5 dàn ý biểu cảm về dòng sông lam – Bài Giảng Miễn Phí 2022
5 dàn ý biểu cảm về dòng sông lam
Dàn ý số 1 1. Mở bài: Giới thiệu con sông. Quê hương em thật tươi đẹp với những cảnh vật nên thơ. Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dòng sông quê em. …
Published on:
Dàn ý số 1
1. Mở bài: Giới thiệu con sông.
Quê hương em thật tươi đẹp với những cảnh vật nên thơ.
Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dòng sông quê em.
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi ghé thăm ngôi làng của em nó chảy êm ả, dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nhìn làn nước trong xanh của nó.
Dọc hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát.
Xa xa, khuất sau rặng tre xanh đầu làng là những cánh đồng lúa vàng tươi, mênh mông, bát ngát thẳng cánh cò bay.
a) Tả chi tiết:
Buổi sáng:
Bầu trời trong xanh, cao vời vợi.
Những đám mây trắng như bông trôi bồng bềnh, nhè nhẹ.
Con sông mới ấm áp và hiền hòa làm sao!
Nước sông trong vắt có thể nhìn xuống tận đáy sông.
Mặt sông phẳng lì như một chiếc gương soi.
Từng đoàn thuyền đánh cá bắt đầu giương buồm, thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vang lên làm xua tan mệt mỏi.
Buổi trưa:
Những buổi trưa hè oi ả mặt sông nhuộm một vàng của nắng.
Nước sông ánh lên, lóe lên bóng nhẫy.
Một làn gió nhẹ thoáng qua, những rặng tre khẽ đu đưa như thì thầm với chị gió
Các cô bé, cậu bé rủ nhau ra sông tắm. Chúng lặn hụp, vùng vẫy, đùa giỡn thỏa thích cùng nhau.
Dòng sông ôm chúng chúng vào lòng, vui cười, đùa nghịch với chúng.
Sông dịu hiền như người mẹ đang nâng niu, săn sóc đàn con thơ ngây yêu dấu của mình.
Buổi chiều:
Khi ông mặt trời đã bắt đầu khuất sau lũy tre xanh đầu làng, dòng sông trở nên dịu mát.
Hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con vây quanh những thúng cá to đầy ắp.
Buổi tối:
Khi ông trăng tròn vằng vặc treo lơ lửng trên ngọn tre soi bóng xuống mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh.
Dòng sông được ánh trăng chiếu xuống như khoác một chiếc áo dát bạc.
Trăng tỏa sáng đôi bờ sông, soi rõ từng khuôn mặt.
Một số người chèo thuyền ra giữa sông hóng gió, ngắm trăng.
3. Kết bài:
Dòng sông quê hương – dòng sông kỉ niệm như người mẹ hiền của em.
Dù có đi đâu xa, em vẫn nhớ mãi về dòng sông quê em.
Dàn ý số 2
Mở bài
Nêu hoàn cảnh và tình cảm của em về con sông quê hương.
Thân bài:
– Trong tâm trí luôn in đậm hình bóng con sông:
+ Yêu vẻ đẹp của nó: con sông nằm bên kia rặng tre chân đê, uốn lượn mềm mại, màu nước thay đổi theo mùa.
+ Yêu quý con sông vì nó đã làm nên bãi bồi màu mỡ, cung cấp nước, nguồn lợi thuỷ sản.
– Em nhớ da diết những kỉ niệm trên dòng sông quê hương nơi em cùng bạn bè tắm mát hằng ngày
– Nay về thăm quê, em thấy buồn day dứt vì dòng sông bị ô nhiễm, không còn đẹp như trước nữa.
Kết bài:
Những suy nghĩ của em về trách nhiệm để giữ gìn cho dòng sông quê thêm đẹp, phải biết trân trọng và giữ gìn nét đẹp mà thiên nhiên ban tặng.
Dàn ý số 3
I.Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về dòng sông quê hương em
“Suốt cả đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê…” Những câu hát của ca sĩ Anh Thơ vẫn luôn gợi nhắc cho tôi về hình ảnh con sông quê hương mình. Dù là mùa nào, khi nào, con sông trong lòng toi cũng đẹp một cách lạ thường.
II. Thân bài
1. Miêu tả khái quát
Con sông được người lớn kể lại là của một vị trạng nguyên đào ra cho làng, là sự khởi đầu của truyền thống hiếu học nơi này.
Vị trí: con sông là ranh giới tự nhiên phân chia làng tôi và làng bên cạnh.
Nhìn từ cao xuống, con sông như một dải lụa xanh ngọc, tươi mát bao quanh, ôm lấy ngôi làng nhỏ bé của chúng tôi.
2. Miêu tả chi tiết
Nước sông lúc nào cũng trong xanh nhưng mỗi mùa trong năm, thậm chí mỗi thời điểm trong ngày lại có những màu sắc khác nhau.
