5 Kỹ Năng Cần Có Của Một Kỹ Sư Dầu Khí Và Cơ Hội Việc Làm

Trên thế giới và ở Việt Nam hiện tại, công việc của kỹ sư dầu khí có thể mang lại thu nhập từ hàng ngàn, cho đến chục ngàn USD. Chính vì thế, có thể nói rằng đây là một hot Job, một công việc lý tưởng cho những bạn trẻ thời nay.

Và để các bạn có thêm những thông tin chi tiết về công việc này, hãy cùng muaban.net khám phá về khái niệm kỹ sư dầu khí, lộ trình đào tạo kỹ sư, cùng cơ hội việc làm trong bài viết sau.

Kỹ sư dầu khíKỹ sư dầu khí

Khái niệm kỹ sư dầu khí

Hiểu một cách đơn giản rằng, kỹ sư dầu khí là những người xác định vị trí của các bể chứa khí đốt, khí thiên nhiên bên dưới bề mặt trái đất, để rồi xác định, tính toán xem nỗ lực khai thác sản phẩm thô có thực sự xứng đáng với thời gian và tiền bạc bỏ ra hay không.

Về cơ bản, công việc của các kỹ sư dầu khí là giám sát hoạt động khoan cũng như giải quyết bất kỳ vấn đề có liên quan đến máy móc, hay quá trình vận hành. Họ quyết định sẽ làm gì để giải quyết một hoạt động chưa hiệu quả. Và đồng thời họ cũng nghiên cứu, phát triển thêm các công cụ, kỹ thuật khoan mới . Từ đó, tìm cách mới hơn, hiện đại hơn để khai thác dầu khí.

Kỹ sư dầu khíKỹ sư dầu khí

Kỹ năng cần thiết của một kỹ sư cơ khí

Để sở thành kỹ sư dầu khí, bạn cần phát triển những kỹ năng như:

Kỹ năng phân tích

Là một kỹ sư dầu khí, yêu cầu về khả năng biên dịch cũng như am hiểu được lượng lớn thông tin, kiến thức cũng như dữ liệu kỹ thuật,… để có những đánh giá, phân tích cụ thể, đảm bảo các cơ sở vận hành một cách an toàn và hiệu quả.

Sáng tạo

Nhìn chung, với mỗi địa điểm khoan mới đặt ra những thách thức mới. Chính vì thế, một kỹ sư dầu khí bạn cần có sự sáng tạo, để có thể áp dụng vào những địa hình cụ thể. Bên cạnh đó, còn là sự sáng tạo về nghiên cứu và phát triển máy móc, công nghệ, công tác vận hành,…

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, và đối với một kỹ sư dầu khí nó còn quan trọng hơn nhiều lần. Làm việc trong môi trường chuyên biệt, các kỹ sư dầu khí có thể sẽ làm việc với rất nhiều người, từ chuyên gia trong nước đến chuyên gia nước ngoài, do đó, cần phải giao tiếp để đảm bảo được dự án vận hành một cách trơn tru, có hiệu quả.

Kỹ sư dầu khíKỹ sư dầu khí

Kỹ năng toán học

Chắc chắn rồi, đã gọi là kỹ sư, thì luôn luôn yêu cầu về tư duy toán học rất cao. Và để theo đuổi ước mơ trở thành kỹ sư dầu khí bạn cần phải giỏi toán, lý để có thể phân tích, thiết kế, cân đo, đong đếm chi phí, sản lượng dầu khí,….

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ sư dầu khí là người sẽ tìm ra các vấn đề nhanh chóng và giải quyết chúng dứt điểm. Chính vì thế, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là một kỹ năng quan trọng trên con đường của các kỹ sư dầu khí.

Kỹ sư dầu khí có thể làm những công việc gì?

Hầu như, các kỹ sư Dầu khí luôn tham gia vào tất cả các giai đoạn khai thác như: đánh giá, phát triển và khai thác mỏ dầu khí. Họ là người thiết kế và lên kế hoạch các phương pháp khai thác từ các mỏ dưới bề mặt Trái đất.

Và đế bạn có thể hình dung rõ nét hơn về công việc này, thì bạn có thể tham khảo các hoạt động sau:

  • Thiết kế thiết bị, máy móc để khai thác dầu khí

  • Xây dựng kế hoạch khai thác các mỏ dầu khí.

  • Đảm bảo rằng thiết bị khai thác mỏ dầu được lắp đặt, vận hành cũng như bảo trì đúng cách để tăng tuổi thọ cho chúng.

