5 cách làm trà vải đơn giản tại nhà, ngon chuẩn vị quán – Vua Nệm

Trong những ngày hè oi bức, còn gì tuyệt hơn khi được thưởng thức một ly trà vải mát lạnh, có vị ngọt thanh tự nhiên của vải, hòa quyện cùng với hương trà nhẹ nhàng. Cách làm trà vải cũng cực kỳ đơn giản. Chính vì vậy, thay vì thưởng thức trà vải tại hàng quán, 5 cách pha trà vải sau đây sẽ giúp bạn có thể chế biến món nước thơm ngon, khó cưỡng này ngay tại nhà mình. 

1. Hướng cách làm vải ngâm đường tại nhà

Vải ngâm đường là một nguyên liệu quan trọng, giúp bạn hoàn thành thức uống này một cách chuẩn vị, thơm ngon nhất. Bạn có thể mua vải ngâm đường tại các cửa hàng, siêu thị hoặc có thể tận tay chế biến nguyên liệu này theo hướng dẫn sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Vải tươi: 1 kg

  • Đường: 400 g

  • Muối ăn: 1/4 muỗng cà phê

  • Nước lọc

Lưu ý khi chọn vải:

  • Vải chín và ngon nhất thường sẽ có vỏ màu đỏ hồng, khi dùng tay nắn bạn sẽ thấy quả hơi mềm và có độ đàn hồi. Những quả vải hư thường có vỏ đã ngả sang màu nâu, khô, xuất hiện các vết nứt và chảy nước.

  • Bạn nên chọn quả có mùi thơm nhẹ vì đây là quả tươi. Nếu có mùi lạ, chẳng hạn như mùi lên men thì đây là những quả cũ hoặc bị úng.

  • Bạn nên chọn quả vải có gai nhẵn, vì gai nhọn nhiều thì có thể là vải còn xanh, khi ăn sẽ chua.

cách làm trà vải

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn cho 0.5 lít nước vào nồi rồi đun với lửa lớn. Đến khi nước sôi, bạn cho 400g đường và 1/4 muỗng cà phê muối vào nồi rồi khuấy cho tan ra. Sau đó, tắt bếp và để cho nước nguội dần.

  • Bước 2: Dùng kéo/dao cắt cuống vải đi rồi rửa sạch. Tiếp theo bạn đun sôi 1 nồi nước, rồi cho vải vào nồi chần sơ qua trong vòng 2 phút. Sau đó, hãy vớt quả vải ra rồi thả vào một chậu nước đá để ngâm như vậy khoảng 10 phút.

  • Bước 3: Sau khi ngâm xong, hãy vớt vải ra rồi bóc bỏ vỏ. 

  • Bước 4: Bạn lấy dao mũi nhọn luồn lách xung quanh phần núm vải để lấy hạt ra ngoài và giữ cho quả vải không nát. Để đơn giản hơn, bạn có thể dùng dao tách đôi phần cùi của vải ra, rồi sau đó loại bỏ hạt là xong.

  • Bước 5: Lấy phần vải đã bỏ hạt cho vào nước đá để ngâm trong vòng 10 phút. Sau đó vớt vải ra rổ và để ráo nước.

  • Bước 6: Bạn cho toàn bộ phần cùi vải vào một bình thủy tinh sạch, rồi cho nước đường đã nguội vào đến khi ngập vải. Sau đó, đậy nắp và để bình trong ngăn mát tủ lạnh. Khoảng 2 ngày sau bạn có thể lấy vải ra để pha chế.

2. Cách làm trà vải đơn giản nhất

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Quả vải ngâm đường: 5-7 quả

  • Hồng trà (trà đen): 3g 

  • Nước cốt chanh: 10 ml

  • Lá bạc hà: Một vài lá

  • Sả cắt nhỏ: Một ít

  • Đường: 100g

  • Đá viên

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho trà vào bình và ủ với nước sôi trong khoảng 10 phút, sau đó để nguội. 

  • Bước 2: Cho vào ly 100g đường, 300ml nước và khuấy đều đến đường hòa tan hết. 

  • Bước 3: Tiếp theo, bạn cho 1/3 lượng nước đường đã hòa tan vào bình lắc pha chế và cho thêm 80ml nước trà đã pha, 10ml nước cốt chanh cùng với một ít sả cắt nhỏ, đá viên và vải ngâm đường vào rồi lắc đều. (Nếu không có bình lắc bạn có thể dùng muỗng khuấy).