Mùa xuân, nước sông xanh màu xanh ngọc được tô điểm bởi màu trắng và hương hoa bưởi thơm dìu dịu. Mùa hạ, sông khoác trên mình chiếc áo màu xanh thẫm. Nước sông dường như cũng sôi động, tô điểm bởi sắc đỏ tươi của cây phượng đầu làng. Mùa thu nước sông trong vắt, êm dịu trong khi mùa đông lại hơi xanh đục, phẳng lặng.
Hai bên bờ là những con đường uốn lượn nhịp nhàng và những hàng cây xanh tươi đầy sức sống. Những hàng liễu duyên dáng thả mái tóc thướt tha, soi mình xuống chiếc gương tự nhiên. Những hàng cỏ ở đây cũng tươi tốt và xanh mơn mởn.
Dưới lòng sông là cuộc sống rất phong phú của những sinh vật dưới nước. Những chú cá nhỏ thỉnh thoảng quẫy nước, nhảy lên để thấy ánh mặt trời.
Những cánh béo lục bình lênh đênh trên mặt nước. Màu tím nhạt trên màu xanh lam làm nên sự giản dị mà bình yên đến lạ kì của quê hương.
3. Các hoạt động ở sông
Những cây đa, bến nước đã trở thành chốn gặp gỡ của những chàng trai, cô gái trong làng để nói chuyện, tìm hiểu nhau.
Những công việc giặt giũ, sinh hoạt của những dì, những mẹ cũng thường diễn ra ở đây.
Những nhịp cầu nhỏ dựng bằng tre lứa đã kết nối mọi người gần nhau hơn, sự giao lưu và trao đổi thuận tiện hơn.
Những buổi sáng, tiếng hò của những bác thuyền chài gõ mái chèo lại vang vọng không gian, là âm thanh không thể thiếu của làng quê trong trí óc tôi.
Lũ trẻ chúng tôi đã để một phần tuổi thơ ở con nước này. Là những buổi chúng tôi được tập bơi, bụng uống đầy nước đến khi biết bơi, biết trêu đùa nhau, biết giúp đỡ nhau khi có đứa bị chuột rút khi bơi, … Chúng tôi lớn lên từng ngày dưới dòng nước trong xanh ấy.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ, suy ngẫm của bản thân về dòng sông quê hương em
Dàn ý số 4
I.Mở bài:
Giới thiệu về dòng sông mà bạn định tả:
-dòng sông đó là dòng sống nào, ở đâu?
Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?
II. Thân bài:
-Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.
-Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên ( nếu có )
Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, ( tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,…) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú…),…
-Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,…
III. Kết bài
Dàn ý số 5
1, Mở bài tả dòng sông
Giới thiệu dòng sông em định tả: Tên gì? ở đâu?
2, Thân bài tả con sông quê hương
Tả bao quát
– Nhìn từ xa dòng sông như một con trăn khổng lồ, dài ngoằn nghèo.
– Dòng sông nằm giữa một bên là dân làng, một bên là cánh đồng lúa.
– Mặt sông rộng tầm 6 mét.
Tả chi tiết
– Ban ngày:
+ Nước sông thay đổi tùy theo sự thay đổi của sắc trời: xanh ngắt khi mặt trời lên cao, đỏ rực lúc chiều tà.
+ Cá ở sông nhiều vô kể, nuôi sống dân làng tôi từ bao đời nay
+ Gió thổi nhè nhẹ làm những bông sen trên sông đung đưa, đưa hương sen tỏa khắp làng.
+ Ở bến sông lúc nào cũng có sẵn khoảng 3,4 con thuyền chờ đưa bà con qua sông.
+ Cứ chiều tối là lại có nhóm trẻ con tụ tập bơi lội.
– Ban đêm:
+ Những đêm trăng đẹp, dòng sông mang vẻ huyền ảo của những câu chuyện thần thoại.
+ Những đôi nam nữ hẹn hò thường chọn sông làm nơi chứng dám cho tình yêu.
+ Vang vọng tiếng kẻng của những con thuyền kéo cá tôm buổi khuya.
Kể một kỉ niệm với dòng sông
Hồi bé tôi rất thích hái sen nhưng vì bận nên ra sông muộn, lũ trẻ con trong làng đã hái hết. Tôi đã khóc rất nhiều. Vậy mà hình như dòng sông hiểu, để lộ ra bông sen cuối cùng bị lá che mất, dành tặng riêng cho tôi.
3, Kết bài
Cảm nghĩ về dòng sông.
Recent Posts
- Giáo án bài vần uê uy môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
- Giáo án bài vần oai oay oac môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
- Giáo án bài vần oat oan oang môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
- Giáo án bài Thực hành âm vần môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
- Giáo án bài Ôn tập chủ đề ngàn hoa khoe sắc môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
Previous
Lập Dàn Ý Tả Cây Bưởi Lớp 3