5 điều kỳ thú về loài lợn biển khổng lồ

HỒNG HẠNH

  –  

Thứ hai, 27/07/2020 14:20 (GMT+7)

Lợn biển là loài động vật có vú khổng lồ, chậm chạp, hiền lành và sống ở dưới nước, theo PBS. Dưới đây là 5 điều kỳ thú về loài động vật được mệnh danh đáng yêu nhất đại dương.

5 điều kỳ thú về loài lợn biển khổng lồLợn biển là loài động vật có vú hiền lành và chậm chạp. Ảnh: AFP

Môi trường sống

Lợn biển có 3 loài: Lợn biển Amazon, lợn biển Mỹ (lợn biển Tây Ấn Độ) và lợn biển Châu Phi. Tên của chúng được đặt theo khu vực sinh sống.

Lợn biển Mỹ sống ở miền Nam và Đông nước Mỹ. Lợn biển Châu Phi sống ở các bờ biển dọc phía tây Châu Phi. Lợn biển Amazon sống trong môi trường nước ngọt của lưu vực sông Amazon ở Brazil, Peru, Colombia, Ecuador, Guyana và Venezuela.

Thức ăn

Lợn biển là loài động vật ăn cỏ, đặc biệt là cỏ biển. Với vẻ bề ngoài mập mạp, chậm chạp, giống như loài bò trên đất liền nên chúng có tên gọi trong tiếng anh là “Sea cow”.

Mỗi con lợn biển trung bình nặng khoảng 453,6 kilogam. Chúng dành khoảng 7 giờ mỗi ngày cho việc ăn và ăn khoảng 7-15% trọng lượng cơ thể. Đối với con lợn biển có kích thước trung bình nó sẽ ăn khoảng 68 kilogam thực vật mỗi ngày.

Lợn biển mọc răng cả đời

Vì lợn biển dành nhiều thời gian trong ngày ăn thực vật thủy sinh chứa những hạt cát nhỏ li ti, dẫn đến răng bị mòn. Cuối cùng, những chiếc răng đó cũng rụng và lại mọc răng mới. Chúng liên tục mọc răng hàm ở khóe miệng.

Hàm răng của lợn biển không dùng để tấn công hoặc gây hại đối với con người.

Lợn biển sử dụng dòng điện của nhà máy để giữ ấm

Là động vật có vú nên cần môi trường ôn đới để tồn tại qua mùa đông. Mặc dù có cân nặng khổng lồ nhưng những con lợn biển đực không có một lớp lông tơ dày như cá voi để giữ ấm. Khi nhiệt độ dưới nước giảm xuống dưới 20 độ C, lợn biển sẽ tìm kiếm nhiệt độ cao hơn.

Trước đây, lợn biển thường tìm đến suối nước ấm, tuy nhiên, hiện nay đa số chúng lại tìm đến những nơi nước ấm ở nhà máy điện.

Lợn biển điều chỉnh độ nổi bằng phổi

Phổi của lợn biển chạy dọc theo xương sống, giống như một cái “bể nổi” chạy dọc theo sống lưng. Với việc sử dụng cơ lồng ngực, chúng có thể nén thể tích phổi nên có thể tự nổi.

Ngay cả khi ngủ, chúng cũng dùng cơ chế này để tự nổi và thở, sau đó lại tự lặn xuống mặt nước.