5 kỹ năng trong CV xin việc pha chế chứng minh bạn là bartender “xịn”
Nhiều người vẫn nghĩ viết CV xin việc pha chế quá khó khăn cho đến khi họ bắt tay vào làm. Thực chất, trình độ nghề sẽ quyết định sự hoàn hảo của CV.
Nghề pha chế du nhập vào Việt Nam hơn 10 năm nay và thu hút sự theo đuổi của rất nhiều bạn trẻ, nhất là nam giới. Bởi môi trường năng động và mức lương ổn định, các bartender (người pha chế) thường gắn bó rất lâu trong nghề. Tuy nhiên, muốn tìm được việc làm ở các nhà hàng, quán bar lớn, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm thuần thục, điều này được thể hiện trong CV xin việc pha chế.
Nội Dung Chính
Bartender là gì?
Bartender là người pha chế. Công việc của họ là pha chế các loại đồ uống có cồn như sinh tố, soda, rượu và đặc biệt là cocktail. Người pha chế phục vụ trực tiếp khách hàng tại quầy bar hoặc gián tiếp mang đồ uống cho khách thông qua nhân viên phục vụ. Một bartender chuyên nghiệp không chỉ sáng tạo ra đồ uống ngon mà còn mang niềm vui đến cho khách hàng bằng những ly cocktail đầy màu sắc.
Dale DeGroff – người được mệnh danh là “Ông vua cocktail” thế giới – Ảnh: Internet
Một số bartender nổi tiếng trong giới này được nhiều người biết đến như: Salvatore Calabrese – người sáng tạo raloại cocktail đắt nhất thế giới “Salvatore Calabrese” với mức giá 5.500 bảng Anh/ly (sấp xỉ 160 triệu đồng), Dale DeGroff – người được mệnh danh là “Ông vua cocktail” thế giới hay Kazuo Uyeda – “cha đẻ” của kỹ thuật Hard shake (phương pháp lắc cocktail nổi tiếng) mà rất nhiều Bartender đều muốn học hỏi.
Làm thế nào để trở thành bartender chuyên nghiệp?
Với đặc thù công việc, người pha chế có am hiểu sâu rộng về tất cả các dòng rượu, nguyên liệu tươi như hoa quả, thảo mộc dùng để pha chế và trang trí thức uống. Với những bartender chuyên nghiệp, công việc chính của họ là sáng tạo thêm thức uống đặc trưng cho thương hiệu.
Họ có thể vừa làm vừa giao tiếp với khách hàng, trò chuyện, tạo bầu không khí thưởng thức rượu thoải mái nhất. Đôi khi, họ còn là người tâm sự với khách hàng. Đáp ứng được yếu tố này trong CV xin việc pha chế, bạn sẽ được nhận ngay. Nhiều khách hàng chấp nhận bỏ số tiền lớn để được thưởng thức đồ uống cho bartender nổi tiếng trực tiếp làm.
Muốn làm người pha chế chuyên nghiệp bạn cần học hỏi rất nhiều kỹ năng – Ảnh: Internet
Tuy nhiên, đó là câu chuyện sơ sơ của một bartender chuyên nghiệp. Đối với những người vừa bước chân vào nghề pha chế hoặc chưa có tiếng tăm, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm công việc theo các bước sau:
- Chào đón khách, kiểm tra danh tính và xác nhận độ tuổi của khách trước khi phục vụ đối với khách yêu cầu phục vụ rượu.
- Tiếp nhận yêu cầu phục vụ thức uống của khách hàng.
- Giới thiệu các loại đồ uống, đặc biệt là món sở trường của quán với khách hàng.
- Pha chế ra thức uống
- Trả thức uống theo order của khách hàng
- Dọn dẹp quầy bar, bàn pha chế sau khi phục vụ đồ uống.
Kỹ năng bắt buộc có trong CV xin việc pha chế
Muốn chứng minh bạn là bartender “xịn” với nhà tuyển dụng quán bar hay nhà hàng, bạn cần đưa những kỹ năng tất yếu, được xem là tố chất hàng đầu trong nghề dưới đây vào CV xin việc:
Kỹ năng giao tiếp, phục vụ
Kỹ năng giao tiếp với khách hàng rất cần thiết với những người làm việc pha chế. Cần giúp khách hàng “mở lòng” với bạn qua cách giao tiếp: dò hỏi tâm trạng, đọc vị sở thích, nắm bắt tâm lý,…
Bạn cũng cần hết sức khéo léo, tạo ra bầu không khí thoải mái khi giao tiếp để khách hàng cảm thấy họ được phục vụ tốt, được chia sẻ mệt mỏi, áp lực khi nói chuyện với bạn và hơn hết là giúp họ cảm nhận hết hương vị của thức uống. Ngoài ra, kỹ năng ngoại ngữ cũng rất quan trọng.
CV xin việc pha chế chuyên nghiệp cần chỉ ra kỹ năng giao tiếp với khách hàng – Ảnh: Internet
Kỹ năng ghi nhớ
Có vô vàn loại công thức pha chế đồ uống. Việc của bartender là ghi nhớ hết chúng. Nếu chuyên nghiệp hơn bạn còn phải sáng tạo ra các công thức khác. Vì thế, kỹ năng ghi nhớ rất quan trọng. Nhà tuyển dụng rất muốn thấy ứng viên pha chế có khả năng ghi nhớ nhiều loại cocktail ngon nổi tiếng, đừng ngại ngần kể ra trong CV xin việc pha chế của bạn.