  • Bước 4: Cuối cùng, cho phần hỗn hợp trên rót ra ly, cho vài lá bạc hà tươi lên trên là hoàn thành, bạn có thể thưởng thức luôn.

làm trà vải

3. Cách pha trà vải cam sả

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Hồng trà (trà đen)/trà ô Long: 1 gói túi lọc 

  • Vải ngâm đường: 5 quả

  • Cam tươi: 2 lát 

  • Sả tươi: 1 củ

  • Nước đường: 15ml

  • Đá viên

  • Muối ăn

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho 1 gói túi lọc trà, 1 ít sản tươi đập dập vào ly rồi cho 130ml nước sôi vào để ủ trà khoảng 5 – 10 phút.

  • Bước 2: Sau đó bạn vớt túi trà và sả ra, rồi cho 1 chút xíu muối ăn vào nước trà sả này với lượng muối bằng đầu đũa.

  • Bước 3: Tiếp theo, bạn cho 130ml nước trà sả đã pha vào ly cùng với 15ml nước đường, 20ml nước vải ngâm đường rồi khuấy đều lên.

  • Bước 4: Lấy một cái ly khác, cho 1 lát cam tươi cho vào và dằm cam để lấy nước, rồi cho phần nước cam này vào hỗn hợp vừa pha chế (ở bước 3).

  • Bước 5: Bạn trang trí ở trên 1 lát cam, 2 quả vải ngâm (có thể cắt nhỏ thành 4 miếng) cùng với 2 lát sả cắt xéo là xong thành phẩm.

cách làm trà vải tại nhà

4. Cách làm trà vải dưa hấu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Dưa hấu: 200g 

  • Trái vải tươi: 200g 

  • Trà xanh (lục trà): 1 gói túi lọc

  • Đá viên

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho 1 gói trà vào ly và đổ 120ml nước sôi vào, để ủ trong vòng 5 – 7 phút rồi vớt túi trà ra để cho nước trà nguội dần.

  • Bước 2: Tiếp theo, bạn gọt bỏ vỏ dưa hấu (nhớ để lại 1 lát để trang trí), sau đó bạn bỏ hạt và cắt dưa hấu thành những miếng nhỏ. 

  • Bước 3: Bỏ vỏ và hạt của vải, rồi cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn vải ra.

  • Bước 4: Cho phần vải xay nhuyễn ra ly. Sau đó tiếp tục cho vào máy xay sinh tố dưa hấu cắt nhỏ, nước cốt trà, đá viên đập nhỏ rồi xay nhuyễn và đổ ra ly khác.

  • Bước 5: Bạn lọc lần lượt 2 hỗn hợp đã xay qua rây lọc, làm như vậy giúp hạn chế cặn trong nước uống.

  • Bước 6: Đổ nước vải xay vào khoảng một phần tư của ly uống, phần ly còn lại là hỗn hợp trà dưa hấu, sau đó trang trí lên trên với 1 lát dưa hấu là hoàn thành.

cách nấu trà vải

5. Cách pha trà vải hoa hồng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Vải ngâm đường: 6 – 8 trái

  • Nụ hoa hồng khô: 30g 

  • Trà hoa hồng: 1 gói túi lọc

  • Siro hoa hồng: 150ml

  • Lá bạc hà: 1 ít

  • Nước đường: 50ml 

  • Nước cốt chanh: 50ml (ưu tiên chanh vàng)

  • Đá viên

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho 30g nụ hoa hồng khô vào 600ml nước rồi đun sôi với lửa vừa trong vòng 15 phút, đợi cho đến khi nước có màu hồng nhạt thì tắt bếp đi.

Bước 2: Tiếp theo, bạn cho vào bình 1 túi lọc trà hoa hồng và rót nước hoa hồng đã nấu vào. Để ủ như vậy trong khoảng 3 phút rồi lấy túi trà ra.

Bước 3: Cho vào bình trên 150ml siro hoa hồng cùng với 50ml nước vải ngâm đường, 50ml nước đường và 50ml nước cốt chanh vào rồi khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan vào nhau.

Bước 4: Cho 4 – 5 quả vải ngâm đường vào ly rồi rót hỗn hợp trà vừa pha vào, cho thêm một ít đá viên.

Bước 5: Trang trí trên ly 2 – 3 trái vải cùng một ít lá bạc hà là bạn đã có thể thưởng thức một ly trà vải hoa hồng không chỉ ngon mà còn vô cùng hấp dẫn rồi nhé.

