5 kiến thức kinh doanh cốt lõi người kinh doanh phải nắm được
Với lợi ích của việc mở cửa thông thương, hiện nay, đất nước ta có thêm được nhiều cơ hội tiếp xúc với nền kinh tế thế giới. Điều đó kéo theo hiện tượng khởi nghiệp, mở quán kinh doanh của hàng nghìn người khắp đất nước. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công, việc nắm vững các kiến thức kinh doanh cốt lõi là rất cần thiết. Bài viết này, Hùng Việt sẽ chia sẻ đến người chuẩn bị kinh doanh những kinh doanh cốt lõi bắt buộc phải nắm được.
Tại sao khi kinh doanh cần nắm vững kiến thức cốt lõi?
Trước khi bắt tay vào thực hiện kinh doanh, mọi người nên đảm bảo rằng bản thân đã trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn kinh doanh bền vững. Đồng thời hạn chế những rủi ro đáng tiếc xảy ra trong quá trình kinh doanh. Riêng với những người kinh doanh lớn thì bạn lại càng không được bỏ qua những kiến thức này. Bởi lẽ, bạn không chỉ sản xuất, buôn bán, mà đằng sau đó còn là cả một hệ thống nhân sự, hậu cần. Một khi rủi ro xảy ra, không những tiền bạc mất trắng mà công sức gây dựng bao lâu nay cũng trở thành công cốc. Đó là lý do vì sao kinh doanh phải có quá trình, bước tiến và nền tảng vững vàng.
Nắm vững kiến thức kinh doanh giúp kinh doanh suôn sẻ, thành công
5 Kiến thức cốt lõi về kinh doanh nhất định bạn phải nắm vững
1. Xây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo, khác biệt
Không đơn thuần chỉ là mong muốn kinh doanh, buôn bán thu lại lợi nhuận. Việc kinh doanh cần phải đáp ứng được những yêu cầu về ý tưởng. Đó là:
Yếu tố khác biệt: Muốn phát triển hoạt động kinh doanh, bạn cần xây dựng một ý tưởng khác biệt. Khi đó, sản phẩm của bạn sẽ dễ dàng cạnh tranh với đối thủ và ít gặp phải rủi ro. Chẳng hạn như: sản phẩm của bạn có gì đặc biệt hơn những sản phẩm cùng loại, hình thức bán hàng của bạn có gì hấp dẫn? Ưu đãi ra sao? Ít nhất, bạn cũng cần đảm bảo sản phẩm của mình thật nổi bật.
Yếu tố phù hợp: Ý tưởng kinh doanh khác biệt nhưng vẫn cần đến sự phù hợp và khả thi. Bạn không nên làm lố, làm quá sản phẩm của mình. Hãy nghiên cứu khách hàng, tầng lớp sử dụng sản phẩm dịch vụ để mang đến hình thức kinh doanh phù hợp. Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh phù hợp sẽ giúp bạn đứng trên thị trường ổn định và lâu dài.
Yếu tố triển vọng: Bạn đừng quên cân nhắc, tính toán triển vọng của hoạt động kinh doanh. Hãy xem xét xem ý tưởng kinh doanh sẽ tồn tại được bao lâu? Khả năng phát triển và mở rộng ra sao?
Ý tưởng kinh doanh cần độc đáo, khác biệt
2. Xác định mô hình kinh doanh
Mỗi ý tưởng kinh doanh sẽ có những mô hình kinh doanh phù hợp. Để xác định được mô hình kinh doanh, bạn cần dựa trên những tiêu chí:
+ Khách hàng chính là ai? Tầng lớp nào? Độ tuổi ra sao? Hành vi sở thích của họ
+ Lợi ích từ sản phẩm kinh doanh mang đến cho khách hàng là gì?
+ Phương pháp, cách thức đưa sản phẩm đến tay khách hàng?