  • Đánh giá về sản lượng khai thác thông qua khảo sát, phân tích và thử nghiệm,…

Dưới đây là các vị trí cụ thể, ứng với các hoạt động cụ thể của kỹ sư:

Kỹ sư khoan và hoàn thiện

Là một kỹ sư khoan và hoàn thiện, công việc của bạn là lập kế hoạch thực hiện các chương trình khoan, hoàn thiện đối với tất cả các loại giếng.

Kỹ sư sản xuất

Là một kỹ sư sản xuất, bạn cần đánh giá các phương pháp nhân tạo, thử nghiệm và phát triển hệ thống máy móc trên bề mặt để tách nước, dầu và khí.

Kỹ sư sản xuất cũng sẽ có đánh giá, phân tích và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của từng giếng riêng lẻ.

Kỹ sư hồ chứa

Là một kỹ sư hồ chứa, công việc của bạn là thực hiện các nghiên cứu nhằm để xác định kế hoạch cho việc khai thác các hồ chứa khí và dầu.

Công việc có thể bao gồm: bố trí giếng, phát triển mỏ và các kỹ thuật thu hồi dầu, đẩy mạnh tốc độ sản xuất và nghiên cứu dụng cụ bơm thích hợp.  

Kỹ sư Subsurface

Là một kỹ sư Subsurface, việc của bạn là cần lựa chọn các thiết bị, máy móc phù hợp nhất cho môi trường dưới lòng đất

Sau đó, kỹ sư bề mặt sẽ giám sát và tùy chỉnh thiết bị và đảm bảo các bể chứa và giếng được sản xuất ổn định trong điều kiện lý tưởng.

Kỹ sư dầu khí 3Kỹ sư dầu khí 3

Kỹ sư dầu khí học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?

Để biến ước mơ trở thành kỹ sư dầu khí trở thành sự thật, các sỹ tử có thể nộp hồ sơ vào trường Đại học Dầu khí Việt Nam, ngôi trường có chất lượng đào tạo kỹ sư dầu khí hàng đầu nước ta trong bối cảnh hiện tại.

Kỹ sư dầu khí 6Kỹ sư dầu khí 6

Theo một thông báo gần đây, Đại học Dầu khí Việt Nam thông tin về tuyển sinh năm 2022, với khoảng 145 chỉ tiêu. Và ngưỡng đảm bảo đạt chất lượng đầu vào của trường là 15 điểm. Tuy nhiên, điểm chuẩn chính thức sẽ được trường công bố vào ngày 16/9.

Và để giúp các bạn có thêm thông tin về công tác tuyển sinh của trường, dưới đây là kết quả điểm chuẩn năm 2021, bạn có thể tham khảo qua.

  • Ngành Kỹ thuật hoá học: 21 điểm- Tổ hợp A00; D07

  • Ngành Kỹ thuật dầu khí: 21 điểm- Tổ hợp A00; D07

  • Ngành kỹ thuật địa chất: 21 điểm- Tổ hợp A00; D07

Qua đây, chắc hẳn bạn đã biết được Kỹ sư dầu khí học ngành gì? để nộp hồ sơ xét tuyển rồi đúng không nào?

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật dầu khí

Khi vào theo học ngành kỹ sư dầu khí, các sinh viên sẽ được đào tạo theo lộ trình như sau:

Năm thứ 1

Học kì I

  •  Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin

  •  Giải tích

  •  Cơ sở kỹ thuật 1 (Vẽ kỹ thuật) + lab

  •  Hóa đại cương 1

  •  TN hóa đại cương 1

  •  Vật lý đại cương 1 (+ lab)

  •  Nhập môn dầu khí

  •  GDTC 1

Học kì II

  • Tiếng Anh 1

  • Đường lối CM của ĐCS VN

  • Giải tích 2

  • Kiến tập định hướng nghề nghiệp

  • Cơ sở kỹ thuật 2 (Tin học) + lab

  • Vật lý đại cương 2 (+ lab)

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh

  • GDTC 2

  • Giáo dục quốc phòng – an ninh

Năm thứ 2

Học kì I

  • Tiếng Anh 2

  • Giải tích 3

  • Cơ lý thuyết

  • Nhiệt động lực học

  • Địa chất đại cương

  • Hệ thống khoan dầu khí (+lab)

  • Kỹ năng nghề nghiệp

  • Tự chọn 1

  • GDTC 3

Học kì II

  • Tiếng Anh 3

  • Phương trình vi phân

  • Sức bền vật liệu (+ lab)

  • Vật lý vỉa

  • Quá trình vận chuyển chất lưu trong hệ thống khai thác dầu khí

  • Điện – điện tử (+ lab)

  • Tự chọn 2

  • Thực tập nghề nghiệp

Năm thứ 3

Học kì I

  • Tiếng Anh 4

  • Phương pháp số trong kỹ thuật dầu khí

  • Chất lưu vỉa dầu khí

  • Địa chất dầu khí

  • Địa cơ học

  • Hệ thống khai thác dầu khí (+ lab)