6. Cách làm trà vải hạt chia

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Vải ngâm đường: 2 trái

  • Hạt chia: 30g (1 muỗng cà phê)

  • Lục trà/hồng trà: 2 gói túi lọc

  • Nước đường: 10ml 

  • Nước cốt chanh: 5ml

  • Đá viên

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho 2 gói trà vào ly và đổ 400ml nước sôi vào, để ủ trà trong khoảng 5 – 7 phút rồi vớt túi trà ra để cho nước trà nguội dần.

  • Bước 2: Cho 30g hạt chia vào nước ấm rồi ngâm trong khoảng 2 phút để hạt chia nở đều hết.

  • Bước 3: Cho 15ml nước đường ngâm vải, 10ml nước đường, 5ml nước cốt chanh và hạt chia đã nở vào ly nước cốt trà rồi khuấy đều lên.

  • Bước 4:  Cuối cùng, bạn cho vào ly một ít đá viên và 2 quả vải ngâm đường là xong.

cách ngâm trà vải

Lưu ý: Các nguyên liệu còn dư hãy bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng cho lần sau nhé!

7. Tác dụng của trà vải đối với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng trà vải

Trà vải chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích dành cho sức khỏe như là:

7.1. Công dụng của trà vải 

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong trà vải có nhiều vitamin C giúp cơ thể sản xuất nhiều tế bào bạch cầu, nhờ đó tăng cường đề kháng, bảo vệ chúng ta khỏi những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus.

Tốt cho tim mạch

Lượng kali dồi dào trong quả vải có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe hệ tim mạch, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh về huyết áp và xơ vữa động mạch ở người lớn tuổi. 

Phòng chống táo bón

Chất xơ trong quả vải có thể giúp kích thích hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, uống trà vải sẽ có lợi cho những ai có chức năng ruột kém, bị táo bón thường xuyên.

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Quả vải có chứa một lượng lớn vitamin C, các hợp chất phenolic. Những dưỡng chất này giúp phòng chống sự phá huỷ của các tế bào do các hóa chất độc hại, chất ô nhiễm cùng với sự tấn công của các gốc tự do là nguyên nhân dẫn đến ung thư cùng với viêm khớp, bệnh tim. 

trà vải có tốt không

Giúp xương chắc khỏe

Quả vải chứa nhiều Photpho, Magie. Đây là những khoáng chất tốt cho xương khớp, giúp xương chắc khỏe, hoạt động linh hoạt hơn. 

Ngoài ra, với lượng vitamin C dồi dào, trà vải còn giúp làn da chị em phụ nữ thêm tươi trẻ, căng tràn sức sống.

7.2. Lưu ý khi sử dụng trà vải

Mặc dù là thức uống hấp dẫn, tươi mát, nhưng để tránh những tác hại không mong muốn khi uống trà vải bạn cũng cần chú ý những điều sau:

  • Đối với người bình thường không nên dùng quá 10 quả vải, đối với phụ nữ mang thai và trẻ em thì không nên dùng quá 4 quả trong một lần thưởng thức trà vải. Nếu dùng quá nhiều bạn sẽ có thể bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, hoặc dẫn đến ngộ độc, buồn nôn, chóng mặt.

  • Không sử dụng quả vải còn xanh để pha chế trà.

  • Người mắc bệnh đái tháo đường nên hạn chế uống trà vải. Bởi vì, phần cùi quả vải chứa nhiều đường glucoza, nếu bạn ăn quá nhiều vải trong một lúc sẽ khiến lượng lớn đường glucoza vào máu tăng đột biến, có thể dẫn đến tăng đường huyết nhanh, gây bất lợi cho bệnh tiểu đường.

  • Nếu cơ thể bạn dễ bị dị ứng cũng nên hạn chế uống món trà này, vì khi dùng quá nhiều vải có thể gây rối loạn chuyển hóa đường, từ đó gây phát sinh các triệu chứng dị ứng.

  • Vải vốn là loại quả có tính nóng, vì thế nếu bạn đang sốt hay nổi mụn nhọt thì nên cân nhắc trước khi uống trà vải.

>> Xem thêm: 

Như vậy, bài viết đã chia sẻ cho bạn 5 cách làm trà vải với các hương vị, nguyên liệu khác nhau mà đều vô cùng đơn giản. Chúc bạn thực hiện thành công và thưởng thức ngon miệng!