+ Lựa chọn dịch vụ chăm sóc khách hàng phù hợp
+ Khả năng thu về lợi nhuận và mức lợi nhuận đạt được là bao nhiêu?
+ Hoạt động kinh doanh nên được triển khai như thế nào?
+ Hệ thống nhân sự cụ thể ra sao? Số lượng, vị trí, phòng ban, tính chất?
+ Bạn có hợp tác với đối tác nào không?
+ Mức vốn bạn phải bỏ ra là bao nhiêu?
Mô hình kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp
3. Tự kinh doanh hay hợp tác kinh doanh?
Tự kinh doanh, bạn sẽ có được những trải nghiệm rõ rệt hơn. Đó có thể là thành công, thất bại hoặc những rủi ro. Nhưng tất cả đó đều là bài học, là kinh nghiệm mà không tiền nào mua được. Ngược lại, nếu hợp tác, bạn sẽ có thêm một người để chia sẻ những khó khăn, thất bại hay thành công. Tuy nhiên, việc tìm người hợp tác cũng cần đáp ứng các yêu cầu như: chung ý tưởng, chung mục tiêu, chung phương hướng,… Đặc biệt, nếu hợp tác cùng người thân, bạn không nên cả nể. Trong kinh doanh, hãy rõ ràng, rành mạch. Như vậy, việc hợp tác mới có thể thành công.
4. Luôn luôn học hỏi và chủ động trong mọi hoàn cảnh
Bất kể bạn đang ở vị trí nào, bạn cũng cần đi xa và đi sâu hơn nữa. Bởi lẽ, thị trường ngoài kia, đối thủ của bạn cũng đang cố gắng từng giờ. Vậy nên, hãy học hỏi và chủ động trong mọi hoàn cảnh. Bạn cần cố gắng và nỗ lực nhiều hơn ngày hôm qua để gặt hái những thành quả tốt đẹp cho ngày mai sau.
5. Hiểu luật kinh doanh
Kinh doanh không đơn thuần là việc mở hàng quán bày bán sản phẩm. Muốn phát triển nhanh, mạnh, bền vững thì bạn cần hiểu luật kinh doanh. Hiện tại, luật kinh doanh Việt Nam có những quy định riêng cho những công ty, đại lý, doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Bạn nên đọc kỹ các quy định này để tránh gặp rắc rối trong quá trình kinh doanh.
Luật kinh doanh
Xem ngay: Kinh doanh là gì? Những quy định cần biết trước khi kinh doanh
Gợi ý kiến thức kinh doanh thực chiến hay, hữu ích
Mạng xã hội, internet, công nghệ phát triển, không khó để chúng ta có thể tìm được những nguồn tin kiến thức kinh doanh hữu ích. Tuy nhiên, việc tổng hợp những kiến thức này không hề đơn giản. Phương pháp tốt nhất mà bạn nên áp dụng đó là tìm kiếm những cá nhân đã thành công trong kinh doanh và nghe câu chuyện của họ. Một gợi ý mà Hùng Việt muốn chia sẻ cho những cá nhân sắp kinh doanh đó là anh Nguyễn Tiến Hùng. Bạn có thể tham khảo kênh tiktok Nguyễn Tiến Hùng để nghe những lời khuyên, góp ý, chia sẻ sâu sắc về kinh doanh thực chiến.
Kênh Tiktok hữu ích của anh Nguyễn Tiến Hùng
Xem ngay tại: https://www.tiktok.com/@nguyentienhung_29
Nhìn chung, việc bắt đầu kinh doanh sẽ có những khó khăn và trở ngại nhất định. Tuy nhiên, không gì là không thể nếu bạn sẵn sàng tiến bước về phía trước. Hãy theo dõi ngay kênh Nguyễn Tiến Hùng- Founder Hùng Việt Food để tham khảo nhiều thông tin kiến thức kinh doanh hữu ích.
Xem thêm: Các thuật ngữ về mô hình kinh doanh, phương pháp quản trị