Kỹ năng biểu diễn pha chế
Bạn không còn lạ lẫm khi thấy các bartender biểu diễn những động tác lắc đồ uống rất đẹp mắt, đây chính là kỹ năng khó nhất trong nghề. Để làm được như vậy, nhiều người phải trải qua những lớp về kỹ năng biểu diễn, sau đó luyện tập đến mức thuần thục.
Biểu diễn là kỹ năng chủ chốt, vừa thể hiện năng khiếu của bạn, vừa phân biệt giữa bartender chuyên nghiệp và nghiệp dư. Trước khi nộp hồ sơ vào đâu đó, bạn nên học tốt nhất kỹ năng này.
Kỹ năng pha chế
Tất nhiên muốn làm bartender thì bạn cần thành thạo kỹ năng pha chế và tốt nhất là giỏi hơn tất cả mọi người mới mong chuyên nghiệp được. Thuộc lòng các vị rượu, đặc tính của rượu và các loại hoa quả, thảo mộc,… ngay cả loại ly nào phù hợp với đồ uống nào bạn cũng phải nhớ được. Ghi nhớ về liều lượng, thành phần pha chế. Am hiểu máy móc, dụng cụ pha chế,…
Ngoài ra, bạn cần thuần thục 5 thao tác pha chế: Shaking (lắc), Stirring (khuấy), Blending (pha bằng máy xay), Building (rót thẳng) và Layering (rót rượu tầng). Có khả năng định lượng nhanh và chính xác các thành phần nguyên liệu pha chế. Có tư duy thẫm mỹ tốt để cắt tỉa, bày trí ly thức uống sao cho hấp dẫn, đẹp mắt. Tất cả những yếu tố đó tạo nên một người pha chế chuyên nghiệp cùng 1 bản CV xin việc pha chế hoàn hảo.
Bartender giống như một nghệ sỹ khi họ trình diễn pha chế – Ảnh: Internet
Kỹ năng sáng tạo
Không phải bartender nào cũng biết sáng tạo ra thức uống của riêng họ. Tuy nhiên, điều hấp dẫn của một người pha chế chuyên nghiệp lại nằm ở đây. Bartender biết sáng tạo vì họ am hiểu đặc tính của từng nguyên liệu và biết kết hợp hài hòa với nhau từ đó cho ra thức uống ngon từ mùi vị đến hấp dẫn màu sắc. Những người này được nhà tuyển dụng rất thích vì họ sẽ giúp menu quán bar, nhà hàng thêm phong phú.
Cơ hội nghề nghiệp của Bartender
Trong xã hội hiện nay, nhiều người vẫn chưa có cái nhìn đúng và rõ nhất về nghề pha chế. Bởi một phần họ coi đây là nghề dễ sa ngã. Tuy nhiên, bạn không biết rằng mỗi ngày hàng trăm, hàng ngàn nơi đăng tuyển ứng viên với mức lương hấp dẫn.
Bạn hoàn toàn có thể đủ tiêu chuẩn đáp ứng vị trí tuyển dụng bartender bằng cách học qua các khóa đào tạo kỹ năng pha chế thức uống. Có kinh nghiệm giao tiếp, sức khỏe tốt, chịu áp lực công việc,… là bạn có thể nộp CV xin việc pha chế vào những nơi sẵn sàng trả bạn từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Hiện nay, bạn có thể tìm việc pha chế tại: nhà hàng, khách sạn, resort cao cấp, quán bar, club giải trí, quán cà phê, phòng chờ sân bay,… và nếu đủ tiềm lực, bạn có thể tự mở dịch vụ kinh doanh riêng.
CV xin việc chuẩn giúp bartender có được vị trí mình mong muốn – Ảnh: Internet
Giống như các nghề khác, mức lương bartender nhận được phụ thuộc vào vị trí công việc và mức độ kinh nghiệm. Nếu bạn đang làm việc với vai trò phụ bar, mức lương thưởng nhận được là từ 250 USD đến 300 USD/tháng (khoảng 7 triệu đồng). Với người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm, họ nhận hàng nghìn đô/tháng cho công việc này. Tuy nhiên, lương càng cao trách nhiệm càng lớn, bartender chuyên nghiệp gần như quyết định và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của quầy pha chế.
Tổng kết
Nghề pha chế là một trong số nhiều nghề không yêu cầu bằng cấp. Vậy nhưng bạn lại cần có kinh nghiệm thực tiễn và óc sáng tạo. Những người làm nghề này đôi khi cần có chút máu nghệ sỹ trong người. Lúc thăng hoa chính là khi tạo ra đồ uống ngon nhất.
Xem thêm:
Học pha chế là nghề rất hot và đáng để bạn lựa chọn. Muốn tìm được công việc ổn định, thu nhập cao, trước tiên bạn phải biến CV xin việc pha chế thành bản hồ sơ đẹp mắt đối với nhà tuyển dụng bằng kinh nghiệm, kỹ năng của mình. Các nhà tuyển dụng công việc này thường tìm ứng viên biết viết CV riêng cho họ chứ không phải coppy hay tìm tòi ở đâu. Bạn hãy ghi nhớ điều này nhé!
Hà Định