quen thuộc đối với các du khách tới trẩy hội.
Điểm ấn tượng nhất khi tới lễ hội đền Bà Đen là văn hóa mộ đạo, không đặt nặng vấn đề cúng tiền. Du khách có thể lưu lại chùa một hai ngày, thưởng thức cơm chay, rồi tha thẩn lên đỉnh núi ở độ cao 380m nơi có Miếu Sơn Thần để ngắm mây vờn quanh chân và tận hưởng phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà.
Lễ hội núi Bà Đen là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng nhất miền Nam. Ảnh: I.T
Lễ hội Đền Bà Đen (hay còn gọi là lễ hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu) diễn ra từ ngày mùng 10 đến rằm tháng Giêng hàng năm với hàng trăm ngàn du khách các tỉnh đều đến đây đi lễ, xin phước lành bà Linh Sơn Thánh Mẫu.
Đền nằm trên lưng chừng núi cao khoảng 380m. Đền đến nay đã được trùng tu nhiều lần với con đường bậc thang cho người đi bộ từ chân núi đi lên.
Lễ hội miếu Bà Thiên Hậu (Bình Dương)
Lễ hội miếu Bà Thiên Hậu hàng năm được tổ chức vào 3 ngày từ 13 đến 15 tháng 1 Âm lịch ở Bình Dương. Ðêm 13.1 Âm lịch, nhân dân ở thị xã Thủ Dầu Một bày bàn ra trước nhà để cúng tế chuẩn bị cho lễ rước Bà ngày hôm sau. Dân chúng các vùng lân cận cũng đổ về đây khá đông.
Sáng 14.1 Âm lịch, lễ rước Bà được tổ chức theo nghi thức cổ truyền: kiệu Bà được rước đi khắp các đường phố cùng với những đội múa lân, sư tử, rồng, cờ xí ngợp trời. Ngày 15.1 dân chúng lại kéo nhau về chùa Bà để thắp hương cúng lễ, cầu phúc, cầu lộc cho năm mới. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, Bình Dương là một lễ hội dân gian mang những nét văn hoá độc đáo riêng của vùng Ðông Nam Bộ.
Đây được xem là lễ hội Bà lớn nhất trong số các lễ hội sau Tết ở miền Nam. Ảnh: I.T
Lễ hội Vía Bà (Bình Định)
Khai hội từ ngày 17 tháng Giêng hàng năm, lễ hội Vía Bà ngoài phần tế lễ, dâng hương, còn có phần trình diễn đội lân, đội rồng trực khai phần xướng hát lễ.
Phần hội diễn ra sôi nổi với sự góp mặt của Câu lạc bộ võ cổ truyền thị xã An Nhơn cùng các màn biểu diễn võ thuật, các trò chơi dân gian chạy việt dã, đập ấm, đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố, thi đấu bóng chuyền và xem hát tuồng.
Phần hội diễn ra sôi nổi với sự góp mặt của Câu lạc bộ võ cổ truyền thị xã An Nhơn cùng các màn biểu diễn võ thuật, các trò chơi dân gian chạy việt dã, đập ấm, đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố, thi đấu bóng chuyền và xem hát tuồng.
Ngoài phần lễ, nơi đây còn diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ hấp dẫn như biểu diễn lân sư rồng, hát bội, nghệ thuật dân ca Khmer để phục vụ người dân nơi đây và du khách thập phương
Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông du khách thập phương, vừa để xin cầu tài, cầu lộc, vừa để chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp ở núi Sam. Ảnh: I.T
Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang)
Là một trong những lễ hội lớn nhất miền Tây Nam Bộ, nổi tiếng khắp miền Nam, lễ hội Bà Chúa Xứ được tổ chức hàng năm từ đêm 23.4 âm lịch đến 27.4 âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ ở phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An giang.
Đến với Hội Bà Chúa Xứ, du khách thập phương thường dâng hương cầu xin tài lộc và du ngoạn thắng cảnh núi Sam.
Lễ hội Bà Chúa Xứ bao gồm năm lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế. Bên cạnh các nghi lễ còn có những hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian cũng được biểu diễn như múa mâm thao, múa đĩa chén, múa lân…
Lễ hội Bà Chúa Xứ là lễ hội lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Ảnh: I.T
Đền Đức Thánh Trần (TP.HCM)
Diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10 tháng Giêng hàng năm, hội đền Đức Thánh Trần ở TP.HCM cũng là dịp để tri ân công đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời giáo dục truyền thống, lịch cho thế hệ trẻ. Đi du lịch Sài Gòn vào dịp du lịch lễ hội, tham gia lễ hội Đức thánh Trần ở Sài Gòn, du khách còn được tham quan nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa đặc biệt ở nơi đây.