  • Đồ án chuyên ngành 1

  • Tự chọn 3

Học kì II

  • Đánh giá thành hệ

  • Công nghệ mỏ (+ lab)

  • Thử vỉa

  • Kỹ thuật khoan

  • Kinh tế dầu khí

  • An toàn lao động và bảo vệ môi trường

  • Tự chọn 4

  • Thực tập nghề nghiệp

Năm thứ 4

Học kì I

  • Mô phỏng vỉa

  • Mô hình hóa mỏ tích hợp

  • Kỹ thuật khai thác dầu khí

  • Đánh giá dự án dầu khí

  • Thu hồi dầu tăng cường

  • Đồ án chuyên ngành 2

  • Tự chọn 5

  • Tự chọn 6

Học kì II

  • Thực tập tốt nghiệp

  •  Đồ án tốt nghiệp

Học phần tự chọn 1 – 2 – 3 – 4

  • Pháp luật Việt Nam đại cương

  • Thiết bị thủy khí

  • Kỹ thuật đo lường

  • Địa vật lý đại cương

  • Địa thống kê

  • Trầm tích học

  • Dung dịch khoan (+ lab)

  • Xi măng (+lab)

  • Hoàn thiện và kích thích giếng

  • Xử lý và vận chuyển dầu khí

  • Thiết bị khoan – khai thác & vận hành

Học phần tự chọn 5

  • Thiết kế và vận hành hiệu quả quá trình khoan

  • Những bài toán thông dụng trong kỹ thuật khai thác

  • Năng lượng và bền vững

  • Học phần tự chọn 6

  • Công nghệ khoan trong điều kiện phức tạp

  • Công nghệ khoan định hướng và vươn xa

  • Công nghệ khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam

  • Phát triển khai thác các mỏ cận biên

  • Khai thác dầu nặng

  • Công nghệ khai thác và xử lý khí

  • Sinh cát và kiểm soát cát trong khai thác dầu khí

  • Thu dọn mỏ

Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật cơ khí hiện nay

Sinh viên ngành kỹ thuật dầu khí sau khi tốt nghiệp, ra trường có thể đảm nhận một vị trí công việc như dưới đây:

  • Các kỹ sư khoan dầu khí mới ra trường làm việc tại các công trình dầu khí ngoài khơi như giàn khoan dầu khí, giàn công nghệ trung tâm,… đảm nhận vai trò điều khiển, giám sát để phát hiện sự cố ở giếng, để ứng phó nhanh

  • chóng.

  • Làm việc trong viện nghiên cứu như: viện nghiên cứu hóa chất công nghiệp, viện nghiên cứu công nghệ hóa học hoặc viện nghiên cứu riêng của công ty dầu khí.

  • Căn cứ vào thực trạng sản xuất dầu khí, đề xuất các chính sách phát triển bền vững ngành dầu khí và trở thành đơn vị tư vấn đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

  • Làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng,.. có liên quan tới ngành dầu khí.

Với sự phát triển của ngành dầu như như hiện nay, có thể tỷ lệ Việc làm của các kỹ sư dầu khí ​​sẽ tăng 3% từ năm 2018 đến năm 2028.  Ngày càng có thêm nhiều công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp vào ngành dầu khí của nước ta, và cơ hội việc làm cũng tăng với các kỹ sư dầu khí.

Kỹ sư dầu khí 8Kỹ sư dầu khí 8

Mức lương kỹ sư dầu khí

Theo một số thống kê gần đây, mức lương của kỹ sư dầu khí sau khi ra trường có thể dao động trong khoảng 500-1000 USD/tháng ( tương đối với khoảng 11- 23 triệu VND) tuỳ vào các công ty đang làm việc. Ngoài ra, nếu làm việc với những công ty nước ngoài, và là một người có kinh nghiệm trên 5 năm, mức lương có thể đạt đến cột mốc 2.000 USD( 46 triệu VND) và hơn thế nữa.

Kỹ sư dầu khí 5Kỹ sư dầu khí 5

Trên đây là các thông tin liên quan về khái niệm, lộ trình theo học đại học, cơ hội việc làm,… của kỹ sư dầu khí. Mong rằng thông qua bài viết này của Muaban.net, bạn sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ về nghề này, và có lựa chọn đúng đắn trong tương lai.

Mong rằng những thông tin trên đây mà Muaban.net cung cấp thông tin hữu ích đến bạn. Mọi thông tin cần thiết về việc làm luôn được Muaban.net cập nhật mới nhất, bạn nhớ đón xem nhé!

>>> Xem thêm: